Nhân tuyến giáp có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi khi nhận được kết luận mắc nhân tuyến giáp, đa phần người bệnh còn chưa biết nhiều đến nhiều đến căn bệnh này. Để tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của nhân tuyến giáp và cách điều trị, mời bạn tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

Mức độ nguy hiểm của nhân tuyến giáp

Nhân tuyến giáp (hay u tuyến giáp) là sự nhân lên bất thường của các mô tuyến giáp. Vậy nhân tuyến giáp có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia mức độ nguy hiểm của nhân tuyến giáp sẽ phụ thuộc vào tính chất (lành tính hoặc ác tính), kích thước khối u.

  • Nhân tuyến giáp lành tính

Nhân tuyến giáp đa phần là lành tính chỉ 5% ác tính. Do vậy người bệnh không nên quá lo lắng khi mắc phải căn bệnh này. Mặc dù có tỷ lệ lành tính cao, tuy nhiên người mắc cũng không nên chủ quan bởi vẫn có trường hợp chuyển sang ác tính. Đặc biệt, u tuyến giáp lành tính có thể phát triển với kích thước lớn gây ra các vấn đề như:

  • Chèn ép lên thanh quản gây khàn tiếng.
  • Chèn ép lên thực quản gây nuốt vướng.
  • Chèn ép lên khí quản gây khó thở.
  • Bướu to ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp
  • Nhân tuyến giáp ác tính

Nhân tuyến giáp ác tính (ung thư tuyến giáp) thường có tiên lượng tốt. Bệnh có nhiều thể khác nhau. Trong đó thể nhú là dạng thường gặp và tuổi thọ của người mắc thường cao. Còn đối với thể nang, thể tủy, hay thế không biệt hóa, tiên lượng sống kém và nguy cơ di căn đến các cơ quan khác cao. Tuy nhiên các thể này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 10% trong tổng số các ca mắc ung thư tuyến giáp.

Nhan-tuyen-giap-ac-tinh-khong-nguy-hiem-nhu-ban-nghi.webp

Nhân tuyến giáp ác tính không nguy hiểm như bạn nghĩ

>>>Xem thêm: Bệnh nhân tuyến giáp cần ghi nhớ 5 nguyên tắc dưới đây!

Nhân tuyến giáp có tự hết không? Nếu không thì phải điều trị thế nào?

Nguyên nhân gây nhân tuyến giáp hình thành do rối loạn hệ miễn dịch làm mất cân bằng giữa quá trình sinh và và chết đi của tế bào. Tức hệ miễn dịch không tiêu diệt các tế bào già, lỗi trong khi tế bào mới vẫn sinh ra gây hình thành khối u, bướu. Do vậy, để  thu nhỏ khối u giáp thì người bệnh có thể áp dụng các phương pháp như: Phẫu thuật, đốt sóng cao tần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa  học, hợp lý và sử dụng các biện pháp hỗ trợ giúp điều hòa hệ miễn dịch.

  • Theo dõi

Các nhân tuyến giáp lành tính kích thước 10mm hoặc nhân không gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh thì được chỉ định theo dõi, tái khám định kỳ mà không cần phải mổ. Vì vậy, với những trường hợp này, cứ 3-6 tháng cần đến bệnh viện theo dõi để kiểm soát kích thước nhân tuyến giáp.

  • Phẫu thuật

Phẫu thuật thường được áp dụng với các khối nhân tuyến giáp kích thước lớn gây chèn ép lên thanh quản, thực quản, khí quản. Mặc dù phương pháp này giúp teo nhỏ nhân tuyến giáp nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Chảy máu, suy giáp phải uống hormone cả đời, hạ canxi huyết, gây sẹo ở cổ làm mất thẩm mỹ,...

  • Đốt sóng cao tần

Đốt sóng cao tần là phương pháp giúp thu nhỏ nhân giáp và ít gây xâm lấn. Tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này vẫn còn đang được đánh giá, chi phí điều trị cao, người bệnh phải thực hiện nhiều lần. Do vậy trước khi quyết định lựa chọn  điều trị cho người bệnh, bác sĩ cần phải cân nhắc kỹ.

  • Sử dụng thảo dược cho người mắc nhân tuyến giáp

Hải tảo – một loại rong biển đã được biết đến với nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe của tuyến giáp. Hải tảo có tác dụng nhuyễn kiên, tức là làm tiêu khối u bướu. Hiện nay, để nâng cao hiệu quả và tiện cho việc sử dụng, các nhà khoa học đã kết  hợp hải tảo với các thành phần khác như bán biên liên, khổ sâm, ba chạc, cao neem dưới dạng viên uống, giúp giảm nhẹ các triệu chứng cũng như hạn chế tác dụng của các phương pháp điều trị tây y; từ đó nâng cao sức khỏe tuyến giáp và thể trạng người bệnh. Sản phẩm này có nguồn gốc từ thiên nhiên nên không gây tác dụng phụ.

Cac-thanh-phan-giup-lam-nho-kich-thuoc-nhan-tuyen-giap.webp

Các thành phần giúp làm nhỏ kích thước nhân tuyến giáp

  • Chế độ ăn cho người mắc nhân tuyến giáp

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị nhân tuyến giáp nên ăn các thực phẩm giàu iod, vitamin và khoáng chất như: Hải tảo, tôm, cua, cá, hoa quả tươi và các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt điều),... Bên cạnh đó người mắc cần hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đậu nành, nội tạng động vật,...

Như vậy nhân tuyến giáp giáp không thể tự teo nhỏ. Để thu nhỏ nhân giáp người bệnh cần áp dụng nhiều phương pháp kết hợp trong đó sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần hải tảo là biện pháp đang được nhiều người áp dụng hiện nay. Để được tư vấn về nhân tuyến giáp và bệnh tuyến giáp nói chung hãy để lại bình luận phía dưới nhé.

Link tham khảo:

https://www.endocrineweb.com/conditions/thyroid-nodules

https://www.medicalnewstoday.com/articles/185672

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/thyroid-nodules/diagnosis-treatment/drc-20355266