Bướu cổ là gì? Bướu cổ có lây không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Bởi bướu cổ có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, trong bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người mắc. Do vậy, việc tìm hiểu về bệnh, tính chất lây truyền là điều được nhiều người quan tâm. Để biết rõ hơn về tình trạng bướu cổ, mời bạn tham khảo bài viết sau.

Bướu cổ là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có hình có bướm nằm ở đáy cổ ngay dưới quả táo Adam. Khi tuyến giáp có vấn đề sẽ khiến cho cơ quan nội tiết này phát triển hơn bình thường. Đây được gọi là bướu cổ. Người bệnh có thể nhận biết được bướu giáp bằng cách sờ lên cổ. Nếu thấy cổ bị cứng và bành ra tức là bướu đã lớn hơn. Khi bướu còn nhỏ thì rất khó phát hiện, tuy nhiên chúng ta có thể nhận biết qua các biểu hiện như:

+ Đau cổ họng hoặc luôn cảm giác cổ họng bị ứ đầy, khó nuốt, khó thở.

+ Hồi hộp, có những cơn đau tim thoáng qua.

+ Đổ mồ hôi nhiều, sụt cân nhanh.

+ Mệt hoặc căng thẳng, trí nhớ giảm sút.

+ Bị táo bón, da khô, cảm thấy lạnh,…

Bướu cổ có lây không?

Bướu cổ có lây không? Đây là băn khoăn của rất nhiều người. Trước khi làm rõ vấn đề này, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân gây bướu cổ là gì? Có rất nhiều nguyên nhân gây bướu cổ như:

- Thiếu hụt iod: Nguyên nhân cơ bản và chủ yếu nhất gây bướu cổ chính là chế độ dinh dưỡng thiếu hụt iod. Iod rất cần thiết trong việc sản xuất hormone tuyến giáp, nếu thiếu chất này, tuyến giáp sẽ phình to ra do phải làm việc nhiều hơn bình thường.

- Do hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn: Bình thường, hệ miễn dịch chịu trách nhiệm bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại nhưng khi hệ miễn dịch suy yếu, làm cho hoạt động của chúng bị rối loạn cũng khiến cho tuyến giáp sản xuất hormone quá nhiều (cường giáp) hoặc quá ít (nhược giáp). Cụ thể:

+ Trong trường hợp bướu cổ cường giáp: Hệ miễn dịch rối loạn khiến cho cơ thể sản sinh ra kháng thể tự sinh tương tự như TSH ở tuyến yên là TSAb, kích thích tuyến giáp phình to ra (bướu cường giáp) và tăng tiết hormone.

+ Đối với bướu cổ nhược giáp (suy giáp do tự miễn): Hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn dẫn đến nhận diện nhầm mô tuyến giáp là tác nhân gây hại nên sản xuất ra kháng thể tự sinh tiêu diệt chúng. Điều này làm cho tuyến giáp bị phá hủy, suy giảm chức năng và từ đó giảm tiết hormone. Để cung cấp đủ hormone cho cơ thể, tế bào lành còn lại của tuyến giáp phải hoạt động nhiều hơn nhằm “bù đắp” cho phần việc của các tế bào đã bị tổn thương, làm cho tuyến giáp phình to ra và hình thành nên bướu ở cổ (bướu cổ nhược giáp).

Như vậy, có thể thấy nguyên nhân gây bướu cổ hoàn toàn không liên quan đến các tác nhân lây nhiễm (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm). Do đó, với câu hỏi, bướu cổ có lây không thì chúng tôi xin khẳng định rằng: Bướu cổ KHÔNG THỂ LÂY NHIỄM TỪ NGƯỜI BỆNH SANG NGƯỜI LÀNH.