Với người bị K tuyến giáp (hay còn gọi ung thư tuyến giáp), phẫu thuật cắt bỏ khối u ác tính là phương pháp điều trị hiệu quả thường được lựa chọn. Tuy nhiên, những vấn đề gì có thể xảy ra trong và sau quá trình mổ, biện pháp chăm sóc, chế độ dinh dưỡng hậu phẫu ra sao thì không phải ai cũng nắm rõ. Nếu đang quan tâm đến vấn đề này thì mời các bạn cùng theo dõi thông tin bài viết sau đây.

Biến chứng sau mổ K tuyến giáp

Phẫu thuật K tuyến giáp sau mổ có thể xảy ra một số biến chứng khá nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh cần chú ý quan sát và chăm sóc vết mổ hơn. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

Suy giáp hậu phẫu

Nếu bệnh nhân được chỉ định cắt toàn bộ tuyến giáp thì sẽ phải đối diện với tình trạng suy giáp hậu phẫu và cần bổ sung hormone tuyến giáp cho đến hết đời.

K tuyến giáp tái phát

Trường hợp được chỉ định cắt bỏ một bên thùy tuyến giáp thì bệnh vẫn có thể tái phát trên vùng còn lại sau một khoảng thời gian điều trị với tỷ lệ lên tới 30%. Do đó, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, tích cực bổ sung sản phẩm thảo dược giúp điều hòa hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe tuyến giáp để phòng ngừa tái phát sau phẫu thuật.

Tổn thương các cơ quan lân cận

Các cơ quan có thể bị tổn thương sau phẫu thuật K tuyến giáp bao gồm thanh quản, khí quản, thực quản, tuyến cận giáp… Tình trạng này có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm như mất giọng, hạ canxi, đứt mạch máu… Vì vậy, bạn cần đặc biệt cẩn thận với các biến chứng này.

Chảy máu sau mổ

Tại vết mổ, máu có thể bị rỉ ra ngoài, hoặc tạo thành các cục máu đông ở trong cơ thể, gây áp lực lớn lên vùng vết mổ. Các cục máu này có thể chèn ép mạch máu, đường thở, khiến người bệnh bị ngạt thở rất khó chịu. Tuy nhiên, tình trạng này xảy ra khá ít, chỉ chiếm từ 1-2% số ca mắc bệnh.

Nhiễm khuẩn vết mổ

Khi bị nhiễm khuẩn, vết mổ sẽ bị sưng to kèm các cơn đau nhức liên tục, đồng thời bệnh nhân cũng bị sốt cao, mê sảng… nếu để lâu sẽ rất nguy hiểm. Tuy nhiên trường hợp này cũng thường xảy ra khá ít, chỉ chiếm khoảng 0,5% số ca bệnh.

Chế độ chăm sóc sau mổ K tuyến giáp

Tùy vào tình trạng của mỗi người, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân nằm lại bệnh viện từ 2-7 ngày. Trong thời gian này, các bác sĩ sẽ theo dõi tiến độ hồi phục của cơ thể, thời gian lành vết thương có bình thường không và cũng để đảm bảo vết mổ được chăm sóc hậu phẫu đúng cách. 

 Sau mổ K tuyến giáp, tùy vào mỗi trường hợp mà người bệnh có thể nằm lại bệnh viện từ 2-7 ngày.jpg

Sau mổ K tuyến giáp, tùy vào mỗi trường hợp mà người bệnh có thể nằm lại bệnh viện từ 2-7 ngày

Tuy nhiên trong trường hợp được cho phép ra viện sớm, người bệnh và gia đình cần chú ý một số điều sau để đảm bảo sức khỏe cũng như vết mổ không bị ảnh hưởng.

Về thời gian nghỉ ngơi

Tốt nhất người bệnh nên nghỉ ngơi từ 7 – 10 ngày để cơ thể được hồi phục hoàn toàn rồi mới đi làm và hoạt động trở lại. Trong thời gian này, vết mổ cũng sẽ bắt đầu liền lại từ từ. Do đó, bạn nên tránh va chạm cũng như vận động mạnh để không gây rách vết mổ. Bạn cũng cần hạn chế vận động mạnh hay mang vác các vật nặng có thể làm ảnh hưởng đến khu vực cổ vừa phẫu thuật. Các tác động mạnh có thể gây trầy xước, rách miệng hay làm nhiễm trùng vết mổ vô cùng nguy hiểm.

Về vết mổ

Người bệnh cần chú ý chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật cẩn thận:

- Nếu thấy vùng mổ có dấu hiệu sưng nhẹ, người bệnh có thể dùng đá sạch chườm nhẹ để bớt sưng. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng nề này kéo dài, có dấu hiệu trầm trọng hơn, kèm theo các cơn đau, người bệnh nên đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra chính xác hơn.

- Cần ghi nhớ chính xác thời điểm bác sĩ dặn đi cắt chỉ, tránh để lâu có thể khiến đường chỉ hằn xuống da như vết chân rết gây mất thẩm mỹ. Nếu không có chuyên môn, người bệnh nên đến các trung tâm y tế hoặc bệnh viện để được hỗ trợ chăm sóc và cắt chỉ.

- Người bệnh không nên thay băng nhiều nếu băng khô. Hiện nay đã có loại băng có thể để từ lúc mổ đến lúc ra viện mới thay, có thể tắm thoải mái không sợ nước vào vết thương. Do đó, nếu bác sĩ dặn không cần thay băng thì người bệnh không cần quá lo lắng. Khi rửa vết thương, nếu vết thương có nhiều máu thì nên rửa oxy già trước, sau đó rửa lại bằng nước muối. Cuối cùng sát trùng bằng dung dịch cồn 70 độ hoặc betadin. Chỉ bôi cồn, betadin xung quanh vết mổ, không rửa trực tiếp vào vết mổ làm cháy, bỏng vết thương dẫn đến vết thương liền kém và không đẹp.

- Sau 7 - 10 ngày, vết mổ đã khô, đã cắt chỉ, đã rút dẫn lưu thì không cần băng vết thương nữa. Người bệnh nên bỏ băng để vết thương khô, thoáng và nhanh liền. Khi đi tắm, người bệnh có thể băng lại để hạn chế nước và xà phòng ngấm vào. Tắm xong nên tháo ra, rửa lại bằng nước muối sau đó chấm khô là được, không cần băng nữa. 

>>> XEM THÊM: Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ ảnh hưởng như thế nào đến thai kỳ?

Chế độ dinh dưỡng sau mổ K tuyến giáp

Trong thời gian đầu sau mổ, người bệnh nên ưu tiên ăn các món ăn loãng, lỏng vì lúc này các cơ quan cạnh tuyến giáp như thực quản có thể bị ảnh hưởng và chưa hồi phục hoàn toàn. Ngoài ra, nên tăng cường các món ăn giàu dinh dưỡng như yến sào, trứng, các loại rau củ, các loại hạt từ quả hạch như hạnh nhân, macca, óc chó,…

Sau mổ K tuyến giáp, người bệnh nên ăn các món ăn loãng

Sau mổ K tuyến giáp, người bệnh nên ăn các món ăn loãng

Sau mổ, nếu bác sĩ không chỉ định xạ trị bằng I-131 (Iod phóng xạ), người bệnh có thể tăng cường bổ sung iod bình thường. Lý do là vì tuyến giáp cần iod để cân bằng hoạt động và sản sinh ra một số hormone cần thiết, làm giảm sự hình thành của ung thư. Vì vậy, hãy ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng iod cao như các loại thủy hải sản, tảo, rong biển,… Các loại ngũ cốc nguyên hạt, các nguồn protein nạc và các acid béo omega-3 cũng là thực phẩm rất tốt cho cơ thể người bệnh lúc này. Bạn có thể chế biến các món ăn dưới dạng cháo loãng, súp để người bệnh dễ ăn hơn.

Bên cạnh đó, cũng cần chú ý hạn chế một số món ăn như thịt bò, rau muống, các thực phẩm cay mặn, các món ăn nhiều chất xơ vì nó có thể khiến ảnh hưởng tới vết mổ. Ăn nhiều các thực phẩm này sẽ khiến vết mổ lâu lành và để lại sẹo lồi gây mất thẩm mỹ.