Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ là loại bệnh gây rối loạn nội tiết thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 - 50 gây ra nhiều phiền toái. Bệnh được đánh giá là lành tính và có thể kiểm soát được. Vậy nguyên nhân nào khiến nữ giới thường bị bệnh tuyến giáp hơn nam giới, triệu chứng và các phương pháp điều trị như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết các nội dung này trong bài viết sau đây.
Bệnh tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có chức năng điều khiển các quá trình chuyển hóa diễn ra bên trong cơ thể. Chính vì thế, khi tuyến giáp bị tổn thương hoặc suy yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chuyển hóa cũng như sức khỏe của người bệnh.
Các bệnh lý về tuyến giáp sẽ khởi phát khi cấu trúc hoặc chức năng của tuyến giáp có những bất thường. Các biểu hiện này có thể là:
- Suy giáp: Tình trạng tuyến giáp bị giảm chức năng dẫn đến lượng hormone tiết ra không đủ để duy trì quá trình chuyển hóa của cơ thể được gọi là chứng suy giáp. Suy giáp có thể dẫn đến cơ thể mệt mỏi, tăng cân bất thường, buồn ngủ, hoạt động chậm chạp hoặc suy giảm trí nhớ,...
- Cường giáp: Ngược lại so với suy giáp, bệnh cường giáp xảy ra khi tuyến giáp sản sinh quá nhiều hormone khiến tốc độ chuyển hóa chất tăng đột biến. Điều này dẫn đến các biểu hiện như tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, tăng tiết mồ hôi, mất ngủ, sút cân nhanh,... Bệnh lý tiêu biểu của hiện tượng cường giáp là Basedow sinh ra do các kháng thể kích thích tuyến giáp tiết hormon với đặc trưng là bướu cổ lan tỏa.
- Bướu nhân tuyến giáp, u nang tuyến giáp: Là các khối u dạng rắn hoặc lỏng khu trú trong nhu mô của tuyến giáp do các tế bào hoạt động bất thường tích tụ lại. Bệnh thường lành tính, ít có biểu hiện lâm sàng, thậm chí người bệnh có thể chung sống với bệnh mà không cần phải can thiệp điều trị.
- Ung thư tuyến giáp: Trong các bệnh lý tuyến giáp, ung thư là một trong số bệnh nguy hiểm nhất, có tốc độ phát triển nhanh và gây tử vong cao cho người mắc. Mặc dù vậy, ung thư tuyến giáp được đánh giá là bệnh ung thư có tỷ lệ chữa trị thành công cao nếu được phát hiện kịp thời. Biểu hiện tuyến giáp có vấn đề ác tính là vùng cổ nổi hạch bạch huyết, khó thở, khó nuốt, có thể di căn xương kèm biểu hiện đau nhức xương,...Ung thư tuyến giáp được chia làm 4 thể chính: Ung thư tuyến giáp thể nhú (chiếm 70-80%), thể nang (10-15%), thể tủy (5-10%) và thể không biệt hóa (dưới 2%). Trong đó ung thư thể nhú được đánh giá là có tiên lượng sống tốt, dễ chữa khỏi nhất.
Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tuyến giáp
Tại sao phụ nữ lại dễ mắc bệnh tuyến giáp?
Do cấu tạo đặc thù khác biệt, cơ thể nữ giới có cấu tạo khác biệt cũng như đặc thù sinh lý khác biệt so với nam giới. Đặc biệt là yếu tố nội tiết liên quan đến quá trình sinh sản khiến cơ thể nữ giới gặp nhiều nguy cơ rối loạn. Cụ thể là những cột mốc sinh lý như dậy thì, mang thai, sau sinh, mãn kinh hay các yếu tố tâm lý trong cuộc sống.
Tuyến giáp cũng là một tuyến nội tiết trong cơ thể, chi phối và điều tiết hormone. Chính vì vậy, khi hormone thay đổi cũng sẽ có tác động ngược lại, tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh tuyến giáp ở phụ nữ. Cụ thể:
- Sự thay đổi nội tiết trong giai đoạn dậy thì hoặc trong các ngày của chu kỳ kinh nguyệt đều có tác động mật thiết đến hoạt động tiết hormon của tuyến giáp.
- Hormone được điều tiết trong quá trình mang thai là HCG có thể khiến cho hormone TSH của tuyến giáp giảm nhẹ gây ra chứng cường giáp cận lâm sàng. Lượng Estrogen tiết nhiều hơn cũng sẽ làm tăng hormone tuyến giáp gắn protein trong huyết thanh. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh tuyến giáp phát triển.
- Ngoài ra, phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh và tiền mãn kinh là những người có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp cao nhất. Lý do là bởi trong giai đoạn này, lượng hormone estrogen bị suy giảm trầm trọng, ảnh hưởng đến tuyến giáp vốn đã có những tác động bị ảnh hưởng từ thời kỳ dậy thì, mang thai, sinh nở trước đây.
Thêm vào đó, khẩu phần dinh dưỡng không đủ, thiếu Iod đặc biệt là ở nữ giới vùng cao là nguyên nhân rất nhiều chị em mắc phải chứng bệnh về tuyến giáp đặc biệt là trong thai kỳ.
Các yếu tố nguy cơ cao khác gây bệnh tuyến giáp ở phụ nữ là:
- Sử dụng các phương pháp tránh thai can thiệp hormon.
- Các đối tượng nữ giới trong tình trạng căng thẳng, stress kéo dài, mất ngủ thường xuyên,...
- Sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh kéo dài hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại.
- Phụ nữ từng phẫu thuật, xạ trị,...
- Sức đề kháng kém, người có thể trạng yếu, dễ mắc các bệnh tự miễn,...
Sử dụng thuốc tây kéo dài có thể gây rối loạn hoạt động của tuyến giáp
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tuyến giáp ở phụ nữ
Dấu hiệu nhận biết bệnh tuyến giáp ở nữ giới phân chia thành hai dạng chính là các sự thay đổi của các bộ phận ngoài tuyến giáp và tại tuyến giáp. Cụ thể là:
Dấu hiệu bất thường từ hormone:
Nữ giới mắc bệnh do chức năng tuyến giáp thay đổi có những dấu hiệu như sau:
- Rối loạn kinh nguyệt: Khi mắc các bệnh lý về chức năng tuyến giáp, nồng độ hormone trong cơ thể chị em bị thay đổi dẫn đến các biểu hiện rối loạn kinh nguyệt kéo dài bất thường như: Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, rong kinh.
- Tóc và da thay đổi: Khi các hormone điều tiết kém không đủ cho tóc tăng trưởng, khô xơ và dễ gãy rụng. Da và móng cũng yếu, dễ bị tổn thương mẫn cảm, bong tróc hoặc sạm đen,...
- Tăng cân hoặc sút cân nhanh chóng: Hormone tuyến giáp tiết quá nhiều hoặc quá ít sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể. Vì vậy, chị em đột ngột tăng hoặc giảm cân trong khi ăn uống bình thường có thể là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp cần phải điều trị.
- Tâm trạng thay đổi: Hormone có ảnh hưởng khá lớn đến tâm trạng của người bệnh. Khi bị rối loạn các hormone trong cơ thể, nữ giới thường có xu hướng cáu gắt, khó chịu, nhạy cảm hơn bình thường. Điều này có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ, trầm cảm nếu tình trạng trên kéo dài.
- Tăng tiết mồ hôi: Người bệnh sẽ thường xuyên có dấu hiệu đổ nhiều mồ hôi ngay cả khi không vận động. Thậm chí, nhiều người bệnh còn đổ mồ hôi ngay cả khi ngủ, cảm giác dễ lạnh.
Dấu hiệu bệnh theo đặc điểm tuyến giáp:
Khi bị bệnh, tuyến giáp có những thay đổi có thể cảm nhận rõ từ các dấu hiệu sinh lý biểu hiện ra bên ngoài như:
- Bướu cổ: Tuyến giáp tăng về kích thước do u nang, u xơ hoặc bướu giáp có biểu hiện rõ ràng nhất là bướu cổ, cổ nổi lớn hơn kích thước bình thường.
- Đau xương khớp, đau cơ: Đối với chứng bệnh cường giáp, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, yếu cơ. Còn với những người mắc bệnh suy giáp, cảm thấy thường gặp sẽ là tê ngứa tay chân do thiếu lượng hormon trong cơ thể.
- Nổi hạch bạch huyết vùng cổ: Khi vùng cổ xuất hiện nhiều hạch bạch huyết có thể đây là dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến giáp. Người bệnh cần thăm khám để phát hiện bệnh sớm để điều trị bệnh.
Người bị bệnh tuyến giáp thường có biểu hiện cổ to bất thường
>>>>Xem thêm: 8 nguyên nhân gây bệnh bướu cổ tuyệt đối không được chủ quan
Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ có nguy hiểm không?
Câu trả lời cho câu hỏi bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không được nhiều chị em quan tâm hiện nay. Trên thực tế bệnh tuyến giáp thường không gây nguy hiểm lớn đến sức khỏe và tính mạng của người mắc. Tuy nhiên, khi không kiểm soát và điều trị, bệnh sẽ gây ra những tổn thương thần kinh ngoại biên, suy giảm thị lực, các biến chứng tim mạch,.... Trường hợp xấu nhất là ung thư đã di căn, tỉ lệ tử vong lúc này sẽ rất cao.
Đối với riêng nữ giới, bệnh có thể gây ra thêm nhiều những ảnh hướng sức khỏe và tinh thần không nhỏ khác. Cụ thể là:
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ: Với phái đẹp, ngoại hình có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Các khối bướu, u tuyến giáp ở phụ nữ khiến ngoại hình thay đổi. Ngoài ra, do sự ảnh hưởng nội tiết, mái tóc làn da cũng trở nên xuống cấp đáng kể.
- Ảnh hưởng tâm lý: Khi ngoại hình thay đổi, kèm theo đó là tâm trạng lo âu, căng thẳng khiến nhiều chị em rơi vào stress, trầm cảm. Thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc và hôn nhân gia đình.
- Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Khả năng sinh sản của người phụ nữ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hormon tuyến giáp và ngược lại. Điều đó cho thấy sự thay đổi hormon nội tiết tố nữ cũng tác động đến hoạt động của tuyến giáp. Như vậy nếu nữ giới mắc bệnh tuyến giáp đã hoặc đang điều trị mong muốn có con thì nhất định cần phải thăm khám tiền mang thai và nhận tư vấn từ bác sĩ.
- Ảnh hưởng đến thai nhi khi mang bầu: Khi người mẹ mang thai mắc các bệnh tuyến giáp có thể gây nhiều nguy hiểm cũng như sự phát triển bình thường của trẻ như: Tăng nhịp tim, nhẹ cân, chậm phát triển, nguy cơ sinh non, tử vong,... Vì thế, người bệnh khi mang thai cần thăm khám và nhận tư vấn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa một cách phù hợp để tránh ảnh hưởng cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Bệnh tuyến giáp gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi
Cách điều trị bệnh tuyến giáp ở phụ nữ
Vậy làm thế nào để điều trị bệnh tuyến giáp ở phụ nữ an toàn và hạn chế những biến chứng. Dưới đây là các phương pháp điều trị an toàn đối với từng đối tượng nữ giới:
Điều trị cho nữ giới qua độ tuổi sinh sản hoặc không muốn có con
Các phương pháp điều trị bệnh cho nhóm đối tượng này bao gồm:
- Điều trị nội khoa bằng thuốc kháng giáp/ hoặc chứa hormone: Người bệnh sẽ được chỉ định điều trị các loại thuốc phù hợp với mức độ bệnh lý và thích ứng của cơ thể trong khoảng thời gian từ 6 -18 tháng.
- Xạ trị Iod 131: Các bác sĩ sẽ chỉ định đưa Iod 131 vào cơ thể qua đường uống để trị liệu, loại bỏ những yếu tố gây ra bệnh tuyến giáp.
- Phẫu thuật ngoại khoa: Khi các biện pháp điều trị trên không đáp ứng hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh cao, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ tuyến giáp cho người bệnh. Phẫu thuật sẽ chỉ để lại một phần nhỏ tuyến giáp để đảm bảo chức năng hoạt động.
Điều trị cho phụ nữ mang thai
Điều trị bệnh tuyến giáp cho phụ nữ mang thai luôn được cân nhắc kỹ càng từ các bác sĩ chuyên khoa. Việc quyết định phương pháp chữa bệnh nào phụ thuộc vào tuổi thai, mức độ nguy hiểm của bệnh đối với thai phụ và sức khỏe mang thai của người bệnh.
Sử dụng thuốc kháng giáp PTU được chỉ định cho những phụ nữ mang thai bị cường giáp nặng. Phẫu thuật chỉ được áp dụng khi người bệnh không đáp ứng với thuốc..
Ngoài ra, một số chị em mắc chứng suy giáp thai kỳ sẽ được chỉ định điều trị bằng hormone tuyến giáp tổng hợp Levothyroxin để thay thế.
Điều trị cho phụ nữ đang mong muốn mang thai
Nữ giới đang có dự định mang thai cần phải thông báo cho bác sĩ điều trị để hạn chế các biện pháp có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai hoặc gây ra những phát triển bất thường cho thai nhi. Cụ thể, biện pháp xạ trị Iod 131 sẽ được tránh tuyệt đối và các loại thuốc kháng giáp, hoặc chứa hormone sẽ được cân nhắc điều trị một cách phù hợp với thể trạng của người bệnh.
Bổ sung các thang thuốc đông y hoặc sản phẩm hỗ trợ điều trị
Hiện nay, điều trị bệnh bằng các loại thảo dược theo đông y đang là xu hướng của nhiều người bệnh tuyến giáp. Ưu điểm của cách điều trị bệnh này là lành tính, không có tác dụng phụ và phù hợp với tình trạng bệnh lý của một số nữ giới có cơ thể nhạy cảm.
Tuy nhiên cách điều trị này thường tốn nhiều thời gian, và khá cầu kỳ trong điều chế. Thay vào đó, người bệnh có thể thay thế bằng các sản phẩm bồi bổ cho tuyến giáp được điều chế tiện lợi dưới dạng viên uống. Trong đó, các sản phẩm có chiết xuất hải tảo được đánh giá cao trong điều trị bệnh tuyến giáp. Theo một nghiên cứu của các chuyên gia Trung Quốc, hải tảo có chứa các hoạt chất có tác dụng điều biến miễn dịch, kháng khuẩn, chống viêm. Khi kết hợp với các thảo dược lành tính khác như khổ sâm nam, bán biên liên, ba chạc, lá neem,...có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp và cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả.
Sử dụng thảo dược điều trị bệnh tuyến giáp là xu hướng được nhiều người áp dụng hiện nay
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh tuyến giáp ở phụ nữ
Để phòng ngừa bệnh lý về tuyến giáp cũng như có sức khỏe tốt, chị em cần thực hiện một số việc như sau:
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học: Bổ sung iod vào thực đơn hàng ngày như các loại hải sản, trứng, sữa,...Ăn nhiều rau củ quả tươi cân bằng với lượng chất đam. Hạn chế các chất kích thích như rượu bia, đồ ăn nhiều đường, dầu mỡ.
- Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh: Cân bằng giữa làm việc, vận động và nghỉ ngơi. Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và ngủ đủ giấc.
- Khám tổng quát sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần hoặc khi cơ thể có những dấu hiệu không tốt.
- Điều trị bệnh trước khi có ý định mang thai để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng dễ khiến người bệnh chủ quan và lơ là với các triệu chứng không rõ ràng. Nữ giới cần hết sức thận trọng với bệnh lý tuyến giáp nhất là khi đang mang thai hoặc có dự định sinh con. Hy vọng với những kiến thức chia sẻ bệnh về tuyến giáp ở phụ nữ trên, bạn đọc có thêm kiến thức định hướng và điều trị bệnh an toàn. Bạn hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại nếu còn bất cứ thắc mắc cần chúng tôi tư vấn hoặc giải đáp.
Link tham khảo: