Ung thư tuyến giáp thể nhú là dạng ung thư phát triển ở giai đoạn chớm trong 4 dạng ung thư tuyến giáp thường gặp. Đây là dạng bệnh có tiên lượng tốt với tỷ lệ chữa thành công cao nhất. Vậy ung thư tuyến giáp thể nhú có những triệu chứng gì, nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết về loại ung thư này trong bài viết sau đây.

Ung thư tuyến giáp thể nhú là gì?

Ung thư tuyến giáp thể nhú là một dạng ung thư tuyến giáp phổ biến nhất hiện nay, chiếm tới 80% các ca mắc ung thư. Bệnh có tỷ lệ mắc ở nữ giới cao hơn từ 3-4 lần nam giới và đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây.

Ung thư thể nhú có bản chất là một hoặc nhiều khối u ác tính được biệt hóa từ tế bào biểu mô nang giáp.

Bệnh ung thư thường xảy ra khi tuyến giáp có những thay đổi bất thường trong hoạt động, tạo điều kiện hình thành cho những tế bào ác tính xâm lấn. Theo thời gian các khối u sẽ to dần ra tấn công tới các mô xung quanh đồng thời di căn tới các bộ phận khác trên cơ thể.

Ung-thu-tuyen-giap-the-nhu-xuat-phat-tu-cac-te-bao-trong-tuyen-giap-bi-thay-doi-va-khong-chiu-su-kiem-soat-cua-co-the.webp

Ung thư tuyến giáp thể nhú xuất phát từ các tế bào trong tuyến giáp bị thay đổi và không chịu sự kiểm soát của cơ thể

Nguyên nhân của ung thư tuyến giáp thể nhú

Đến thời điểm hiện tại, chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây u tuyến giáp thể nhú. Tuy nhiên các yếu tố nguy cơ cao của bệnh được ra bao gồm:

  • Rối loạn hệ miễn dịch: Ở người bình thường có hệ miễn dịch tốt, các kháng thể được sinh ra để chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn thậm chí là những tế bào bất thường. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch suy giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, các tế bào lạ phát triển quá mức gây ra các khối u ác tính.
  • Nhiễm phóng xạ: Theo một số khảo sát cho thấy, những đối tượng bị nhiễm phóng xạ từ bên ngoài hoặc nhiễm vào bên trong cơ thể qua đường tiêu hóa, hô hấp có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp hơn bình thường. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ có cơ thể nhạy cảm, cha mẹ cần chú ý bảo vệ con trước những tia phóng xạ ngoài môi trường.
  • Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có tới 70% người bị ung thư tuyến giáp thể nhú có người thân trong gia đình bao gồm bố mẹ, ông bà hoặc chị em đã từng mắc bệnh. Mặc dù vậy, hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra được mã gen nào dẫn tới tính chất di truyền này.
  • Yếu tố tuổi tác, thay đổi hormone: Đa phần người mắc ung thư tuyến giáp nằm trong độ tuổi từ 30-50 tuổi, tỉ lệ cao ở nữ giới. Điều này là do yếu tố hormone đặc thù ở phụ nữ nhất là các ngưỡng như mang thai, sinh nở hoặc mãn kinh.
  • Mắc bệnh tuyến giáp: Những người đã từng bị hoặc đang bướu giáp, bệnh basedow hoặc các bệnh lý hormone tuyến giáp mãn tính sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn những người khác.

He-mien-dich-suy-yeu-la-yeu-to-nguy-co-cao-cua-benh-ung-thu-the-nhu.webp

Hệ miễn dịch suy yếu là yếu tố nguy cơ cao của bệnh ung thư thể nhú

Phát hiện sớm triệu chứng của ung thư tuyến giáp thể nhú

Ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn 1 hoặc ung thư tuyến giáp dạng nhú kích thước nhỏ thường không gây ra triệu chứng. Thông thường, ở giai đoạn này, người mắc có thể phát hiện khi đi khám định kỳ hoặc khám các bệnh lý khác.

Ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn 2 hoặc khi bệnh bắt đầu nghiêm trọng sẽ xuất hiện những triệu chứng như: Khàn tiếng, nuốt nghẹn, khó thở,.. Cụ thể như sau:

  • Khàn tiếng, nói hai giọng, khó khăn khi nói to.
  • Nuốt nghẹn, vướng khi khối u ác tính chèn vào thanh quản.
  • Khó thở đặc biệt khi nằm do u xâm lấn vào khí quản.
  • Cổ nổi cục có kích thước từ vài mm đến vài cm.
  • Giai đoạn muộn, cổ người bệnh có xuất hiện các hạch nổi xung quanh khu vực tuyến giáp kèm theo là sự di căn vào xương như đau nhức, mỏi xương,...
  • Người bệnh có thể bị sốt cao thường xuyên không rõ nguyên nhân.

 Mặc dù vậy, những triệu chứng liệt kê trên có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác về tuyến giáp, có thể không phải là ung thư tuyến giáp. Vì vậy, để kết luận chính xác, người bệnh cần đi tới các trung tâm y tế uy tín để thăm khám và chẩn đoán một cách chính xác.

Ung-thu-tuyen-giap-gay-anh-huong-xau-den-xuong-khop.webp

Ung thư tuyến giáp gây ảnh hưởng xấu đến xương khớp

Ung thư tuyến giáp thể nhú có chữa được không?

Ung thư tuyến giáp thể nhú sống được bao lâu và có nguy hiểm đến tính mạng không là thắc mắc của đa số người bệnh. Như đã nhắc ở trên, ung thư thể nhú là loại có mức độ nhẹ nhất trong 4 thể dạng ung thư tuyến giáp (ung thư nhú, ung thư nang, thể tủy và ung thư không biệt hóa), hoàn toàn có thể điều trị thành công nếu phát hiện kịp thời. Phát hiện bệnh sớm, cơ hội chữa khỏi của người mắc lên đến 100%.

Cụ thể, tỷ lệ sống sau 5 năm cho người bị ung thư thể nhú tuyến giáp là:

  • Giai đoạn đầu: Tỷ lệ sống sót sau 5 năm xấp xỉ 100%.
  • Giai đoạn 2: Tỷ lệ sống gần 100% nếu được điều trị phù hợp.
  • Giai đoạn 3: Tỷ lệ sống xấp xỉ 93%.
  • Giai đoạn cuối: Tỷ lệ còn 51%.

Nhiều thống kê hiện nay đã chỉ ra rằng, ung thư tuyến giáp thể nhú có thể sẽ được liệt kê vào ung thư lành tính bởi có tỉ lệ sống sau 5 năm cao ngay cả ở giai đoạn cuối. Chính vì vậy, khi có những triệu chứng nghi ngờ, người bệnh nên thăm khám càng sớm càng tốt để hạn chế biến chứng.

 Cách điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú

Phương pháp điều trị K tuyến giáp thể nhú được chỉ định là phẫu thuật ngoại khoa. Tùy từng thể trạng hoặc mức độ của bệnh, người mắc sẽ được thực hiện phẫu thuật truyền thống và phẫu thuật nội soi. Phương pháp nội soi vượt trội hơn phẫu thuật truyền thống bởi đảm bảo được thẩm mỹ, hạn chế chảy máu và nhiễm trùng. Tuy nhiên chi phí nội soi thường cao hơn và yêu cầu bác sĩ thực hiện có kỹ thuật.

Sau khi phẫu thuật, người bệnh vẫn cần tiếp tục duy trì điều trị bằng 4 phương thức chính bao gồm: Sử dụng nội tiết trị liệu, phóng xạ Iod, hóa trị. Cụ thể từng phương pháp như sau:

  • Trị liệu bằng thuốc: Sau khi kết thúc phẫu thuật, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh, thông thường sau đó sẽ chỉ định sử dụng thuốc ức chế TSH. Phương pháp này có tác dụng đè nén các tế bào ung thư còn sót lại nhằm giảm thiểu tỷ lệ tái phát.
  • Sử dụng Iod phóng xạ: Trong các trường hợp ung thư đã di căn, người bệnh bắt buộc phải áp dụng xạ trị Iod 131 có tác dụng tiêu diệt triệt để các tế bào ung thư sót lại.

Sau khi thực hiện phẫu thuật và điều trị, người bệnh ung thư thể nhú sẽ được xuất viện sau khoảng 2-3 tuần và tự theo dõi tại nhà. Trong thời gian này, người bệnh cần tái khám theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh bệnh tái phát.

Ngoài ra, người bệnh có thể bổ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh bằng các bài thuốc Đông y. Hiện nay, trên thị trường, các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư tuyến giáp thể nhú đang được nhiều người quan tâm. Nghiên cứu của các chuyên gia tại Trung Quốc năm 2012 chỉ ra rằng, hải tảo là một trong những dược liệu tự nhiên có tính chất kháng viêm, kháng khuẩn, đồng thời chứa hoạt chất có tác dụng làm mềm các khối u tuyến giáp. Thành phần này có thể được tăng dược tính khi kết hợp cùng lá neem, khổ sâm nam, bán biên liên, ba chạc,... Các loại thảo dược thường lành tính, không gây tác dụng phụ, phù hợp với người bệnh sau phẫu thuật.

Hai-tao-ket-hop-voi-nhieu-thao-duoc-quy-giup-tieu-u,-giam-buou.webp

Hải tảo kết hợp với nhiều thảo dược quý giúp tiêu u, giảm bướu

>>>Xem thêm: 4 lưu ý cần thiết sau khi mổ K tuyến giáp. Xem ngay TẠI ĐÂY!

Một số câu hỏi thường gặp

Ngoài các nội dung cơ bản về bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú, dưới đây là một số vấn đề đang được quan tâm và muốn được tư vấn giải đáp:

Chữa ung thư tuyến giáp thể nhú ở đâu tốt nhất?

Các bệnh viện uy tín người mắc có thể tham khảo chữa bệnh ba miền Bắc Trung Nam như sau:

  • Bệnh viện K trung ương: Có địa chỉ là số 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Bệnh viện trung ương quân đội 108: Có địa chỉ tại số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, TP Hà Nội
  • Bệnh viện ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh: Địa chỉ bệnh viện tại số 3 Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, TP.HCM
  • Bệnh viện Đà Nẵng: Có địa chỉ tại 124 Hải Phòng, Thạch Thang, Thành Phố Đà Nẵng.

Ung thư tuyến giáp thể nhú có tái phát sau phẫu thuật không?

Sau khi điều trị ung thư tuyến giáp, người bệnh khó có thể tránh khỏi tình trạng một số tế bào ung thư siêu nhỏ vẫn tồn tại, ẩn nấp ở cơ quan nào đó mà thuốc hoá trị không tới được. Cũng bởi vậy, bệnh ung thư có thể sẽ quay trở lại vào một khoảng thời gian nhất định.

 

Theo khảo sát, đa số ung thư thường tái phát trong 5 năm đầu sau điều trị. Vì thế bác sĩ khó có thể khẳng định bạn đã khỏi bệnh hoàn toàn sau khi điều trị ung thư tuyến giáp. Thay vào đó, bác sĩ chỉ có thể khẳng định khả năng an toàn khá cao nếu không tái phát trong vòng 5 năm. Thời gian này càng kéo dài càng tốt và khả năng sống sót của người bệnh sau đó càng cao.

Ung-thu-tuyen-giap-thuong-tai-phat-trong-5-nam-dau-sau-dieu-tri.webp

 Ung thư tuyến giáp thường tái phát trong 5 năm đầu sau điều trị

Làm thế nào để biết ung thư tuyến giáp đã di căn?

Ung thư thể nhú có tỷ lệ di căn khu vực là 99%, tỷ lệ di căn xa là 78%. Các cơ quan ung thư thể nhú có thể di căn mức độ gần là: Các cơ, mạch máu, dây thần kinh ở cổ; thanh quản, khí quản, thực quản và hầu họng. Biểu hiện di căn gần chủ yếu là sự xuất hiện của các hạch xung quanh cổ.

Với di căn xa, tế bào ung thư có thể xâm lấn vào tim, xương, phổi và não. Biểu hiện chính là: Đau nhức xương khớp, khó thở, suy tim,...

Làm thế nào để phòng ngừa ung thư tuyến giáp thể nhú?

Để phòng ngừa ung thư tuyến giáp thể nhú, người bệnh cần thực hiện những điểm sau:

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học: Hạn chế các loại đồ ăn dầu mỡ, chất kích thích, nhiều đường thay vào đó là các thực phẩm giàu vitamin, chứa iod và vitamin.
  • Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh: Uống đủ nước, ngủ đủ giấc, vận động đều đặn và giữ tâm trạng thoải mái.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ: Bạn nên tạo thói quen khám sức khỏe từ 6 tháng một lần hoặc khi cơ thể có những dấu hiệu không ổn. Đặc biệt là đối với những người có tiền sử mắc các bệnh tuyến giáp.

Che-do-dinh-duong-giau-iod-giup-phong-ngua-benh-tuyen-giap-hieu-qua.webp

Chế độ dinh dưỡng giàu iod giúp phòng ngừa bệnh tuyến giáp hiệu quả

Như vậy có thể đánh giá ung thư tuyến giáp thể nhú là loại bệnh có tiên lượng sống cao nếu người bệnh phát hiện bệnh kịp thời. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đọc có những định hướng cụ thể về bản chất của bệnh ung thư thể nhú, nhận biết các dấu hiệu sớm để điều trị bệnh an toàn và hiệu quả cao. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi hoặc để lại bình luận để được tư vấn chi tiết và cụ thể.

Link tham khảo:

https://www.thyroidcancer.com/

https://www.cancer.gov/types/thyroid/patient/thyroid-treatment-pdq

https://www.endocrineweb.com/conditions/thyroid-cancer/thyroid-cancer