Các phương pháp tự kiểm tra ung thư tuyến giáp
1.Chú ý các hình dạng các vết sưng ở tuyến giáp. Thông thường phân chia thành hai loại: một loại hình bướm, thường gặp ở các bệnh nhân bướu cổ, viêm tuyến giáp và ở một số bệnh nhân bị cường giáp; loại khác là tại một số bộ phận của tuyến giáp xuất hiện những khối u hình tròn, thường gặp ở các bệnh nhân u nang tuyến giáp, u tuyến giáp, cũng bao gồm cả bệnh ung thư tuyến giáp.
2.Chú ý đến kích thước của khối u. Nếu khối u mở rộng chậm hoặc nhiều nốt sưng, chủ yếu là ở bệnh bướu cổ; thông thường các khối u lành tính hoặc u nang có đường kính khoảng 2 cm; nếu đường kính lớn hơn 2cm, cần phải nghi ngờ ung thư tuyến giáp.
3.Chú ý đến độ mềm mịn của khối u. Dùng ngón tay cái và ngón ngỏ chạm cẩn thận vào bề mặt khối u. Nếu bề mặt mịn và trơn tru đồng đều, đa số chỉ là bướu cổ; Nếu bề mặt khối u không mịn màng, rất có khả năng bị viêm tuyến giáp; Nếu có xuất hiện nốt sưng, nhưng bề mặt nhẵn mịn, thì đó có thể chỉ là bướu; Nếu có nốt sưng lớn, bề mặt không nhẵn mịn, có cảm giác thực thể, thì cần phải nghi ngờ ung thư tuyến giáp.
4.Chú ý đến tốc độ tăng trưởng của khối u. Nếu là bệnh bướu cổ thì khối u sẽ tăng trưởng chậm, có thể kéo dài từ vài năm đến vài chục năm; các khối u nang lành tính cũng có thể phát triển từ vài tháng đến vài năm; khối u của bệnh ung thư tuyến giáp tăng trưởng rất rõ rệt, tốc độ nhanh, có thể tăng trưởng từ vài chục ngày hoặc trong vòng 1,2 tháng là có thể thấy rõ.
5.Chú ý đến xung quanh khối u có thể sờ thấy các hạch bạch huyết hay không. Nếu xung quanh tuyến giáp có thể chạm vào các hạch bạch huyết tương đối cứng, cần phải cảnh giác cao độ và nghi ngờ ung thư tuyến giáp có di căn hạch bạch huyết.
6. Bệnh ung thư tuyến giáp nếu có thể chẩn đoán sớm, phát hiện sớm, điều trị sớm, thì sẽ là chìa khóa quan trọng để tiên lượng bệnh, nếu phát hiện thấy những vấn đề bất thường, hãy nhanh chóng đến các bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra sớm.