Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp của bạn hoạt động kém. Tình trạng này gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất của cơ thể khiến người mắc mệt mỏi. Vậy suy giáp là bệnh gì? Những vấn đề nào cần lưu ý trong điều trị suy giáp? Bài viết sau đây sẽ giải đáp chi tiết về bệnh lý tuyến giáp này.

Bệnh suy giáp là gì?

Suy giáp (Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp sản xuất không đủ lượng hormone T3 (Tri-iodothyronine) và T4 (thyroxine hoặc tên gọi khác là Tetraiodothyronine).

Trong đó, hormone T4 chiếm 99%, 1% còn lại là T3. Hai hormone này ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất và những chức năng như phát triển não bộ, chức năng tim, hệ thần kinh, chu kỳ kinh nguyệt, sức mạnh cơ bắp,…

Suy giáp là một bệnh lý phổ biến. Theo thống kê, có khoảng 4,6% người dân tại Mỹ từ 12 tuổi trở lên bị suy giáp. Trong đó, những người có độ tuổi trên 60 có nguy cơ gặp tình trạng này phổ biến hơn.

Hiện, có 3 loại suy giáp chính. Bao gồm:

  • Suy giáp nguyên phát: Là loại suy giáp từ các bệnh lý tuyến giáp gây ra.
  • Suy giáp thứ phát: Là bệnh xảy ra khi vùng dưới đồi không thể sản xuất đủ lượng hormone Thyrotropin (TRH) cần thiết, hoặc do tuyến yên không sản xuất đủ hormone kích thích cần thiết (TSH).
  • Suy giáp cận lâm sàng: Xảy ra khi TSH huyết thanh tăng nhưng mức T4 tự do trong huyết thanh vẫn ở mức bình thường. Loại suy giáp này diễn ra ở 15% phụ nữ cao tuổi, 10% nam giới cao tuổi.

Suy-giap-xay-ra-khi-tuyen-giap-hoat-dong-kem.webp

Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp hoạt động kém

Các triệu chứng suy giáp có thể gặp

Trong giai đoạn đầu, suy giáp không hoặc ít có dấu hiệu rõ rệt nào. Tùy thuộc vào mức độ thiếu hụt hormone, triệu chứng của suy giáp biểu hiện ở mỗi người sẽ khác nhau. Có thể bao gồm những triệu chứng như sau:

  • Dấu hiệu liên quan đến chuyển hóa: Tăng cân nhẹ, không chịu được nhiệt độ thấp (lạnh), thân nhiệt bị hạ.
  • Dấu hiệu về tâm thần kinh: Thay đổi tính cách, hay quên, trầm cảm, sa sút trí tuệ, loạn thần, tê đầu ngón chân, ngón tay, phản xạ chậm.
  • Dấu hiệu ngoài da: Phù nề cơ; Tóc thưa, khô, mỏng; Xuất hiện bọng mắt; Da khô, thô, có vảy dày; Dấu hiệu tăng caroten huyết (lòng bàn tay, bàn chân thường có màu vàng).
  • Dấu hiệu tại mắt: Sưng mí mắt, mí sụp, giảm nhạy cảm.
  • Dấu hiệu tim mạch: Nhịp tim chậm.
  • Những dấu hiệu khác: Rong kinh, vô kinh thứ phát, táo bón, khàn giọng, chậm nói, xuất hiện bướu cổ do tuyến giáp bị mở rộng.

Ở trẻ sơ sinh, mặc dù suy giáp không phổ biến, nhưng khi xuất hiện, sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Bạn cần đặc biệt lưu ý đến những dấu hiệu suy giáp tại trẻ sơ sinh. Bao gồm:

  • Vàng da, vàng mắt (xảy ra chủ yếu do thiếu hormone tuyến giáp, gan không thể chuyển hóa được bilirubin)
  • Sưng lưỡi.
  • Khó thở, khóc khàn tiếng.
  • Thoát vị rốn, táo bón, buồn ngủ quá mức.

Ở trẻ vị thành niên, suy giáp có thêm các triệu chứng khác. Ví dụ như tăng trưởng kém, chiều cao không phát triển, chậm dậy thì, thiểu năng trí tuệ.

Mot-so-trieu-chung-suy-giap-co-the-gap.webp

Một số triệu chứng suy giáp có thể gặp

Suy giáp có nguy hiểm không? Chữa được không?

Đây là một trong những vấn đề nhiều người quan tâm khi bị suy giáp. Với hai câu hỏi này, lời giải đáp như sau:

Suy giáp có nguy hiểm không?

Suy giáp có nguy hiểm nếu không được điều trị và kiểm soát kịp thời. Như đã nói ở trên, hormone T3, T4 của tuyến giáp đóng vai trò quan trọng với các quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Khi thiếu hụt những hormone này, bạn có thể gặp những vấn đề sức khỏe như sau:

Xuất hiện bướu cổ: Tuyến giáp sẽ trở nên to hơn nếu thường xuyên bị kích thích để giải phóng hormone. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng khối bướu to gây mất thẩm mỹ, cản trở đến việc thở, nuốt của người bệnh.

Các vấn đề tim mạch: Suy giáp làm tăng nồng độ cholesterol xấu, từ đó làm tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch nhất là suy tim.

Sức khỏe tinh thần: Người bệnh có thể bị trầm cảm nếu mắc suy giáp. Những người bị trầm cảm thường có xu hướng suy nghĩ, hành động cực đoan và có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Thần kinh ngoại biên: Suy giáp kéo dài không được kiểm soát có thể làm tổn thương đến các dây thần kinh ngoại biên. Những dây thần kinh này đóng vai trò quan trọng mang thông tin giữa não – tủy sống. Người bệnh có thể bị đau đớn, ngứa ran, tê chân tay khi dây thần kinh này bị ảnh hưởng.

Phù nề: Biến chứng này khá hiếm gặp, nhưng nó có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Dấu hiệu của phù nề do suy giáp bao gồm: Buồn ngủ dữ dội, không chịu được lạnh, có thể bị hôn mê, bất tỉnh.

Dị tật bẩm sinh: Nếu phụ nữ mang thai bị suy giáp, có thể khiến trẻ sơ sinh mắc dị tật bẩm sinh cao hơn. Đặc biệt, sự phát triển thể chất, tinh thần có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Biến chứng nguy hiểm khác: Ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, giảm khả năng sinh sản ở nữ giới. Tăng nguy cơ các bệnh tự miễn.

Suy-giap-co-the-anh-huong-den-suc-khoe-tinh-than-va-gay-tram-cam.webp

Suy giáp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và gây trầm cảm

Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không?

Hiện nay, bệnh suy giáp chưa được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy vậy, các phương pháp điều trị hiện tại vẫn có thể giúp hạn chế các triệu chứng bệnh, tăng cường sản xuất hormone đảm bảo cho cơ thể. Do đó, người bệnh vẫn có thể sinh hoạt hàng ngày gần như bình thường mà không ảnh hưởng quá nhiều.

Nguyên nhân suy giáp như thế nào?

Nguyên nhân chính dẫn đến suy giáp là do hormone tuyến giáp không được sản xuất đủ so với nhu cầu của cơ thể. Một số nguyên nhân thứ phát, yếu tố tác nhân làm tăng nguy cơ bị suy giảm hormone tuyến giáp có thể kể đến như sau:

Bệnh tự miễn: Nguyên nhân phổ biến gây suy giáp là viêm tuyến giáp Hashimoto. Bệnh liên quan đến sự rối loạn của hệ miễn dịch. Bình thường hệ miễn dịch có vai trò nhận diện, tiêu diệt các tế bào lạ. Nhưng khi hệ miễn dịch bị rối loạn nó sẽ tấn công tuyến giáp khiến cơ quan nội tiết này không sản xuất đủ hormone so với nhu cầu của cơ thể.

Điều trị cường giáp quá mức: Cường giáp là tình trạng trái ngược với suy giáp, có nghĩa là hormone tuyến giáp bị sản xuất quá nhiều. Tuy vậy, trong quá trình điều trị cường giáp, nồng độ hormone bị ức chế quá mức, có thể dẫn đến suy giáp vĩnh viễn.

Suy giáp sau phẫu thuật: Phẫu thuật này có thể khiến tuyến giáp giảm, thậm chí ngừng sản xuất hormone, từ đó dẫn đến suy giáp.

Xạ trị, thuốc men: Xạ trị ung thư ở vùng đầu, cổ hoặc sử dụng một số loại thuốc như lithium, thuốc điều trị rối loạn tâm thần cũng có thể tăng nguy cơ bị suy giáp.

Viem-tuyen-giap-Hashimoto-la-nguyen-nhan-pho-bien-gay-suy-giap.webp

Viêm tuyến giáp Hashimoto là nguyên nhân phổ biến gây suy giáp

Ngoài những yếu tố nguy cơ phổ biến trên, sẽ có thêm một số yếu tố khác ít phổ biến hơn cũng có thể gây ra suy giáp. Bao gồm:

  • Rối loạn tuyến yên: Đây chính là nguyên nhân gây ra rối loạn suy giáp cận lâm sàng do hormone TSH không được sản xuất đủ.
  • Các bệnh lý bẩm sinh: Thường xảy ra ở trẻ em bị khiếm khuyết bẩm sinh/không có tuyến giáp.
  • Thai kỳ: Một số phụ nữ có thể bị suy giáp trong thời kỳ mang thai. Đây là tình trạng rất nguy hiểm, suy giáp trong thời kỳ mang thai có thể khiến tỷ lệ sảy thai, sinh non, tiền sản giật cao hơn. Ngoài ra, nó có thể làm tăng nguy cơ thai nhi bị các dị tật bẩm sinh.
  • Thiếu iod: Iod khoáng vi lượng là một thành phần cần thiết cho quá trình sản xuất hormone tại tuyến giáp. Khi thiếu hụt iod, tuyến giáp của bạn sẽ không sản xuất được lượng hormone cần thiết.

Các yếu tố rủi ro khác làm tăng nguy cơ bị suy giáp cao hơn:

  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ bị suy giáp cao hơn đàn ông. Tỷ lệ mắc suy giáp ở phụ nữ là 1/8.
  • Tuổi tác: Người trên 60 tuổi dễ bị suy giáp hơn.
  • Di truyền: Nếu gia đình của bạn có người từng bị suy giáp hoặc gặp các vấn đề liên quan đến tuyến giáp, bạn có thể bị suy giáp cao hơn.
  • Người mắc các bệnh tự miễn, đã từng được điều trị bằng thuốc kháng giáp, iod phóng xạ, phẫu thuật tuyến giáp.
  • Đã mang thai, sinh con trong 6 tháng qua.

Chẩn đoán và điều trị suy giáp an toàn

Bác sĩ sẽ cần thực hiện các chẩn đoán để xác định mức độ suy giáp của bạn. Tùy vào mức độ đó, bạn sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp.

Phương pháp chẩn đoán suy giáp

Để chẩn đoán được bạn có bị suy giáp hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàng đầu tiên. Sau đó, một số xét nghiệm sẽ được thực hiện, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Đo mức độ TSH, mức hormone tuyến giáp Thyroxine trong máu.
  • Chụp MRI não bộ, định lượng hormone, chụp xạ hình tuyến giáp hoặc xét nghiệm khác liên quan đến tuyến yên, vùng dưới đồi có thể được thực hiện. Những xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ xác định nguyên nhân suy giáp của bạn là gì.

Bac-si-se-thuc-hien-xet-nghiem-mau-de-chan-doan-suy-giap-chinh-xac-hon.webp

Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu để chẩn đoán suy giáp chính xác hơn

Cách điều trị suy giáp an toàn

Thay thế hormone tuyến giáp đang là phương pháp điều trị được ưu tiên cho người bị suy giáp. Bạn có thể được sử dụng một trong 2 hormone T4 (Levothyroxine/L-thyroxine) tổng hợp hoặc T3 (Liothyronine) tổng hợp hoặc phối hợp cả 2 hormone này.

Hormone T4 thường sẽ được ưu tiên sử dụng hơn. Liều dùng thông thường khuyến cáo từ 75 – 150mcg/lần/ngày. Liều cụ thể sẽ phụ thuộc vào tuổi tác, khả năng hấp thụ, chỉ số khối cơ thể của mỗi người.

Đối với người bị các bệnh lý tim mạch, liều dùng có thể được điều chỉnh thấp hơn. Giảm liều khuyến cáo còn 25mcg/lần/ngày. Liều điều trị bằng hormone tuyến giáp tổng hợp sẽ được điều chỉnh từ 6 – 8 tuần/lần đến khi bạn đạt liều duy trì phù hợp.

Tuy vậy, việc sử dụng hormone tổng hợp không cẩn thận hoặc dùng quá mức cho phép có thể gây ra các tác dụng phụ như: Mất ngủ, nhịp tim đập nhanh hơn, tăng khẩu vị, run rẩy.

>>>Xem thêm: Các phương pháp điều trị bệnh suy giáp hiện nay!

Phòng ngừa suy giáp tiến triển

Bên cạnh việc sử dụng các hormone tổng hợp, bạn cần cân bằng chế độ ăn uống để hỗ trợ kiểm soát suy giáp tiến triển hiệu quả hơn. Ngoài ra, sử dụng thêm các phương pháp phòng ngừa hỗ trợ khác cũng cần được áp dụng trong kiểm soát suy giáp tiến triển.

Thực đơn cho người bị suy giáp

Chế độ ăn phù hợp là cần thiết cho chức năng hoạt động của tuyến giáp. Cụ thể như sau:

Bệnh suy giáp nên ăn gì?

Để tăng cường sức khỏe tuyến giáp, hỗ trợ cải thiện bệnh suy giáp người bệnh cần ăn các loại thực phẩm như:

Thực phẩm có nhiều iod: Bao gồm như sữa, phô mai, muối ăn, cá nước mặn, trứng, rong biển,… Iod là chất cần thiết để tuyến giáp có thể sản xuất được hormone tốt hơn. Tuy vậy, bạn chỉ nên tiêu thụ iod ở mức vừa phải để tránh tình trạng suy giáp chuyển thành cường giáp và trầm trọng hơn.

Thực phẩm giàu kẽm: Đây cũng là thành phần cần thiết đối với người bị suy giáp. Bổ sung kẽm phù hợp sẽ giúp cải thiện được chức năng của tuyến giáp tốt hơn. Một số thực phẩm có chứa kẽm như: Thịt bò, lợn, gà, ngũ cốc, sữa chua, hạt bí ngô,…

Thực phẩm có chứa selen: Đây là chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hormone của tuyến giáp. Selen cũng có tính chống oxy hóa giúp ngăn ngừa được bệnh tuyến giáp tiến triển, tăng cường được sức khỏe tổng thể. Thực phẩm giàu selen ví dụ như: Thịt bò, gà, trứng, cá ngừ, gạo lứt,…

Nguoi-bi-suy-giap-nen-bo-sung-thuc-pham-chua-iod-selen-kem.webp

Người bị suy giáp nên bổ sung thực phẩm chứa iod, selen, kẽm

Suy tuyến giáp nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh các đồ ăn cần bổ sung, người bị suy giáp cần tránh những thực phẩm sau:

Thực phẩm có goitrogens: Goitrogen là hợp chất ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp nếu sử dụng quá nhiều. Goitrogens có nhiều trong bông cải xanh, cải ngọt, súp lơ trắng, bắp cải,…

Đậu nành: Thực phẩm có đậu nành sẽ can thiệp vào cơ chế sản xuất hormone của tuyến giáp. Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của đậu nành lên tuyến giáp không cao.

Một số thực phẩm khác nên tránh: Đồ ăn có chứa gluten, thực phẩm chế biến sẵn,…

Phương pháp phòng ngừa hỗ trợ suy giáp khác

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bạn nên áp dụng thêm một số lưu ý trong lối sống hàng ngày, để giúp hỗ trợ phòng ngừa suy giáp tiến triển. Bao gồm như:

  • Hạn chế thức khuya, kiểm soát căng thẳng trong cuộc sống.
  • Kiểm soát cân nặng phù hợp, thường xuyên tập luyện thể thao bằng những bài tập nhẹ nhàng giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
  • Chủ động và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị từ bác sĩ.

Như đã nêu ở trên, mục tiêu chính trong điều trị và kiểm soát bệnh suy giáp là điều hòa miễn dịch và ổn định hormone tuyến giáp. Vì vậy, ngoài những biện pháp trên, bạn có thể sử dụng thêm một số loại thảo dược để giúp hỗ trợ kiểm soát nguyên nhân này.

Hải tảo là một trong các loại thảo dược bạn có thể sử dụng. Hải tảo có chứa nhiều iod, chất dinh dưỡng. Khi phối hợp cùng Kali iodid, khổ sâm nam, bán biên liên, ba chạc, lá neem,… có tác dụng tốt giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều hòa rối loạn hormone tuyến giáp. Nghiên cứu năm 2012 chỉ ra rằng, hải tảo rất giàu iod, vitamin và khoáng chất giúp cải thiện bệnh tuyến giáp an toàn, hiệu quả.

Hai-tao-la-mot-loai-rong-bien-co-chua-ham-luong-iod-cao.webp

Hải tảo là một loại rong biển có chứa hàm lượng iod cao

Trên đây là những thông tin tham khảo về bệnh suy giáp. Tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng bạn có thể kiểm soát bệnh. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến bệnh suy giáp, hãy bình luận dưới bài viết này để được hỗ trợ cụ thể hơn.

Link tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hypothyroidism/diagnosis-treatment/drc-20350289

https://www.webmd.com/women/hypothyroidism-underactive-thyroid-symptoms-causes-treatments

https://www.thyroid.org/hypothyroidism/

https://www.healthline.com/health/hypothyroidism/symptoms-treatments-more#facts-and-statistics