“Nhân tuyến giáp to bao nhiêu thì phải mổ?” - Đây là thắc mắc của nhiều người bệnh. Bởi việc có khối u trong cơ thể dù lành tính hay ác tính đều có thể gây ra tâm lý hoang mang, lo lắng. Để tìm hiểu về nhân tuyến giáp và giải đáp thắc mắc trên, mời bạn tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây. Xem ngay, đừng bỏ lỡ!

Nhân tuyến giáp là gì?

Nhân tuyến giáp là sự tăng sinh tế bào trong tuyến giáp. Điều này làm thay đổi cấu trúc và chức năng nội tiết của cơ quan này. Có 4-7% dân số trên thế giới bị nhân tuyến giáp, trong đó tỷ lệ mắc ở nữ cao gấp 5 lần so với nam giới. Độ tuổi mắc bệnh thường gặp nhất là từ 36-55 tuổi.

 Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ cao mắc nhân tuyến giáp

Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ cao mắc nhân tuyến giáp

Khi kích thước nhân còn nhỏ, người mắc thường không có triệu chứng điển hình. Đa số các trường hợp phát hiện bệnh khi đi khám vì một lý do sức khỏe khác. Tuy nhiên, một số nhân lớn sẽ xuất hiện triệu chứng: Khó thở, nuốt nghẹn,...

Nhân tuyến giáp hình thành do đâu?

Hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây u tuyến giáp. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch là yếu tố then chốt gây nên căn bệnh này. Đối với người khỏe mạnh, hệ miễn dịch có tác dụng sản xuất ra các kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn gây hại từ môi trường sống xung quanh. Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, khả năng tiêu diệt tác nhân gây hại sẽ bị suy giảm, tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, virus tấn công vào cơ thể, bao gồm cả tuyến giáp. Hơn nữa, hệ miễn dịch suy yếu cũng làm giảm/mất năng lượng thông tin, làm rối loạn chương trình chết tế bào, khiến quá trình tăng sinh không được kiểm soát, từ đó hình thành nên khối u.

 Hệ miễn dịch suy yếu là nguyên nhân cốt lõi hình thành nhân tuyến giáp

Hệ miễn dịch suy yếu là nguyên nhân cốt lõi hình thành nhân tuyến giáp

Nhân tuyến giáp to bao nhiêu thì phải mổ?

Hiện nay, có rất nhiều người băn khoăn: “Nhân tuyến giáp to bao nhiêu thì phải mổ?”. Trả lời thắc mắc này, các chuyên gia cho biết: Nhân tuyến giáp được chỉ định mổ khi nhân có kích thước lớn hơn 4cm hoặc xuất hiện các biểu hiện sau:

- Người bị nhân tuyến giáp có triệu chứng (đau vùng cổ, cảm giác khó chịu, nuốt vướng, khó nói, ho, bướu to gây ảnh hưởng thẩm mỹ).

- Người bị nhân độc tuyến giáp, không đáp ứng hoặc bị chống chỉ định với các liệu pháp điều trị cường giáp.

- Ung thư tuyến giáp tái phát tại vị trí đã cắt hết u cũng như các hạch.

Cần thận trọng khi cắt bỏ nhân tuyến giáp ở phụ nữ có thai, người bệnh có vấn đề tim mạch và bị liệt dây thanh.

Các biến chứng có thể gặp khi mổ nhân tuyến giáp là gì?

Phương pháp phẫu thuật nhân tuyến giáp chỉ được thực hiện khi thật sự cần thiết. Bởi sau mổ nhân tuyến giáp, bệnh vẫn có thể tái phát. Hơn nữa, các biến chứng trong và sau mổ có thể xảy ra rất nguy hiểm như:

- Cắt phải dây thần kinh quặt ngược gây khàn tiếng. Bởi các dây thần kinh thanh quản điều khiển giọng nói ngay cạnh tuyến giáp, do đó chúng rất dễ bị tổn thương khi mổ.

 Mổ nhân tuyến giáp có thể gây ra tình trạng khàn tiếng

Mổ nhân tuyến giáp có thể gây ra tình trạng khàn tiếng

- Tụt canxi do tuyến cận giáp bị tổn thương, gây co thắt cơ bắp với biểu hiện tê và ngứa ran bàn tay, chân.

- Gây suy giáp sau phẫu thuật, phải bổ sung thuốc hormone tuyến giáp suốt đời. Đây là tình trạng thường gặp khi mổ nhân tuyến giáp. Nguyên nhân là do tuyến giáp bị cắt bỏ sẽ không thể sản xuất đủ hormone đáp ứng nhu cầu của cơ thể.