Nhân tuyến giáp là thuật ngữ chỉ sự bất thường của tế bào tuyến giáp, làm biến đổi cấu trúc và chức năng của cơ quan này. Các khối nhân thường phát triển âm thầm, khó nhận biết. Chủ động tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị sẽ giúp bạn biết cách kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm hiệu quả.

Nhân tuyến giáp là gì, có mấy loại?

Nhân tuyến giáp hay còn gọi tuyến giáp có nhân, u tuyến giáp hoặc bướu nhân tuyến giáp là tình trạng phát triển bất thường của các tế bào tuyến giáp dẫn đến hình thành các khối u.

Đa số các trường hợp tuyến giáp có nhân đều thuộc thể lành tính và tỷ lệ chứa các tế bào dạng ác tính thường rất ít. Nhân tuyến giáp được chia thành 2 loại chính:

  • U tuyến giáp đơn nhân: Bướu tuyến giáp đơn nhân chỉ tình trạng xuất hiện khối u bất thường. U đơn nhân được chia thành 2 dạng nhân độc và nhân không độc. Trong đó đa số các trường hợp mắc phải dạng nhân độc đều có nồng độ hormone tuyến giáp tương đối cao (cường giáp).
  • U tuyến giáp đa nhân: Đây là tổn thương tuyến giáp dạng khối, có thể đặc hoặc lỏng. Đặc biệt bệnh rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu và vẫn tồn tại một tỷ lệ nhỏ chứa tế bào ác tính gây ra ung thư.

 Nhan-tuyen-giap-co-the-la-don-nhan-hoac-da-nhan.webp

Nhân tuyến giáp có thể là đơn nhân hoặc đa nhân

Dấu hiệu nhận biết nhân tuyến giáp

Cổ phình to, khàn tiếng, khó nuốt,... là những dấu hiệu nhận biết nhân tuyến giáp khá phổ biến, có thể nhận biết dễ dàng và rất nhiều người gặp phải. Cụ thể là:

  • Khi có nhân tuyến giáp phần cổ xuất hiện cục sưng bất thường, một số có thể nhìn thấy bằng mắt thường, cảm nhận dưới da. Người bệnh có thể nhận thấy phần cổ sưng to hơn khi cài cúc áo, đeo vòng hoặc soi gương.
  • Nếu nhân xơ tuyến giáp đã lớn có thể sẽ chèn ép lên khí quản, thực quản gây ra cảm giác vướng cổ họng khi ăn uống, khó thở, khàn giọng.
  • Rối loạn chức năng tuyến giáp bởi các nhân tuyến giáp có thể gây tim đập nhanh, đánh trống ngực, tay run, sụt cân..
  • Tuyến giáp có nhân gây rối loạn tiêu hóa, giảm ham muốn, tăng tiết mồ hôi. Những triệu chứng hormone này có thể dễ nhầm với triệu chứng nội tiết khác như tiền mãn kinh, mang thai hoặc căng thẳng mệt mỏi.
  • Toàn thân mệt mỏi, tay chân không có lực, không muốn vận động.

Nhan-xo-tuyen-giap-to-khien-nguoi-benh-nuot-nghen.webp

Nhân xơ tuyến giáp to khiến người bệnh nuốt nghẹn

Nguyên nhân gây ra bệnh nhân tuyến giáp

Tỷ lệ mắc tuyến giáp có nhân ở nữ giới trung niên thường cao hơn so với nhóm còn lại. Bên cạnh những yếu tố về dinh dưỡng và hormone, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan trước những nguyên nhân gây bệnh như:

  • Thiếu hoặc thừa iod: Tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa iod là nguyên nhân u tuyến giáp hàng đầu. Đây là vi chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp. Nếu không đáp ứng đủ hàm lượng cần thiết hoặc dư thừa cũng sẽ gây ra rối loạn chức năng của cơ quan này.
  • Viêm tuyến giáp: Viêm tuyến giáp được chia thành 3 dạng nhưng phần lớn là thể mạn tính. Tiêu biểu là bệnh Hashimoto có thể trở thành nguyên nhân gây u tuyến giáp.
  • Rối loạn hormon: Phụ nữ trong giai đoạn dậy thì, mang thai, sinh con và mãn kinh sẽ có sự xáo trộn mạnh mẽ trong quá trình sản xuất hormon. Trong khi đó, các hormone trong cơ thể luôn có tương tác và chi phối lẫn nhau. Điều này làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh nhân tuyến giáp.
  • Yếu tố di truyền: Các gia đình có bố hoặc mẹ từng mắc nhân tuyến giáp thì những thành viên còn lại sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.
  • Tuổi tác: Tỷ lệ phụ nữ trung niên mắc nhân xơ tuyến giáp gấp 5 lần so với nam giới cùng độ tuổi bởi khả năng kích thích hình thành u bướu mạnh hơn.

Nhân tuyến giáp có nguy hiểm không?

Nhân tuyến giáp đa phần không đe dọa đến tính mạng người bệnh. Phần lớn các nhân này là u lành tính, nếu phát hiện và điều trị kịp thời, người mắc hoàn toàn có thể được chữa khỏi tới 90% và trở về cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan trước khả năng chẩn đoán ác tính.

Thực tế, tình trạng tuyến giáp có nhân tự khỏi mà không cần điều trị có thể xảy ra nhưng rất ít. Hầu như người mắc chỉ được chẩn đoán khi khối u đã đạt kích thước nhất định. Để xác định nhân tuyến giáp có chuyển thành ung thư không, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết, chọc hút lấy tế bào. Khi đó, người bệnh có thể phải đối diện với một trong số nhiều nguy cơ khác nhau. Nguyên nhân u tuyến giáp cụ thể như sau:

  • Nhân lành tính: Nhân lành tính chiếm khoảng 69 – 74% ca mắc bệnh. Khi đó, tuyến giáp chỉ bị rối loạn chức năng và ảnh hưởng tới một số sinh hoạt hằng ngày của người mắc.
  • Nhân ác tính: Các nhân ác tính chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 4 – 5% và trong số đó có đến 80% số bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp thể nhú ở 2 thùy của tuyến giáp. Đây là thể ung thư phổ biến gặp nhưng lại ít nguy hiểm nhất. Thêm vào đó có khoảng gần 25% người bệnh mắc phải ung thư ở biến thể nhú, nang. Nếu không điều trị sớm nhân ác tính có thể xâm lấn đến các cơ quan trọng yếu và ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là tim và hệ thần kinh, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Nhan-tuyen-giap-neu-khong-duoc-dieu-tri-dung-cach-se-chuyen-sang-ung-thu.webp

Nhân tuyến giáp nếu không được điều trị đúng cách sẽ chuyển sang ung thư

Cách điều trị bệnh nhân tuyến giáp

Hiện nay, bệnh nhân tuyến giáp có thể được khắc phục thông qua các phương pháp chính tiêu biểu như sau: Sử dụng thuốc, iod phóng xạ, sóng cao tần,...

Điều trị bằng Thyroxine

Điều trị với Thyroxine là giải pháp được ứng dụng nhằm ức chế sự phát triển cho nhân tuyến giáp. Phương pháp này thường được áp dụng cho đối tượng trẻ tuổi, nhân tuyến giáp kích thước nhỏ và không có dấu hiệu phát triển thành u ác tính.

Dùng Iod phóng xạ

Điều trị bằng Iod phóng xạ được áp dụng cho bệnh nhân có bướu nhân do cường giáp bằng cách nạp vào cơ thể Iod 131 theo đường uống.

Phóng xạ Iod tuyệt đối không được dùng cho phụ nữ có thai và những người có cơ thể nhạy cảm. Sau khi điều trị, người bệnh cần phải tới thăm khám định kỳ để tránh nguy cơ nhiễm độc.

Phẫu thuật ngoại khoa

Phương pháp mổ tuyến giáp được chỉ định đối với người được chẩn đoán tuyến giáp có nhân lớn, gây chèn ép lên khí quản và thanh quản.

Nếu có dấu hiệu ung thư tuyến giáp, bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Trên thực tế, phẫu thuật là cách điều trị được hạn chế tối đa do nhiều rủi ro có thể mang đến cho người bệnh như nhiễm trùng, ảnh hưởng chức năng tuyến giáp và nguy cơ viêm nhiễm cao.

Tiêm cồn qua da

Đây là phương pháp được chỉ định cho người có nhân tuyến giáp đặc, u nang hoặc u nang dạng hỗn hợp. Cồn sẽ được tiêm qua da thông qua máy siêu âm, gây hoại tử coagulative, phá hủy nhân xơ.

Phương pháp này thường không gây tác dụng phụ và trị bệnh tương đối an toàn.

Sóng cao tần

Bác sĩ sẽ sử dụng dòng điện tần số cao để thu nhỏ kích cỡ của các nhân giáp lành tính trong tuyến giáp, đảm bảo không tái phát trong tương lai. Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp với các khối nhân tuyến giáp ác tính.

Phương pháp sử dụng tia laser

Laser là một trong những phương pháp hiện đại nhất trong điều trị nhân tuyến giáp, không cần gây mê, không gây đau đớn hay để lại sẹo. Nhờ đó giúp người bệnh hạn chế được biến chứng như mất giọng, khản tiếng, nhiễm trùng, chảy máu.

Sau khi điều trị, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi 1 - 2 hôm có thể xuất viện. Tuy nhiên chi phí điều trị cho phương pháp này thường khá tốn kém.

Sử dụng các loại thảo dược và dược liệu đông y

Các bài thuốc trị bệnh nhân tuyến giáp trong đông y khá đa dạng và mang lại nhiều hiệu quả cũng như mức độ an toàn cao. Đông y có khả năng chữa bệnh nhờ vào cơ chế tác động trực tiếp vào tác nhân gây bệnh đồng thời cải thiện và bồi bổ chức năng tuyến giáp.

Trong các loại dược liệu đông y trị bệnh nhân tuyến giáp, hải tảo được đánh giá cao với các hoạt chất sinh học tương tự như chất điều biến miễn dịch và có thể hữu ích trong việc điều trị các bệnh tuyến giáp.Theo nghiên cứu của các chuyên gia tại Trung Quốc năm 2012, hải tảo giúp mềm khối u trong các trường hợp bướu cổ (suy giáp trạng). Kết hợp hải tảo cùng các thảo dược khác như bán biên liên, ba chạc, lá neem, khổ sâm nam,... làm tăng dược tính điều trị. Hiện nay, sự kết hợp này đã xuất hiện trong nhiều các sản phẩm bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ trị bệnh, người bệnh có thể tham khảo trong chữa bệnh nhân tuyến giáp.

Hai-tao-giup-lam-teo-u,-giam-buou-tuyen-giap.webp

Hải tảo giúp làm teo u, giảm bướu tuyến giáp

>>>Xem thêm: Nhân tuyến giáp to bao nhiêu thì phải mổ?

Làm thế nào để phòng ngừa nhân tuyến giáp?

Nhân tuyến giáp thường khởi phát ở nhóm phụ nữ trung niên, người có tiền sử sống trong gia đình từng mắc bệnh tuyến giáp, tự miễn. Mặc dù đã số các trường hợp được chẩn đoán lành tính nhưng nếu không điều trị và phòng ngừa đúng cách, bệnh hoàn toàn có thể tái phát hoặc chuyển sang ác tính.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh tốt nhất bạn cần thực hiện là:

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng, tích cực bổ sung iod trong bữa ăn thông qua những thực phẩm như rong biển, hải sản…
  • Tăng cường nạp các thực phẩm chứa vitamin A như đu đủ, xoài, cam quýt,…
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với hóa chất hoặc tia phóng xạ.

Nhân tuyến giáp là một căn bệnh phổ biến nhưng nếu được phát hiện và điều trị đúng cách, bạn hoàn toàn có thể trở lại cuộc sống bình thường. Chủ động xây dựng chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý chính là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát và biến chứng. Nếu còn thắc mắc liên quan đến bệnh, bạn đọc hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận, chúng tôi sẽ tư vấn và chia sẻ thông tin đến bạn sớm nhất.

Link tham khảo:

  1. https://www.thyroid.org/thyroid-nodules/
  2. https://emedicine.medscape.com/article/127491-overview
  3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3752513/