Bướu nhân tuyến giáp là bệnh lý phổ biến, có tỷ lệ mắc ở nữ giới cao gấp 7 lần so với nam giới. Nhiều người thắc mắc: Bị bướu nhân tuyến giáp kiêng ăn gì và làm thế nào để khắc phục các triệu chứng bệnh hiệu quả mà vẫn an toàn? Để giải đáp cho những băn khoăn này, mời các bạn tìm hiểu trong bài viết sau.

Bướu nhân tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là cơ quan nội tiết quan trọng nằm ở cổ, sản xuất ra hormone tuyến giáp kiểm soát rất nhiều hoạt động của cơ thể như: Điều tiết lượng canxi trong máu, tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sự hoạt động của tim, hệ thần kinh và điều tiết nhiệt lượng cho cơ thể,…

Bướu nhân tuyến giáp (còn gọi u tuyến giáp) là tổn thương dạng khối khu trú nằm trong tuyến giáp, có thể là khối dạng đặc, dịch hay hỗn hợp. Biểu hiện của bệnh là vùng trước cổ bị mất cân đối. Đây là tổn thương thường gặp ở 4 - 7% dân số, nữ giới có nguy cơ mắc nhiều gấp 7 lần nam giới. Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ lệ phát hiện được bằng siêu âm lớn hơn rất nhiều, dao động từ 19 - 67% tùy nhóm nghiên cứu và tăng lên ở người già, ước tính 50% số người trên 60 tuổi có bướu nhân tuyến giáp, tuy nhiên, chỉ 1/20 số này là ác tính. Để xác định nhân tuyến giáp là lành tính hay ác tính, cần làm thủ thuật chọc kim nhỏ vào các nhân, lấy mẫu mô đem soi dưới kính hiển vi, tìm tế bào ác tính.

Có 2 loại bướu nhân tuyến giáp: Đơn nhân và đa nhân. Người ta thường chỉ sờ thấy các nhân lớn, nằm gần bề mặt; còn các nhân nhỏ có đường kính dưới 1cm thì rất khó bị phát hiện khi khám bằng tay, phải nhờ đến siêu âm. Trong một số trường hợp, nhân tuyến giáp lành tính có thể không phát triển hoặc thậm chí là nhỏ đi. Đa số các nhân tuyến giáp lành tính tiến triển rất chậm. Khi được chẩn đoán chính xác là nhân lành tính và theo dõi tái khám sức khỏe đều đặn, người bệnh có thể sống chung với nó.

Dấu hiệu nhận biết bướu nhân tuyến giáp không rõ ràng. Bệnh thường được phát hiện khi người mắc đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khám vì các vấn đề bên ngoài tuyến giáp. Khi bướu cổ phát triển quá lớn, người bệnh có thể gặp các triệu chứng của sự chèn ép như: Khó thở (do chèn ép vào khí quản), nghẹt thở, khó nuốt (đồ ăn hay bị mắc ở cổ họng do khối bướu to chèn vào thực quản), cảm giác tức ở cổ. Các biểu hiện này thường xảy ra với khối bướu tuyến giáp phát triển xuống phía dưới ngực, gọi là bệnh bướu cổ xương ức. Khi bướu phát triển đủ lớn, sẽ quan sát được bằng mắt thường.

 

>>> XEM THÊM: Suy giáp sau phẫu thuật - Những điều bạn cần lưu tâm!

Người bị bướu nhân tuyến giáp kiêng ăn gì?

Một chế độ ăn uống lành mạnh, thích hợp luôn là yếu tố quan trọng giúp cải thiện các vấn đề sức khỏe. Để giảm nhẹ những triệu chứng của bướu nhân tuyến giáp như: Khó nuốt, khàn giọng, mệt mỏi,… người mắc nên cắt giảm các loại thực phẩm dưới đây:

Đậu nành và các chế phẩm chứa đậu nành

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong đậu nành có chứa chất isoflavone ức chế sự hấp thu iod vào trong tuyến giáp. Do đó, nếu bạn đang bị bướu nhân tuyến giáp thì nên tránh ăn đậu nành và các sản phẩm được chế biến từ đậu nành như: Đậu phụ, sữa đậu nành, xốt mayonnaise, nước tương,...

Rau họ cải

Các loại rau họ cải chứa hợp chất glucosinolates, có thể chuyển đổi thành isothiocyanates, không tốt cho người bị bướu tuyến giáp. Isothiocyanates sẽ ngăn chặn sự hấp thụ iod vào trong tuyến giáp. Mà tuyến giáp cần iod để sản xuất ra hormone. Khi thiếu iod, tuyến yên sẽ tăng cường tiết TSH (thyroid stimulating hormone), kích thích tuyến giáp sản xuất hormone, làm cho cơ quan này bị phì đại, tăng sinh và dẫn đến bướu cổ. Chính vì thế, việc tiêu thụ các rau họ cải có thể khiến bệnh trầm trọng thêm. Một số loại rau thuộc họ cải có thể kể đến như: Cải xanh, súp lơ, cải bruxen, cải xoăn, củ cải, cải bắp,…

 Người bị bướu nhân tuyến giáp nên kiêng các loại rau họ cải

Người bị bướu nhân tuyến giáp nên kiêng các loại rau họ cải

Thực phẩm chứa Gluten

Theo nghiên cứu, gluten là một loại protein thường có trong lúa mì, lúa mạch,… Đây là chất ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa,hệ miễn dịch của cơ thể khiến cho nguy cơ mắc bệnh suy giáp, cường giáp tăng cao. Các chuyên gia cho rằng, chế độ ăn không có gluten giúp ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh về tuyến giáp.

Thực phẩm chế biến sẵn

Đối với bệnh nhân tuyến giáp cần tránh ăn những thực phẩm được chế biến sẵn, do chúng thường chứa đậu tương, chất phụ gia, calo rỗng - đây đều là những chất không tốt cho tuyến giáp.

Thực phẩm chứa nhiều đường

Một số loại thực phẩm như kẹo, bánh, mứt,… thường chứa hàm lượng đường fructose đã qua chế biến. Thông thường, fructose là hợp chất tự nhiên có trong trái cây. Tuy nhiên, khi được xử lý (từ mía, củ cải đường), fructose sẽ mất đi chất xơ và chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Khi ăn nhiều fructose, sẽ gây hại cho cơ thể, trong đó có tuyến giáp. Bởi vậy, những người mắc bướu nhân tuyến giáp nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường.

 Người bị bướu nhân tuyến giáp nên tránh xa thực phẩm nhiều đường

Người bị bướu nhân tuyến giáp nên tránh xa thực phẩm nhiều đường

Bia rượu và chất kích thích

Cũng giống như những bệnh lý khác, người bị bướu nhân tuyến giáp tuyệt đối không được sử dụng bia rượu, đồ uống có ga hoặc chất kích thích, do những chất này gây rối loạn hoạt động tuyến giáp và kích thích hệ tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thụ thuốc, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

>>> XEM THÊM: Biến chứng cường giáp mà bạn không thể coi thường