Cường giáp là tình trạng trong đó tuyến giáp sản xuất quá mức hormone. Nếu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng cường giáp nguy hiểm. Các biến chứng này chủ yếu liên quan đến tim, mắt, xương. Người bị cường giáp nên cố gắng kiểm soát thật tốt bệnh để ngăn ngừa các hậu quả này.

6 biến chứng cường giáp nguy hiểm cần dè chừng

Tuyến giáp nằm phía trước cổ, có vai trò sản xuất hormone điều hòa sự chuyển hóa trong cơ thể như nhịp tim hay thân nhiệt. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng tỷ lệ gặp ở nữ cao gấp 10 lần nam giới. Cường giáp thường mắc ở độ tuổi từ 20 – 40. Cường giáp có thể gây ra một số biến chứng nếu không được điều trị như: Vấn đề về mắt, suy giáp, sảy thai,... Cụ thể:

Cường giáp gây ra các vấn đề về mắt

Cứ 3 người bị cường giáp thì có 1 người gặp các vấn đề về mắt (còn gọi là bệnh mắt Graves). Một số vấn đề về mắt bao gồm:

- Khô, cộm mắt.

- Nhạy cảm với ánh sáng.

- Chảy nước mắt.

- Nhòe, nhìn đôi.

- Đỏ mắt.

- Mi mắt đỏ, sưng.

- Lồi mắt.

Ở một số người, các bệnh về mắt chỉ nhẹ và có thể đỡ hơn khi cường giáp được điều trị. Tuy nhiên, có khoảng 20 – 30 trường hợp bị mù. Nếu bạn đang bị một số vấn đề về mắt do cường giáp thì bạn nên đi khám chuyên khoa mắt để được điều trị. Một số thuốc dùng trong trường hợp này là thuốc nhỏ mắt, steroid.

Cuong-giap-co-the-gay-loi-mat-nhin-doi.webp

Cường giáp có thể gây lồi mắt, nhìn đôi

Cường giáp có thể gây ra suy tim

Hormone tuyến giáp giúp kiểm soát nhịp tim, huyết áp. Cường giáp khiến nồng độ hormone tuyến giáp trong máu tăng cao gây rối loạn nhịp tim. Nếu tình trạng này không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng như suy tim, đột quỵ.

Loãng xương do cường giáp không được kiểm soát

Ở những người bị cường giáp, sự dư thừa hormone  giáp sẽ đẩy nhanh tốc độ thoái hóa nhanh hơn quá trình tái tạo xương. Điều này sẽ làm giảm mật độ khoáng của xương, tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương. Cường giáp điều trị càng muộn thì nguy cơ loãng xương càng cao, đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh.

Cơn bão giáp - Biến chứng nguy hiểm của cường giáp

Biến chứng bệnh cường giáp nguy hiểm nhất đó là cơn bão giáp, có thể đe dọa tính mạng. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gặp biến chứng cơn bão giáp đó là:

- Nhiễm trùng

- Mang thai

- Sử dụng thuốc không theo hướng dẫn

- Tổn thương tuyến giáp kiểu cơ học như đấm, chọc vào tuyến

Các triệu chứng của một cơn bão giáp bao gồm:

- Nhịp tim nhanh.

- Thân nhiệt cao (có thể trên 38 độ C).

- Tiêu chảy, nôn mửa.

- Vàng da, vàng mắt.

- Lú lẫn, mơ hồ.

- Mất ý thức.

Người có biểu hiện của cơn bão giáp nên được đưa đi cấp cứu kịp thời.

Con-bao-giap-co-the-de-doa-den-tinh-mang-cua-nguoi-mac.webp

Cơn bão giáp có thể đe dọa đến tính mạng của người mắc

Suy giáp sau điều trị cường giáp

Việc điều trị cường giáp có thể để lại một hậu quả đó là tuyến giáp bị suy giảm chức năng (suy giáp). Một số triệu chứng của suy giáp là: Nhạy cảm với lạnh, mệt mỏi, tăng cân, táo bón, trầm cảm,…

Suy giáp có thể tạm thời nhưng đôi khi vĩnh viễn, đòi hỏi người bệnh phải uống thuốc thay thế hormone tuyến giáp cả đời.

Cường giáp không điều trị sẽ ảnh hưởng đến thai nhi

Đối với người bị cường giáp khi đang mang thai, nếu không điều trị tốt bệnh lý này có thể dẫn đến một số biến chứng như:

- Co giật.

- Sẩy thai.

- Sinh non.

- Trẻ sinh ra bị nhẹ cân.

Đối với phụ nữ đang mang thai mà bị cường giáp nên có sự giám sát điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Bởi một số thuốc chữa cường giáp có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

>>> XEM THÊM: Phụ nữ đang điều trị CƯỜNG GIÁP thì có thai, phải làm sao?

Các phương pháp điều trị cường giáp hiện nay

Điều trị cường giáp là biện pháp số một giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Trong điều trị cường giáp bác sĩ thường chỉ định các phương pháp sau: Thuốc chẹn beta, kháng giáp, iod phóng xạ, phẫu thuật,..:

Thuốc chẹn beta: Thuốc có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng liên quan đến tim mạch do cường giáp gây ra. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị đó là:  Propranolol, metoprolol,...

Thuốc kháng giáp: Thuốc có tác dụng ngăn tuyến giáp sản xuất hormone giáp. Mặc dù thuốc không thể chữa khỏi bệnh nhưng có thể kiểm soát được các triệu chứng cường giáp từ 1-2 năm. Trong điều trị cường giáp, bác sĩ thường sử dụng các loại thuốc như: Methimazole, PTU, Carbimazole,...

Liệu pháp iod phóng xạ: Thuốc có tác dụng phá hủy các tế bào giáp nhằm mục đích ngăn cản việc sản xuất hormone T3,T4. Phương pháp này không được chỉ định cho những người mang thai, cho con bú, gặp phải các biến chứng về mắt,....

Phẫu thuật tuyến giáp: Phẫu thuật giúp thu nhỏ kích thước khối bướu, ngăn chặn tuyến giáp sản xuất hormone tuyến giáp. Hiện nay có 2 phương pháp phẫu thuật tuyến giáp đó là: Mổ mở và nội soi. Trong đó, phương pháp mổ nội soi được nhiều người lựa chọn. Bởi phương pháp này ít gây ra các biến chứng nguy hiểm và không ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Sau phẫu thuật tuyến giáp, người bệnh có thể gặp phải tình trạng suy giáp phải sử dụng thuốc bổ sung hormone giáp suốt đời.

Sau-phau-thuat-cuong-giap-nguoi-benh-co-the-gap-phai-tinh-trang-suy-giap.webp

Sau phẫu thuật cường giáp người bệnh có thể gặp phải tình trạng suy giáp

Sử dụng thảo dược giúp cải thiện cường giáp hiệu quả

Bên cạnh các cách điều trị trên, hiện nay, nhiều người lựa chọn kết hợp giải pháp thảo dược giúp giảm nhịp tim, chống mệt mỏi, điều hòa nồng độ hormone tuyến giáp... đồng thời tác động được vào nguyên nhân sâu xa gây cường giáp, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tái phát. Tiêu biểu là sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương chứa thành phần chính là chiết xuất hải tảo.

Từ xa xưa, hải tảo đã được cha ông dùng làm thuốc để chữa rất nhiều bệnh khác nhau, trong đó có tác dụng cải thiện triệu chứng tim đập nhanh do cường giáp, giảm kích thước khối bướu, ngăn ngừa cường giáp tái phát. Nghiên cứu năm 2012 tại Trung Quốc đã kết luận: Hải tảo có tác dụng điều hòa miễn dịch và nồng độ hormone tuyến giáp, từ đó hỗ trợ điều trị các bệnh tuyến giáp nói chung và cường giáp nói riêng hiệu quả.

Để tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị cường giáp, các nhà khoa học đã kết hợp hải tảo với các thảo dược quý khác như: Lá neem, khổ sâm nam, bán biên liên, ba chạc,... Các vị thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, giảm đau, điều hòa miễn dịch từ đó giúp giảm các triệu chứng của cường giáp. Đây là công thức hoàn hảo cho người mắc bệnh cường giáp. Sản phẩm Ích Giáp Vương chứa thành phần từ thảo dược nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng.

Cac-thanh-phan-trong-Ich-Giap-Vuong-giup-cai-thien-cuong-giap-hieu-qua.webp

Các thành phần trong Ích Giáp Vương giúp cải thiện cường giáp hiệu quả

Cường giáp là tình trạng rối loạn hormone tuyến giáp gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Nếu bệnh không được điều trị sẽ gây ra các biến chứng cường giáp nguy hiểm như: Suy tim, loãng xương, cơn bão giáp, lồi mắt,... Để cải thiện bệnh hiệu quả, bên cạnh thuốc tây hay sử dụng sản phẩm Ích Giáp Vương – Suy giáp, cường giáp, bướu to/Bình ổn tuyến giáp chớ lo bệnh này, nhé! Mọi thắc mắc về bệnh cường giáp hãy để lại bình luận phía dưới, chuyên gia sẽ tư vấn giúp bạn