Carbimazol là một trong những thuốc điều trị cường giáp phổ biến hiện nay. Nhiều người băn khoăn: Nên sử dụng carbimazol như thế nào để tránh được tác dụng không mong muốn? Vấn đề gì có thể xảy ra trong quá trình điều trị? Nếu bạn cũng đang có chung thắc mắc tương tự thì đừng bỏ lỡ thông tin trong bài viết sau đây.

Thông tin chung về hội chứng cường giáp

Cường giáp là hội chứng xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức, khiến cho hormone được tạo ra quá nhiều, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe với các biểu hiện toàn thân như: Hồi hộp, khó chịu, tăng tiết mồ hôi, tim đập, run tay, lo lắng, khó ngủ, da mỏng, tóc dễ gãy, yếu cơ bắp, sút cân không rõ lý do, tăng nhu động ruột thường xuyên, kinh nguyệt không đều ở nữ, nam giới mắc chứng gynecomastia (hiện tượng vú to ở nam giới),… Có rất nhiều nguyên nhân gây cường giáp, trong đó, bệnh basedow là phổ biến nhất. Basedow có bản chất do rối loạn hệ miễn dịch. Bình thường, hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể bằng cách sản xuất kháng thể để chống lại tác nhân xâm nhập từ bên ngoài vào như virus, vi khuẩn. Tuy nhiên, các kháng thể này cũng có khả năng phản ứng với protein trên bề mặt tuyến giáp, dẫn đến sự sản xuất quá mức hormone (cường chức năng tuyến giáp).

 Cường giáp gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống người mắc

Cường giáp gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống người mắc

Ngoài hiện tượng tự miễn, nguyên nhân gây cường giáp thường gặp là do bướu đa nhân nhiễm độc. Số liệu điều tra tại 17 trung tâm của 6 nước châu Âu cho thấy, có 14,5% số ca mắc bướu đa nhân nhiễm độc trong 850 trường hợp cường giáp. Ngoài ra, cường giáp còn được gây ra bởi nhiều yếu tố khác như: Viêm tuyến giáp, viêm tuyến yên, u tuyến giáp độc. Hầu hết, việc xuất hiện các nguyên nhân này là do di truyền bẩm sinh, rối loạn sinh lý,… Hơn nữa, một số người tiêu thụ quá nhiều iod có thể làm cho tuyến giáp tăng sản xuất hormone. Đặc biệt, một số phụ nữ có thể bị cường giáp trong thai kỳ hoặc năm đầu tiên sau khi sinh con.

>>> XEM THÊM: Người bị bướu nhân tuyến giáp kiêng ăn gì thì tốt?

Tác dụng và cách dùng thuốc điều trị cường giáp carbimazol

Hiện nay, rất nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị cường giáp, trong đó có carbimazol. Đây là một thuốc kháng giáp có tác dụng ngăn chặn quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp, giảm lượng hormone vào tuần hoàn, do đó, hạn chế các triệu chứng toàn thân do hội chứng cường giáp gây nên. Tuy nhiên, thuốc không điều trị được nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, nếu sau khi dùng carbimazol được 12 - 18 tháng (thường dưới 24 tháng) mà tình trạng nhiễm độc giáp vẫn còn thì phải cắt bỏ tuyến giáp hoặc dùng iod phóng xạ. Ngoài ra, carbimazol còn dùng trong những mục đích như:

- Điều trị trước khi phẫu thuật tuyến giáp do cường giáp cho tới khi chuyển hóa cơ bản bình thường. Ngoài ra, carbimazol còn được dùng để phòng ngừa cơn nhiễm độc giáp khi cắt bỏ tuyến giáp bán phần.

- Dùng bổ trợ trước và trong khi điều trị bằng iod phóng xạ (I-131).

- Điều trị cơn nhiễm độc giáp trước khi dùng liệu pháp iodid (tuy nhiên, propylthiouracil hay được sử dụng hơn). Carbimazol thường được chỉ định đồng thời với một thuốc chẹn beta, đặc biệt khi có các triệu chứng tim mạch (như nhịp tim nhanh, tăng huyết áp).

 Thuốc điều trị cường giáp carbimazol

Thuốc điều trị cường giáp carbimazol

Thuốc điều trị cường giáp carbimazol có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ em bị bệnh. Liều lượng và cách dùng như sau:

Người lớn

Liều khởi đầu tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Thông thường, người lớn có thể dùng liều carbimazol từ 15 – 40mg/ngày, tối đa 60mg, tùy theo tình trạng nặng nhẹ của bệnh cường giáp. Liều dùng có thể được chia thành 3 lần uống, cách nhau 8 giờ vào bữa ăn. Người bệnh sẽ cảm thấy các triệu chứng của cường giáp cải thiện sau 1 – 3 tuần và chức năng tuyến giáp cũng hồi phục sau 1 – 2 tháng. Khi hoạt động của tuyến giáp trở về bình thường thì giảm liều dần cho đến thấp nhất mà vẫn giữ nguyên được chức năng tuyến giáp. Thông thường, liều duy trì là 5 – 15mg/ngày tùy trường hợp. Khi điều chỉnh liều, người bệnh cần chú ý: Nếu dùng liều duy trì quá thấp, cường giáp lại xuất hiện và tiến triển nặng lên. Nếu liều duy trì cao quá, sẽ làm giảm chức năng tuyến giáp, gây tăng TSH, dẫn tới bướu cổ. Một liệu trình dùng carbimazol thường là 12 – 18 tháng.

Trẻ em dưới 18 tuổi

Trẻ sơ sinh cho đến 12 tháng tuổi có thể dùng liều khởi đầu 0,25mg/kg mỗi lần, ngày 3 lần. Trẻ từ 12 – 18 tuổi có thể dùng liều khởi đầu 10mg mỗi lần, ngày 3 lần. Sau đó điều chỉnh liều tùy theo đáp ứng lâm sàng, có thể dùng liều cao hơn trong trường hợp nhiễm độc giáp nặng. Sau một thời gian điều trị, khi thấy các biểu hiện lâm sàng thuyên giảm, cần xét nghiệm định lượng nồng độ hormone tuyến giáp. Nếu thấy tuyến giáp trở về bình thường, người bệnh có thể ngừng thuốc. Nhưng khi bị tái phát cường giáp, cần phải dùng carbimazol trở lại hoặc điều trị bằng phương pháp khác (phẫu thuật, iod phóng xạ).

>>> XEM THÊM: Biến chứng nguy hiểm của viêm tuyến giáp mạn tính và biện pháp khắc phục

Những vấn đề có thể gặp khi sử dụng carbimazol điều trị cường giáp

Nếu dùng carbimazol liều quá cao và thời gian kéo dài dễ gây giảm năng tuyến giáp (suy tuyến giáp trạng). Nồng độ hormone giáp giảm làm cho tuyến yên tăng tiết TSH (hormone kích thích tuyến giáp - Thyroid Stimulating Hormone). TSH kích thích lại sự phát triển tuyến giáp có thể gây ra bướu giáp. Để tránh hiện tượng này, khi chức năng giáp đã trở về bình thường thì cần phải điều chỉnh lại liều sử dụng hàng ngày.

 Dùng carbimazol liều quá cao và kéo dài dễ gây giảm năng tuyến giáp

Dùng carbimazol liều quá cao và kéo dài dễ gây giảm năng tuyến giáp

Thuốc phải do chuyên gia nội tiết chỉ định và theo dõi trong suốt quá trình điều trị. Cần theo dõi số lượng và công thức bạch cầu trước khi bắt đầu điều trị vì trong 6 tháng đầu sử dụng carbimazol có thể xảy ra suy tủy, giảm bạch cầu, đặc biệt là ở người bệnh cao tuổi.

Tỷ lệ chung gặp phải tác dụng không mong muốn là 2 - 14%. Tai biến xảy ra phụ thuộc vào liều dùng và thường xảy ra trong 6 - 8 tuần đầu tiên điều trị. Người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa, giảm bạch cầu (thường nhẹ và vừa).

Khi sử dụng carbimazol mà thấy đau họng, nhiễm khuẩn, nổi ban da, sốt, ớn lạnh, người bệnh cần hết sức lưu ý. Nếu bị mất bạch cầu hạt, suy tủy thì phải ngừng điều trị để chăm sóc, cải thiện các triệu chứng và có thể phải truyền máu. Vàng da, ứ mật, viêm gan thường hiếm gặp, tuy nhiên, nếu xảy ra phải dừng thuốc ngay vì nguy cơ tử vong rất cao.

Nếu trong quá trình dùng carbimazol thấy đau cơ nhiều, người bệnh nên đi xét nghiệm chỉ số creatinin phosphokinase. Khi chỉ số này tăng quá cao, cần giảm liều hoặc ngừng thuốc.

 Nếu trong quá trình dùng carbimazol thấy đau cơ nhiều thì cần giảm liều hoặc ngừng thuốc

Nếu trong quá trình dùng carbimazol thấy đau cơ nhiều thì cần giảm liều hoặc ngừng thuốc

Carbamizol có thể gây độc cho tai. Vì thế, nếu thấy giảm khả năng nghe, hãy ngừng sử dụng và liên hệ ngay các chuyên gia để được tư vấn. Với trường hợp này, bạn có thể được chỉ định đổi sang thuốc kháng giáp loại khác như propylthiouracil.

Nếu thấy ban ngứa, dị ứng, người bệnh có thể khắc phục bằng cách dùng thuốc kháng histamin mà không phải ngừng carbimazol. Có thể thay carbimazol bằng thuốc kháng giáp nhóm khác.

Có thể thấy rằng, cường giáp gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người mắc. Thuốc điều trị cường giáp hiện nay tuy giúp cân bằng lại nồng độ hormone nhưng không giải quyết được căn nguyên sâu xa của tình trạng này, đó là rối loạn hệ miễn dịch. Hơn nữa, việc sử dụng thuốc trong thời gian kéo dài cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Với phương châm “ổn định triệu chứng, khắc phục triệt để nguyên nhân”, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu và bào chế thành công  thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính hải tảo hỗ trợ điều trị cường giáp nhận được sự đánh giá cao từ giới chuyên gia và phản hồi tích cực của người dùng.