Basedow là bệnh lý nội tiết liên quan tới bướu giáp có tỷ lệ mắc khá cao hiện nay. Vậy cụ thể bệnh basedow là gì? Bệnh lý này có nguy hiểm không và ảnh hưởng như thế nào tới đời sống người bệnh? Tất cả những thông tin tổng quan nhất về bệnh lý này sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về bệnh basedow là gì?

Basedow là một bệnh có liên quan đến rối loạn hệ thống miễn dịch dẫn tới sự sản xuất quá mức hormone tuyến giáp (hay còn gọi là cường giáp). Bệnh lý này còn được biết dưới cái tên khác như bướu cổ basedow, bệnh Graves, bướu giáp lan tỏa nhiễm độc, bệnh Parry,... Bệnh có thể xảy ra ở nhiều nhóm đối tượng. Tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ dưới 40 tuổi cao hơn nhiều so với những đối tượng khác.

Khi bị Basedow, nồng độ hormone tuyến giáp của người bệnh luôn ở mức cao. Do hormone tuyến giáp có ảnh hưởng tới nhiều cơ quan, hệ thống trong cơ thể. Vì vậy biểu hiện bệnh có thể khác nhau dựa theo những biến chứng mà nó gây ra. Những biến chứng thường gặp của bệnh basedow là: Bệnh về mắt (Graves ‘ophthalmopathy) và bệnh ngoài da (Graves ‘Dermopathy).

Benh-basedow-thuong-gap-o-nhom-phu-nu-duoi-40-tuoi.webp

Bệnh basedow thường gặp ở nhóm phụ nữ dưới 40 tuổi

>>>Xem thêm: Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ và những điều không được bỏ qua

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh basedow

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh basedow có sự khác nhau ở từng người. Nắm rõ nguyên nhân và triệu chứng sẽ giúp bạn nhận biết, phát hiện bệnh sớm để kịp thời điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh basedow là gì?

Nguyên nhân gây bệnh basedow là do hệ thống miễn dịch trong cơ thể bị rối loạn. Lúc này, hệ miễn dịch sẽ sản xuất ra kháng thể giống với hormone TSH kích thích tuyến giáp sản xuất ra nhiều hormone T3, T4 hơn bình thường và gây nên bệnh basedow.

Bên cạnh nguyên nhân trên, các nhà khoa học chỉ ra rằng bệnh basedow xuất hiện là do yếu tố di truyền kết hợp với những nhân tố kích hoạt như:

  • Bệnh lý gây ra bởi virus hoặc vi khuẩn.
  • Sự thay đổi nội tiết tố, ví dụ như thời kỳ tiền mãn kinh.
  • Các loại thuốc.
  • Sự dư thừa I-ốt.

Mot-so-nguyen-nhan-gay-buou-co-basedow-.webp

Một số nguyên nhân gây bướu cổ basedow

Bên cạnh đó, những người sở hữu các yếu tố rủi ro dưới đây có nguy cơ mắc bệnh basedow cao hơn những nhóm đối tượng khác. Cụ thể là:

  • Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh basedow thì tỷ lệ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn những người khác.
  • Giới tính: Tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ thường cao hơn ở nam giới.
  • Tuổi tác: Những người dưới 40 tuổi thường dễ mắc bệnh hơn.
  • Các bệnh rối loạn tự miễn khác: Người bị bệnh rối loạn hệ thống miễn dịch như bệnh tiểu đường loại 1, viêm khớp dạng thấp,... có nguy cơ cao cũng bị mắc basedow.
  • Căng thẳng thần kinh, bệnh tật: Những yếu tố này có thể dẫn tới khởi phát bệnh basedow ở những người đã có gen bệnh di truyền.
  • Thai kỳ: Những phụ nữ có thai hoặc mới sinh con dễ bị mắc bệnh hơn, đặc biệt là ở những người mang gen bệnh di truyền.
  • Hút thuốc: Thuốc lá có thể ảnh hưởng và làm suy yếu hệ thống miễn dịch, tạo cơ hội phát triển bệnh basedow. Ngoài ra, những người hút thuốc mắc basedow cũng có nguy cơ cao gặp phải biến chứng về mắt gây ra bởi bệnh lý này.

Triệu chứng nhận biết bệnh basedow

Triệu chứng phổ biến của bệnh basedow bao gồm:

  • Sự phát triển mở rộng của tuyến giáp ở cổ.
  • Run nhẹ bàn tay, ngón tay.
  • Lo lắng, cáu kỉnh, mệt mỏi, giảm cân không kiểm soát.
  • Nhạy cảm với nhiệt độ, tăng tiết mồ hôi, da ẩm ướt hơn bình thường.
  • Giảm ham muốn tình dục và rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở nữ, rối loạn cương dương ở nam.
  • Rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh hoặc không đều.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Bệnh về mắt: Khoảng 30% người mắc basedow gặp bệnh về mắt với các triệu chứng như mắt lồi, đau mắt, mí mắt sưng hoặc co lại, cảm giác sạn trong mắt, nhạy cảm với ánh sáng, suy giảm - mất thị lực, mắt đỏ,...
  • Bệnh về da: Phần da ở ống chân, mặt trên bàn chân dày lên, chuyển màu đỏ và sần sùi.

Trieu-chung-basedow-pho-bien,-de-nhan-biet.webp

Triệu chứng basedow phổ biến, dễ nhận biết

Bệnh basedow có nguy hiểm không?

Bướu basedow nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như:

  • Các vấn đề khi mang thai: Như sẩy thai, sinh non, thai nhi kém phát triển, rối loạn chức năng tuyến giáp ở thai nhi, suy tim và tiền sản giật ở người mẹ.
  • Rối loạn nhịp tim: Basedow không được điều trị có thể dẫn tới sự thay đổi cấu trúc và chức năng cơ tim gây rối loạn nhịp tim, suy tim.
  • Bão giáp: Đây là biến chứng bệnh basedow hiếm gặp nhưng có thể nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Bão tuyến giáp hay còn gọi là cường giáp cấp, khủng hoảng nhiễm độc tuyến giáp. Biến chứng này xảy ra khi bệnh basedow không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm. Các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện gồm sốt, đổ mồ hôi, nôn mửa, suy nhược, co giật cơ thể, loạn nhịp tim, vàng mắt vàng da, hôn mê,...
  • Loãng xương: Bệnh basedow không được điều trị cũng có thể dẫn tới tình trạng loãng xương, khiến xương giòn và yếu. Quá nhiều hormone tuyến giáp sẽ cản trở việc hấp thu canxi vào xương của cơ thể.

Phương pháp chẩn đoán basedow

Bác sĩ thường chẩn đoán tình trạng bệnh basedow dựa trên những phương pháp sau:

  • Khám sức khỏe: Bác sĩ sẽ kiểm tra xem liệu bạn có tồn tại một số triệu chứng lâm sàng của bệnh hay không. Các triệu chứng này bao gồm run rẩy tay, nhịp tim nhanh, sự thay đổi ở da, phản xạ ở mắt, tuyến giáp phát triển mở rộng ở vùng cổ,... Ngoài ra bác sĩ có thể kết hợp với tiền sử bệnh của bạn cũng như yếu tố di truyền để chẩn đoán.
  • Xét nghiệm máu: Phương pháp này được sử dụng để xác định nồng độ hormone kích thích tuyến giáp TSH và mức độ hormone tuyến giáp của bạn. Nếu nồng độ TSH thấp và nồng độ hormone tuyến giáp cao hơn bình thường nghĩa là bạn đã mắc bệnh basedow.
  • Đo hấp thu I-ốt phóng xạ (RAIU): Phương pháp này được dùng để xác định tốc độ tuyến giáp sử dụng i-ốt. Điều này sẽ giúp chẩn đoán xem liệu có phải bệnh basedow gây cường giáp không hay do một bệnh lý khác. RAIU có thể được kết hợp với việc quét tuyến giáp để hiển thị hình ảnh rõ nét về khả năng hấp thu i-ốt của tuyến giáp.
  • Siêu âm: Được sử dụng để xem liệu tuyến giáp có phát triển mở rộng hay không. Bác sĩ sẽ sử dụng sóng âm tần số cao để tái tạo hình ảnh cấu trúc tuyến giáp. Siêu âm hữu hiệu với những người không thể sử dụng phương pháp quét tuyến giáp, chẳng hạn như phụ nữ mang thai.
  • Xét nghiệm hình ảnh khác: Các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT hoặc MRI có thể được sử dụng nếu đánh giá lâm sàng không thể chẩn đoán tình trạng bệnh.

Mot-so-phuong-phap-pho-bien-de-chan-doan-benh-basedow.webp

Một số phương pháp phổ biến để chẩn đoán bệnh basedow

Cách điều trị bệnh basedow an toàn

Mục tiêu của các phương pháp điều trị bệnh là ngăn ngừa sự sản xuất quá mức hormone tuyến giáp cũng như ngăn chặn tác động của chúng tới cơ thể. Những phương pháp điều trị basedow phổ biến hiện nay là:

Sử dụng I-ốt phóng xạ

Với phương pháp này, bạn sẽ được sử dụng một lượng i-ốt phóng xạ (radioiodine) theo đường uống định kỳ. Bức xạ sẽ giúp phá hủy dần các tế bào tuyến giáp hoạt động quá mức. Điều này sẽ khiến tuyến giáp dần thu nhỏ về mức bình thường và triệu chứng bệnh cũng thuyên giảm theo thời gian.

Tuy nhiên sử dụng i-ốt phóng xạ không được khuyến khích cho người đang gặp vấn đề về mắt, chống chỉ định cho các đối tượng là phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.

Tác dụng phụ của phương pháp điều trị basedow bằng i-ốt phóng xạ đó là gây suy giáp. Vì vậy bạn sẽ cần bổ sung hormone tuyến giáp như levothyroxine sau quá trình điều trị bằng phương pháp này.

Sử dụng thuốc kháng giáp

Thuốc kháng giáp sẽ ngăn chặn việc tuyến giáp sử dụng i-ốt để sản xuất hormone. Những loại thuốc điều trị basedow thường được bác sĩ chỉ định bao gồm: Tapazole (methimazole) dùng cho trẻ em, thanh thiếu niên và propycil (propylthiouracil) sử dụng cho thời kỳ đầu thai kỳ.

Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng bổ sung thuốc kháng giáp trước hoặc sau khi điều trị bằng i-ốt phóng xạ. Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như phát ban, đau khớp, suy gan, giảm tế bào bạch cầu,...

Sử dụng thuốc chẹn beta

Các loại thuốc chẹn beta sẽ giúp ngăn chặn tác động của hormone tuyến giáp lên cơ thể. Những loại thuốc thường được chỉ định bao gồm propranolol, atenolol, metoprolol, nadolol,... Chúng sẽ giúp giảm tình trạng loạn nhịp tim, run rẩy tay chân, nhạy cảm với nhiệt độ, đổ mồ hôi,... gây ra bởi bệnh basedow. Tuy nhiên thuốc chẹn beta không được khuyến khích cho những người mắc hen suyễn hay tiểu đường bởi có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Thuoc-khang-giap,-thuoc-chen-beta-thuong-duoc-dung-trong-dieu-tri-basedow.webp

Thuốc kháng giáp, thuốc chẹn beta thường được dùng trong điều trị basedow

Phẫu thuật

Phẫu thuật sẽ loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp của người bệnh. Việc cắt bỏ này khiến cơ thể không tự tạo hormone tuyến giáp nữa, từ đó giảm dần các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc sau khi phẫu thuật, bạn cần bổ sung đều đặn hormone tuyến giáp tổng hợp suốt đời.

Phòng ngừa biến chứng basedow tiến triển

Các biến chứng gây ra bởi bệnh basedow ở mức độ nặng rất nghiêm trọng. Để hạn chế sự tiến triển bệnh, bạn nên kết hợp sử dụng thuốc cùng những biện pháp phòng ngừa sau:

Thực đơn cho người bị basedow

Những người mắc bệnh basedow thường có cơ thể ốm yếu, suy nhược hơn người bình thường. Vì vậy bạn cần chú trọng lên thực đơn hàng ngày để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng và hệ thống miễn dịch cơ thể. Cụ thể, thực đơn phù hợp cho người bị basedow như sau:

  • Nên bổ sung thực phẩm giàu đạm, calo, kẽm, canxi, vitamin A, E, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho quá trình tái tạo tế bào, bổ sung năng lượng cho cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng những thực phẩm có hàm lượng i-ốt cao, thịt đỏ, sữa và chế phẩm từ sữa, đường, gia vị cay nóng, chất kích thích, đồ uống có cồn. Chúng có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Chế độ tập luyện phù hợp

Chế độ luyện tập thích hợp sẽ giúp cải thiện một số triệu chứng bệnh như loãng xương, giảm cân không kiểm soát,... Luyện tập thể dục sẽ giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch, giúp bạn chống lại tình trạng yếu ớt, mệt mỏi gây ra bởi bệnh basedow.

Kiểm soát căng thẳng

Tâm lý quá căng thẳng có thể kích hoạt hoặc khiến tình trạng bệnh basedow trầm trọng hơn. Bạn có thể thư giãn tinh thần bằng một số phương pháp đơn giản như nghe nhạc, xem phim, đọc sách, đi bộ, tắm nước ấm,...

Sử dụng thảo dược hỗ trợ

Bạn có thể sử dụng các thảo dược hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sự tiến triển của bệnh basedow. Trong đó, hải tảo là thảo dược có hiệu quả hàng đầu trong việc điều hòa nồng độ hormone tuyến giáp, giảm u bướu tuyến giáp.

Theo nghiên cứu tại Trung Quốc vào năm 2012, chiết xuất hải tảo có chứa chất điều hòa miễn dịch và các hoạt chất sinh học hữu ích trong đẩy lùi bệnh tuyến giáp. Một nghiên cứu khác tại Mexico vào năm 2013 cho thấy hải tảo  giúp điều hòa hormone T3, T4, cải thiện các bệnh lý tuyến giáp hiệu quả.

Ngoài hải tảo, bạn nên sử dụng thêm các loại thảo dược khác như cao khổ sâm nam, cao bán biên liên, cao ba chạc,... Đây đều là những dược liệu có tác dụng điều hòa thân nhiệt, tăng cường sức khỏe, tiêu sưng, giảm đau bướu giáp.

Mot-so-thao-duoc-co-tac-dung-ho-tro-dieu-tri-va-phong-ngua-basedow-tien-trien.webp

Một số thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa basedow tiến triển

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh basedow mà bạn cần nắm rõ. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất về bệnh lý này để nhận biết và điều trị kịp thời trong trường hợp mắc bệnh. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới bệnh basedow và cách điều trị, bạn có thể để lại bình luận hoặc thông tin dưới bài viết này để được đội ngũ chuyên gia tư vấn nhanh chóng nhất.

Link tham khảo:

https://www.verywellhealth.com/basedows-disease-overview-5193570#

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/graves-disease/diagnosis-treatment/drc-20356245

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK544277/