Phẫu thuật tuyến giáp được cho là phương pháp điều trị ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân gặp biến chứng suy giáp sau phẫu thuật đang ngày một gia tăng. Vậy nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là gì? Làm thế nào để phòng tránh? Nếu bạn cũng đang có chung thắc mắc trên, hãy ĐỌC NGAY nội dung bài viết dưới đây.

Thế nào là suy giáp?

Suy giáp hay còn gọi là nhược giáp, giảm chức năng tuyến giáp – một tình trạng liên quan đến rối loạn nội tiết, rối loạn chứng năng tuyến giáp, khiến bộ phận này không thể sản sinh đủ hormone như: Thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3) cần thiết cho quá trình kiểm soát trao đổi chất trong cơ thể.

Các dấu hiệu điển hình của suy giáp

Thông thường, suy giáp thời gian đầu không có biểu hiện rõ nét. Thêm vào đó, tình trạng này lại hay gặp ở người cao tuổi nên mọi người chủ quan, nghĩ đơn giản đó là bệnh tuổi già. Một số triệu chứng suy giáp hay gặp là:

- Ăn không ngon miệng;

- Da tái xanh hoặc khô, dễ bị lạnh;

- Trí nhớ giảm sút, trầm cảm;

- Giọng khàn hoặc trầm hơn;

- Có thể thở gấp hoặc thay đổi nhịp tim;

- Đau khớp hoặc các cơ;

- Táo bón;

Nếu suy giáp ở mức độ trầm trọng thì có thể biểu hiện nặng nề hơn như: Lưỡi phình to ra (chứng lưỡi lớn); Phù toàn thân: Mặt, tay, chân và có biểu hiện xù xì do lớp sừng phát triển dày.

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, suy giáp có thể gây tình trạng hạ canxi máu, làm ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của tim, hệ thần kinh và điều tiết nhiệt lượng. Thậm chí, bệnh có thể gây tử vong chỉ trong thời gian ngắn.

Nguyên nhân gây suy giáp sau phẫu thuật là gì?

Suy giáp là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp. Suy giáp sau phẫu thuật xảy ra là do tuyến giáp đã bị cắt bỏ đi một phần và dễ khiến  virus tấn công, gây ra tình trạng trầy xước, sưng,… ngay tại vị trí vết mổ.

Đặc biệt, khi bị cắt đi một phần thì tuyến giáp cũng không thể hoạt động ổn định như lúc còn nguyên vẹn, quá trình trao đổi chất và tiết hormone sẽ gặp khó khăn và chậm hơn,… Chính vì vậy, sau phẫu thuật tuyến giáp, bệnh nhân dễ gặp phải tình trạng suy giáp.

Những điều cần chú ý khi bị suy giáp sau phẫu thuật

Nhiều nghiên cứu cho biết, suy giáp sau phẫu thuật được chia làm 2 loại là mạn tính và thứ phát.

- Đối với trường hợp bị suy giáp mạn tính sẽ phải chung sống với bệnh cả đời và điều trị bằng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ để kiểm soát tình trạng tốt nhất.

- Đối với suy giáp thứ phát, nếu có liệu trình điều trị phù hợp và hiệu quả thì khả năng chữa khỏi bệnh rất cao.

Để phát hiện sớm và ngăn chặn được những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh suy giáp sau phẫu thuật, bạn nên chú ý:

- Sau khi phẫu thuật cắt tuyến giáp, bạn cần tới bệnh viện kiểm tra định kỳ và theo dõi tình trạng xem việc phẫu thuật có được triệt để không. Đồng thời, đó cũng là cách giúp phát hiện sớm nếu bị suy giáp trong thời gian này.

- Sau phẫu thuật, nếu bạn gặp phải những hiện tượng như: Cơ thể đuối sức, tay chân nhức mỏi, tăng cân, rụng tóc, khô da,… thì cần đến bệnh viện kiểm tra, mô tả kỹ các triệu chứng với bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.

- Tương tự những trường hợp suy giáp khác, suy giáp sau phẫu thuật được điều trị bằng thuốc tăng cường lượng hormone bị thiếu hụt trong tuyến giáp. Khi sử dụng thuốc này, cần phải tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ, dùng đúng liều lượng, đơn thuốc và đặc biệt, cần phải tái khám thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc bừa bãi, rất nguy hiểm.

- Để tăng hiệu quả của quá trình điều trị suy giáp sau phẫu thuật, bệnh nhân cần phải xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và vận động thích hợp. Nên bổ sung iod, ăn những thực phẩm như rau có màu xanh đậm, hải sản,… Ngoài ra, chú ý hạn chế ăn chất xơ, đường và thức ăn chế biến sẵn,…

 

Hai-tao-(rong-bien)-rat-tot-cho-nguoi-benh-tuyen-giap.webp

Hải tảo (rong biển) rất tốt cho người bệnh tuyến giáp

Suy giáp sau phẫu thuật nếu điều trị kịp thời và tích cực thì sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Đây là biến chứng rất thường gặp ở bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp, cho nên, nếu mắc phải thì bạn cũng không nên quá lo lắng mà hãy kiên trì điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Thuốc điều trị suy giáp sau phẫu thuật tương đối rẻ, không quá tốn kém nên bạn không cần quá lo lắng về vấn đề kinh tế khi điều trị bệnh này.