Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng. Chức năng của tuyến giáp là sản xuất hormone điều hòa chuyển hóa của cơ thể. Có nhiều loại dược liệu quý đã được ông cha ta sử dụng từ lâu đời để tăng cường sức khỏe cho tuyến giáp, trong đó có hải tảo. Vậy tại sao hải tảo lại được mệnh danh là vị thuốc quý với các bệnh tuyến giáp? Trên thị trường có sản phẩm nào chứa hải tảo có thể phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cho các bệnh tuyến giáp không?

Chức năng của tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến hình cánh bướm, có vai trò sản xuất hormone T4 (thyroxine), T3 (triiodothyronine) điều hòa các quá trình trao đổi chất cũng như cách cơ thể sử dụng năng lượng. Hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến nhịp thở, nhịp tim, trọng lượng cơ thể, sức mạnh của cơ bắp, chu kỳ kinh nguyệt, thân nhiệt, nồng độ cholesterol trong máu… Tuyến giáp có hai thùy, nằm ở hai bên của khí quản, được nối với nhau bởi một eo giáp.

Để sản xuất hormone, tuyến giáp cần sử dụng iod – một nguyên tố vi lượng cần được đưa vào cơ thể thông qua chế độ ăn. Điều khiển tuyến giáp có tuyến yên và vùng dưới đồi. Vùng dưới đồi tạo ra TRH (TSH releasing hormone), truyền tín hiệu đến tuyến yên tăng hoặc giảm sản xuất TSH (thyroid stimulating hormone), sau đó điều chỉnh lượng hormone T3, T4 mà tuyến giáp sản xuất ra bằng cách tăng hoặc giảm sự giải phóng hormone TSH. Khi nồng độ T3, T4 cao trong máu, tuyến yên sẽ tiết ra ít TSH hơn, truyền tín hiệu đến tuyến giáp giảm sản xuất hormone. Ngược lại, khi nồng độ T3, T4 trong máu thấp, tuyến yên sẽ tiết nhiều TSH, kích thích tuyến giáp sản xuất hormone.

T3, T4 trong máu có vai trò điều chỉnh tốc độ chuyển hóa của các cơ quan như nhịp tim, thân nhiệt. Khi nồng độ T3, T4 thấp, thân nhiệt và nhịp tim sẽ thấp hơn bình thường và ngược lại.

Hải tảo giúp tăng cường chức năng của tuyến giáp

Hải tảo, tên la tinh là Sargassum henslowianum, thuộc họ rong mơ Sargassaceae, có vị đắng, mặn, tính hàn, quy vào các kinh phế, tỳ, thận. Hải tảo có tác dụng nhuyễn kiên (làm mềm khối u, bướu), tiêu đờm, lợi thủy, tiết nhiệt. Do đó, hải tảo có công dụng làm mềm bướu cổ, u tuyến giáp. Trong hải tảo còn chứa natri alginat và hợp chất đa đường có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol máu trong bệnh lý suy giáp.

Dưới đây là các lợi ích của hải tảo đối với sức khỏe của tuyến giáp:

- Bổ sung iod

Tuyến giáp sử dụng iod và amino axit tyrosine để sản xuất ra thyroxine và thyronine điều hòa thân nhiệt, các hoạt động và sự phát triển bình thường của cơ thể. Hai hormone tuyến giáp này cũng có ảnh hưởng đến chức năng nhận thức như điều chỉnh sự tập trung và trí nhớ. Nếu không được cung cấp đầy đủ iod, tuyến giáp sẽ không thể sản xuất đủ hormone, có thể sẽ bị mệt mỏi, lo lắng và tăng cân.

Hải tảo thuộc nhóm thực vật biển, giàu dinh dưỡng, nhất là iod (0.3 - 0.8%). Loại rong biển này còn được người dân dùng làm rau ăn hàng ngày để tăng cường sức khỏe tuyến giáp. Hiệp hội FDA Hoa Kỳ khuyến cáo mỗi người nên bổ sung cho cơ thể 150 microgam iod trên ngày.

- Bổ sung selen

Bên cạnh iod, hải tảo còn rất giàu selen, một nguyên tố khoáng vi lượng giúp chuyển đổi thyroxine (T4) thành thyronine (T3). Nếu không có selen, sẽ không có sự sản xuất và chuyển đổi hormone tuyến giáp. Mỗi người nên bổ sung cho cơ thể 55 microgam selen trên ngày (theo hiệp hội FDA).

Một số lưu ý nhỏ về việc sử dụng hải tảo:

- Trong hải tảo có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên hàm lượng kali trong loại thực vật biển này rất cao, gấp 34 lần so với lượng kali trong 1 quả chuối. Thừa kali có thể gây ra chứng loạn nhịp tim.

- Trong hải tảo rất giàu iod nhưng nếu bổ sung quá nhiều nguyên tố này cũng không hề tốt. Thừa iod sẽ khiến tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả.

Tóm lại, hải tảo rất tốt cho sức khỏe, nhất là với tuyến giáp. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng lượng vừa phải, tránh ngộ độc iod và kali.