Suy giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone T3, T4 gây ảnh hưởng đến mọi hoạt động sống của cơ thể. Vậy đâu là nguyên nhân suy giáp? Tìm hiểu ngay 6 nguyên nhân suy giáp hàng đầu trong bài viết dưới đây để có thể ngăn ngừa bệnh sớm và hiệu quả hơn. 

Bệnh tự miễn 

Bệnh tự miễn là những rối loạn trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, cũng là một nguyên nhân phổ biến gây bệnh suy giáp. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu sẽ tấn công nhầm vào các tế bào tuyến giáp khỏe mạnh, làm giảm khả năng sản xuất hormone T3, T4. Khi nồng độ hormone tuyến giáp quá thấp người bệnh sẽ có triệu chứng: Sợ lạnh, mệt mỏi, tim đập chậm,...

Benh-tu-mien-la-mot-nguyen-nhan-gay-suy-giap-thuong-gap.jpg

Bệnh tự miễn là một nguyên nhân gây suy giáp thường gặp

Phẫu thuật tuyến giáp 

Phương pháp phẫu thuật có thể thu nhỏ khối bướu nhưng có thể khiến người bệnh gặp biến chứng suy giáp phải dùng hormone thay thế suốt đời. Các trường hợp phải phẫu thuật tuyến giáp bao gồm: cường giáp, u tuyến giáp kích thước lớn và ung thư tuyến giáp. 

Bệnh tuyến giáp bẩm sinh 

Nhiều trẻ sinh ra với khiếm khuyết của tuyến giáp dẫn đến  suy giáp. Tuy nhiên, một thách thức lớn trong chẩn đoán lâm sàng là trẻ bị suy giáp sơ sinh hầu như không có triệu chứng gì khác biệt so với những trẻ bình thường. 

Thiếu hụt iot

Sự thiếu hụt iot trong bữa ăn hằng ngày là một nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh suy giáp. Iot có một vai trò quan trọng trong việc sản xuất hormone tuyến giáp, giúp tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh. Do đó, thiếu hụt iot có thể dẫn đến suy giảm chức năng tuyến giáp, lâu dài là bệnh lý suy giáp. Người bệnh có thể bổ sung iot từ hải sản, rong biển (hải tảo),... trong bữa ăn hằng ngày.

Benh-suy-giap-co-the-tien-trien-tu-viec-thieu-iot-trong-bua-an-hang-ngay.jpg

Bệnh suy giáp có thể tiến triển từ việc thiếu iot trong bữa ăn hàng ngày

Rối loạn chức năng tuyến yên 

Một khi chức năng tuyến yên bị rối loạn thì người bệnh có nguy cơ cao phải đối mặt với suy giáp bởi khi tuyến yên hoạt động kém hiệu quả sẽ gây rối loạn quá trình bài tiết hormone tuyến giáp T3, T4. Kết quả là suy giảm hoạt động tuyến giáp dẫn đến suy giáp. 

Dùng thuốc

Một số loại thuốc có thể gây tác dụng không mong muốn lên tuyến giáp, gây suy giáp. Các thuốc này bao gồm:

  • Thuốc kháng giáp: Thionamid
  • Thuốc điều trị ung thư: Interleukin-2, liệu pháp miễn dịch, thuốc xạ trị
  • Thuốc điều trị loạn nhịp tim: Amiodaron

Do đó, nếu bạn đang trong quá trình sử dụng các thuốc nói trên, hãy thăm khám định kỳ để kiểm tra chức năng tuyến giáp của bạn. 

Các phương pháp cải thiện bệnh lý suy giáp

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học hiện đại, việc điều trị bệnh suy giáp không còn là một vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, mỗi phương pháp lại có những hạn chế nhất định. Do đó người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời lựa chọn ra những phương pháp hỗ trợ thích hợp.

Sử dụng thuốc tây y để điều trị bệnh suy giáp

L-Thyroxine là thuốc đầu tay được chỉ định sử dụng cho người bệnh suy giáp với liều duy trì thường là 75-150 mcg/ ngày. Tuy nhiên, liều dùng của thuốc có thể thay đổi bởi yếu tố tuổi tác hay bệnh lý nền mà người bệnh đang mắc phải. Cụ thể là bệnh tim mạch (giảm liều), phụ nữ có thai (tăng liều). L-Thyroxine có thể làm tăng nguy cơ gây suy thượng thận trên nền bệnh nhân bị suy thận hoặc đang điều trị bằng corticoid.

Sử dụng các bài thuốc đông y điều trị bệnh suy giáp

Quan điểm y học cổ truyền cho rằng, suy giáp khởi phát từ nguyên nhân là huyết ứ, khí hư. Do đó, các bài thuốc đông y tập trung vào tác dụng kiện tỳ, bổ khí huyết. Sau đây là một số bài thuốc đông y:

  • Bài 1: Hoàng kỳ 30g, bạch truật 24g, đương quy 12g, chích thảo, sài hồ, kích thiên mỗi loại 6g, kỷ tử 9g, trần bì 3g. Sử dụng dạng sắc, uống ngày 3 lần, liên tục trong 2 tháng. 
  • Bài 2: Nhục thung dung 12g, sinh hoàng kỳ 30g, quế chi 5g, đảng sâm 20g, sơn dược 20g, tiên linh tỳ 12g, bạch thược 16g, xích thược 12g (sao), bổ cốt chỉ 12g, bạch linh 20g, trạch tả 20g, đương quy 12g, đơn sâm 12g, chế phụ phiến 10g (sắc trước), quy bản 20g (sắc trước), lộc giác sương 20g (sắc trước). Đun sắc với khoảng 500ml nước. Ngày uống 1 thang, chia đều 2-3 lần.

Sử dụng thảo dược để hỗ trợ điều trị bệnh suy giáp

Có thể thấy rằng, điều trị suy giáp bằng thuốc tây y hay các bài thuốc đông y đều có nhất bất cập nhất định. Các thuốc tây y thường gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, còn các bài thuốc đông y tuy lành tính nhưng việc chế biến vẫn còn cầu kỳ, mất nhiều thời gian và công sức của người bệnh. Do đó, sự ra đời của sản phẩm thảo dược giúp giải quyết đồng thời cả hai bất cập của phương pháp tây y và đông y: sử dụng tiện lợi, dễ dàng, an toàn và hiệu quả. Và tiêu biểu trong đó là sản phẩm có thành phần chính là hải tảo. Hải tảo từ lâu đã được biết đến với tác dụng cải thiện hệ miễn dịch tuyến giáp, giảm nhẹ các triệu chứng do suy giáp gây ra như mệt mỏi, khó chịu, mất ngủ, chậm nhịp tim,...

Hai-tao-Vi-thuoc-giup-cai-thien-benh-suy-giap-hieu-qua.jpg

Hải tảo - Vị thuốc giúp cải thiện bệnh suy giáp hiệu quả

Hải tảo cùng với các dược liệu thiên nhiên khác có đem đến cơ chế tác dụng 3 trong 1 đối với người bị suy giáp:

  • Lá neem, hải tảo, kali iodid giúp điều hòa nồng độ hormone T3, T4, nâng cao sức đề kháng tuyến giáp.
  • Khổ sâm nam, hải tảo, magnesi có tác dụng thu gọn kích thước khối bướu tuyến giáp.
  • Bán biên liên, hải tảo giúp cải thiện triệu chứng bệnh tuyến giáp, điều hòa thân nhiệt, tăng sức đề kháng, cải thiện tình trạng da, tóc, ổn định huyết áp và nhịp tim…

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây suy giáp, tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể ngăn ngừa nguyên nhân cũng như dự phòng bệnh bằng cách tuân thủ chỉ định y khoa kết hợp dùng viên thảo dược chứa thành phần chính là hải tảo mỗi ngày bạn nhé!

Link tham khảo:

https://www.healthline.com/health/hypothyroidism-primary

https://www.medicalnewstoday.com/articles/163729

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hypothyroidism/symptoms-causes/syc-20350284