Bướu cổ là một dạng bệnh lý liên quan đến tuyến giáp khá phổ biến. Bệnh bướu cổ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Nếu bạn đang thắc mắc bị bệnh bướu cổ có nguy hiểm không và chưa có câu trả lời chính xác thì hãy tham khảo ngay bài viết sau.

Những biến chứng nguy hiểm do bướu cổ gây ra

Bệnh lý bướu cổ được phân loại thành 3 nhóm chính: U bướu lành tính (bướu cổ thiếu I-ốt); Ung thư; Chức năng nội tiết tuyến giáp bị rối loạn. Ở bất kỳ một phân nhóm nào, bướu cổ cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Khó nuốt, khàn giọng, rối loạn thần kinh, chuyển hóa,... cho người bị bướu cổ nếu không được điều trị đúng cách. Các hậu quả của bệnh bướu cổ thường gặp:

Bướu cổ thiếu I-ốt gây mất thẩm mỹ

Bướu cổ là hiện tượng vùng cổ sẽ xuất hiện một khối lồi to gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ.

Kích thước khối bướu to hoặc nhỏ sẽ phụ thuộc vào mức độ thiếu I -ốt. Khối bướu này làm người bệnh mất tự tin và mặc cảm khi xuất hiện ở chỗ đông người. Để mọi người không chú ý đến khối bướu cổ, đi đâu họ cũng phải dùng khăn quàng. Điều này gây ra nhiều bất tiện cho người mắc.

Bướu cổ to gây khàn tiếng, nói khó

Ngoài việc gây mất thẩm mỹ, kích thước khối bướu to còn chèn ép lên thực quản khiến hoạt động ăn nuốt rất khó khăn. Bên cạnh đó, dây thanh quản cũng bị đè nén làm giọng nói bị khàn, khó nghe.

Buou-co-to-se-chen-ep-len-thuc-quan-gay-kho-nuot-va-giong-khan.webp

Bướu cổ to sẽ chèn ép lên thực quản gây khó nuốt và giọng khàn

Rối loạn hoạt động các cơ quan trong cơ thể

Rối loạn hormone tuyến giáp được chia làm hai loại chính là suy giáp và cường giáp gây ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp:

Biến chứng nguy hiểm của bướu cổ suy giáp

Suy giáp sẽ gây nên tình trạng thiếu hụt hormone tuyến giáp và làm tăng hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Chứng suy giáp ở người bị bướu cổ có thể sẽ gây nên các biến chứng khác như:

  • Rối loạn chuyển hóa: Thân nhiệt thấp, không chịu được lạnh, cơ thể giữ nước, bị tăng cân nhẹ.
  • Rối loạn về thần kinh: Thường rất hay quên, chứng mất trí nhớ, loạn thần, khó ngủ.
  • Mặt bị phù, vùng da xung quanh mắt bị thâm, vận động của mí mắt giảm; Tóc khô dễ gãy; Da dày khô, bong tróc đặc biệt là ở lòng bàn tay và lòng bàn chân; Lưỡi to.
  • Rối loạn tiêu hóa, phổ biến nhất là chứng táo bón.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Rong kinh hay mất kinh thứ phát, vô sinh.
  • Rối loạn hoạt động tim mạch: Giảm nhịp tim, người mệt mỏi.

Nghiêm trọng hơn, bướu cổ do chứng suy giáp có thể gây nên các biến chứng tràn dịch màng ngoài tim và màng phổi đe dọa tính mạng của người bị bướu cổ.

Roi-loan-hoat-dong-tim-mach-la-bieu-hien-cua-buou-co-suy-giap.webp

Rối loạn hoạt động tim mạch là biểu hiện của bướu cổ suy giáp

Biến chứng nguy hiểm của bướu cổ cường giáp

Nếu suy giáp làm giảm hormone tuyến giáp thì có thể hiểu đơn giản, đặc trưng của cường giáp là tăng chuyển hóa và tăng nồng độ hormone tuyến giáp tự do. Chứng cường giáp làm cho người bị bướu cổ mệt mỏi, sút cân… Dưới đây là một vài ảnh hưởng của chứng cường giáp gây ra cho người mắc bệnh bao gồm:

  • Biến chứng tim mạch: Nhịp tim đập nhanh hơn, thường xuyên vã mồ hôi, các rối loạn nhịp nghiêm trọng hơn, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới suy tim.
  • Cơn bão giáp: Là tình trạng nồng độ hormone tuyến giáp tăng quá cao, với các biểu hiện như sốt cao, nhịp tim nhanh, hôn mê và dẫn đến suy tim. Đây là biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của người mắc.
  • Biến chứng về mắt: Lồi mắt, co cơ mi trên, mí mắt, viêm kết mạc, mắt bị kích ứng, chói mắt, chảy nước mắt.
  • Biến chứng ở da: Ngứa, ban đỏ, bệnh lý da xâm lấn.

Buou-co-cuong-giap-co-the-gay-loi-mat.webp

Bướu cổ cường giáp có thể gây lồi mắt

>>>Xem thêm: Bướu cổ có lây không? Tìm hiểu ngay!

Cách điều trị bướu cổ hiệu quả để tránh biến chứng nguy hiểm

Bệnh bướu cổ nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bướu cổ, trong đó, dùng thuốc và sử dụng thảo dược hỗ trợ là cách chữa bệnh tại nhà được khá nhiều người quan tâm.

Thuốc điều trị bướu cổ

Là phương pháp phổ biến để điều trị bệnh bướu cổ do rối loạn chức năng tuyến giáp. Bệnh bướu cổ có nguy hiểm không phụ thuộc rất lớn vào nồng độ hormone tuyến giáp. Bởi vậy, ngay khi phát hiện chính xác bệnh thì việc dùng thuốc để kiểm soát hormone tuyến giáp trở về trạng thái ổn định và duy trì chức năng hoạt động của tuyến giáp là rất cần thiết, nên được áp dụng sớm. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc điều trị bướu cổ nào cần phải tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Su-dung-thuoc-dieu-tri-buou-co-theo-chi-dinh-cua-bac-si.webp

Sử dụng thuốc điều trị bướu cổ theo chỉ định của bác sĩ

Sử dụng sản phẩm thảo dược cải thiện bướu cổ

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh bướu cổ là chức năng tuyến giáp bị rối loạn. Vì vậy để điều trị bướu cổ đơn giản và hiệu quả tại nhà, người bị bướu cổ nên tìm đến sản phẩm có chứa các thảo dược sau để hỗ trợ tăng cường chức năng tuyến giáp:

Hải tảo

Theo một vài nghiên cứu gần đây cho thấy, hải tảo là một loại thảo dược rất tốt để cải thiện hoạt động tuyến giáp. Hoạt chất natri alginate trong hải tảo làm giảm nồng độ cholesterol trong máu giúp cải thiện tình trạng huyết áp cao ở người bị bướu cổ cường giáp. Bên cạnh đó, I-ốt  trong hải tảo cũng giúp điều hòa hormone tuyến giáp.

Hai-tao-la-mot-loai-thao-duoc-rat-tot-de-cai-thien-cac-hoat-dong-tuyen-giap.webp

Hải tảo là một loại thảo dược rất tốt để cải thiện các hoạt động tuyến giáp

Khổ sâm nam

Khổ sâm nam có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp người bị bướu cổ cải thiện tình trạng mẩn ngứa, ban đỏ,...

Bán biên liên

Bán biên liên là một loại thảo dược có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thủy tiêu thũng, giúp người mắc bệnh bướu cổ cải thiện tình trạng họng sưng đau. Đồng thời, thảo dược này còn giúp giảm độc tính của các thuốc điều trị gây nên tình trạng nhiễm độc giáp (thuốc hóa trị liệu).

Ba chạc

Ba chạc hay có tên gọi dân gian là chè đắng. Loại thảo dược này có khá nhiều công dụng như: Chống viêm, kháng khuẩn, làm giảm mỡ máu, hạ cholesterol. Ở người bị bướu cổ, ba chạc giúp cải thiện huyết áp hiệu quả.

Lá neem

Trong đông y, lá neem có tính hàn và được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Thành phần nimbolide trong lá cây có khả năng ức chế sự phát triển và nhân lên của tế bào ung thư tuyến giáp. Hoạt chất azadirachtin trong lá neem giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng tuyến giáp.

Người bị bướu cổ nên thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt

Ngoài việc điều trị, người bị bướu cổ cũng nên có chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hợp lý. Điều này sẽ giúp giảm các biến chứng nguy hiểm và tăng cường sức khỏe.

Chế độ dinh dưỡng

Người bị bướu cổ nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin và chất xơ, đặc biệt là I-ốt. Một số thực phẩm tốt cho sức khỏe người bị bướu cổ như:

  • Thực phẩm giàu I-ốt: Hải sản, muối I-ốt…
  • Sữa chua và pho mát.
  • Các loại rau củ giàu vitamin A: Bí đỏ, cà rốt, cà chua, rau diếp,…
  • Cá biển: Cá nục, cá thu, cá hồi,…

Bên cạnh đó, người bị bướu cổ nên tránh xa các thực phẩm có nguồn gốc từ rau họ cải và đậu nành. Hoạt chất goitrogens trong các loại rau cải sẽ cản trở quá trình hấp thụ I-ốt của cơ thể. Và Isoflavone có trong đậu nành cũng gây tác động xấu cho người bị bướu cổ.

Bo-sung-thuc-pham-giau-I-ot-se-giup-cai-thien-tinh-trang-benh-buou-co.webp

Bổ sung thực phẩm giàu I-ốt sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh bướu cổ

Thói quen sinh hoạt

Người bệnh cũng nên thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học và điều độ hơn, điển hình như:

  • Tập luyện thể dục chăm chỉ hàng ngày.
  • Đừng thức khuya, ngủ đúng giờ.
  • Xây dựng một lối sống vui vẻ, tích cực.

Bệnh bướu cổ có nguy hiểm không phụ thuộc rất lớn vào việc tuân thủ hướng dẫn điều trị và cách chăm sóc. Một chế độ dinh dưỡng khoa học và thói quen sinh hoạt hợp lý sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa các biến chứng bướu cổ nguy hiểm. Thêm vào đó, người bị bướu cổ nên bổ sung thêm các sản phẩm, thực phẩm có chiết xuất từ hải tảo, khổ sâm nam, ba chạc, bán biên liên, lá nem… giúp cải thiện chức năng tuyến giáp. 

Link tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12625-goiter

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/goiter/symptoms-causes/syc-20351829

https://www.thyroidcancer.com/thyroid-goiter