Nhân tuyến giáp uống thuốc gì mang lại hiệu quả cao và an toàn là mong muốn tìm hiểu của rất nhiều người bệnh. Hiện nay, hai loại thuốc được quan tâm và sử dụng phổ biến nhất là tây y và đông y. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm và phù hợp với các đối tượng khác nhau. Mời bạn đọc đồng hành cùng bài viết để được định hướng loại thuốc uống phù hợp để tiêu u tuyến giáp nhé

Thuốc tây y điều trị nhân giáp

Nhân tuyến giáp là tình trạng tăng sinh bất thường của các mô tuyến giáp, chúng làm thay đổi cấu trúc và chức năng của cơ quan nội tiết này. Trên thực tế, nhân tuyến giáp đa phần là lành tính.  Nhiều người thắc mắc: Uống gì để tiêu u tuyến giáp? Đối với nhân kích thước nhỏ có thể điều trị bằng thuốc hormone L-T4 (hoặc L-thyroxine hay levothyroxine) ít nhất 6 tháng rồi đánh giá lại kết quả. Thuốc có tác dụng cung cấp thêm hormone tuyến giáp nhằm ngăn chặn tuyến yên sản sinh ít TSH hơn (TSH là hormone kích thích sự phát triển của mô tuyến giáp).

Đối tượng chỉ định

Ngoài những người mắc nhân tuyến giáp, thyroxine còn được sử dụng cho các đối tượng sau:

  • Người sống ở vùng thiếu iod như vùng cao, các khu vực miền núi,...
  • Người bị bướu giáp keo tuyến giáp.
  • Người đã từng phẫu thuật hoặc có tiền sử bị chiếu xạ điều trị khi còn nhỏ.

Cơ chế trị liệu:

Nhiều chuyên gia khuyên rằng nên sử dụng thyroxin trong thời gian từ 6-12 tháng để đưa nồng độ hormone TSH xuống dưới 0,3 mU/I. Điều này giúp ngăn ngừa sự phát triển kích thước của các nhân tuyến giáp lành tính. Sau 12 tháng điều trị, nếu nhân giảm kích thước sẽ tiếp tục được chỉ định giảm liều cho đến khi đạt được hiệu quả mong muốn.

Tỷ lệ đáp ứng:

Theo một số phân tích tổng hợp, tỷ lệ các nhân bướu giảm kích thước khi điều trị bằng Thyroxin lớn hơn 50% so với việc không áp dụng.

Chống chỉ định:

Điều trị bằng thyroxine được chống chỉ định cho các đối tượng sau:

  • Người bị bướu nhân tuyến giáp trên 60 tuổi.
  • Người có tiền sử mắc bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim.
  • Người có chỉ số TSH thấp.
  • Người có bướu nhân lớn hoặc đã được chẩn đoán bệnh từ lâu.

Tác dụng không mong muốn:

Sử dụng thuốc chứa thyroxin có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:

  • Nguy cơ gây rung nhĩ, giảm mật độ xương.
  • Nguy cơ nhân giáp phát triển trở lại sau điều trị.
  • Ngoài ra, các tác dụng phụ có thể ít gặp là: Sụt cân, đánh trống ngực, hồi hộp, dễ kích thích, tiêu chảy, co cứng bụng, đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim, đau thắt ngực, sốt, rụng tóc,...

Một số loại thuốc tiêu biểu

Các loại thuốc chứa thyroxin tiêu biểu hiện nay có thể kể đến là: L-thyroxin, Levothyrox, Levothyroxine,...

cac-loai-thuoc-chua-thyroxin-thuong-duoc-chi-dinh-trong-dieu-tri-nhan-tuyen-giap.webp

Các loại thuốc chứa thyroxin thường được chỉ định trong điều trị nhân tuyến giáp

>>>Xem thêm: Nên sử dụng thuốc điều trị suy giáp levothyroxine như thế nào?

Nhân tuyến giáp uống thuốc đông y ít tác dụng phụ

Nhiều người thắc mắc: “Nhân tuyến giáp uống thuốc gì an toàn và ít tác dụng phụ?” thì câu trả lời là thuốc từ các thảo dược theo đông y. Phương pháp điều trị này đang được quan tâm và áp dụng bởi nhiều người bệnh.

Các đối tượng điều trị bệnh nhân tuyến giáp bằng đông y thường khá rộng cụ thể là:

  • Người mắc nhân tuyến giáp lành tính, biểu hiện nhẹ.
  • Áp dụng duy trì sau khi phẫu thuật hoặc xạ trị.
  • Có thể sử dụng cho người cao tuổi, mắc các bệnh lý nền về tim mạch.

Các bài thuốc đông y được điều chế từ các dược liệu có tính kháng khuẩn, chống viêm, tiêu bướu, giàu chất chống oxy hóa giúp điều hòa miễn dịch, tăng cường chức năng tuyến giáp. Từ đó tác động làm giảm kích thước các nhân bướu, ngăn chặn nhân tuyến giáp tiến triển thành ung thư.

Các bài thuốc đông y tiêu biểu:

Dưới đây là 3 bài thuốc nổi bật trong điều trị nhân tuyến giáp:

  • Bài thuốc tiêu u giáp: Thành phần chính là xạ đen 10g, bán chi liên 10g, bồ công anh 10g, bạch hoa xà thiệt thảo 20g, sói rừng 10g. Đem các nguyên liệu sắc với nước trên lửa nhỏ khoảng 2-3 tiếng, chia làm 3 lần uống hết trong ngày.  
  • Bài thuốc giúp cân bằng nồng độ hormone tuyến giáp: Thành phần chính bao gồm hải tảo 24g, hoàng dược tử 24g, mộc hương 8g, tam lăng 15g, nga truật 15g, trần bì 10g, đại hoàng 8g, côn bố 24g, hải phù thạch 24g, hải cáp phấn 24g, sinh mẫu lệ 24g, lộ lộ 24g. Sắc thuốc với lửa nhỏ duy trì trong 1-2 tiếng, chia thuốc làm 2-3 lần uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc hóa đàm, tiêu thũng: Thành phần chính gồm bối mẫu, hạ khô thảo, thiên hoa phấn, bột ngao sò biển và muối sao khô, tán thành bột. Sau đó bạn vo viên với mật ong, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 viên.

cac-bai-thuoc-dong-y-mang-lai-hieu-qua-cao-va-an-toan.webp

Các bài thuốc đông y mang lại hiệu quả cao và an toàn

Nhược điểm:

Bên cạnh ưu điểm lành tính, an toàn, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, phương pháp đông y vẫn tồn tại một số nhược điểm sau:

  • Tác dụng của thuốc thường chậm.
  • Cách chế biến cầu kỳ, tốn thời gian, công sức.
  • Cần tìm được địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, dược liệu đảm bảo chất lượng.

Mẹo chữa u tuyến giáp theo dân gian

Ngoài các phương pháp trên, nhiều người còn chữa u tuyến giáp bằng các mẹo dân gian bằng cách sử dụng lá đu đủ hoặc hoa đu đủ để làm giảm kích thước u:

Sử dụng hoa đu đủ chữa u tuyến giáp

Hoa đu đủ có hoạt chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn khối u tuyến giáp phát triển. Trong dân gian, người ta thường sử dụng hoa đu đủ chữa u tuyến giáp bằng cách:

  • Chuẩn bị: 100g hoa đu đủ, 3 lít nước.
  • Đem hòa đu đủ phơi khô rồi sao đến khi vàng sau đó đem đi sắc thành 3 chén và uống thành 3 lần/ngày.

Sử dụng lá đu đủ chữa u tuyến giáp

Ngoài hoa đu đủ nhiều người còn sử dụng lá đu đủ để chữa u tuyến giáp. Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: 20-30 gam lá đu đủ khô
  • Cho lá đu đủ vào ấm và đem đi sắc tầm 30 phút. Bạn nên uống thuốc sắc ngày 3 lần, sau ăn 30 phút.

Mặc dù, hoa đu đủ và lá đu đủ được sử dụng nhiều trong dân gian để chữa u, bướu tuyến giáp. Tuy nhiên, hiệu quả các các phương pháp này còn chưa được nghiên cứu rõ rằng trên người. Do vậy cần hết sức thận trọng khi áp dụng các mẹo dân gian.

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm được bào chế với công nghệ hiện đại dưới dạng viên uống tiện lợi giữ nguyên tác dụng điều trị của thảo dược. Tiêu biểu trong số đó là sản phẩm chứa thành phần chính hải tảo. Theo nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2012, hải tảo là loại dược liệu có tác dụng tốt đối với người bị nhân tuyến giáp. Khi kết hợp hải tảo với lá neem, ba chạc, bán biên liên, khổ sâm nam thì tác dụng hỗ trợ điều trị nhân tuyến giáp được tăng lên nhiều lần. Sản phẩm điều trị mang lại hiệu quả cao và tiện lợi cho người sử dụng. Đồng thời khắc phục nhược điểm là cách điều chế phức tạp của các bài thuốc cổ truyền.

hai-tao-giup-tang-cuong-mien-dich-giam-kich-thuoc-nhan-tuyen-giap.webp

Hải tảo giúp tăng cường miễn dịch, giảm kích thước nhân tuyến giáp

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị nhân tuyến giáp

Bên cạnh vấn đề nhân tuyến giáp hoặc u tuyến giáp uống thuốc gì, người bệnh cần phải lưu ý một số điểm như sau trong điều trị:

  • Người bệnh chỉ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc tham khảo ý kiến từ chuyên gia dù là tây y hay đông y.
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc, tăng liều hoặc bỏ ngang khi đang điều trị nhân tuyến giáp.
  • Khi uống thuốc người bệnh gặp các phản ứng như dị ứng, tiêu chảy, sốt cao, co giật hoặc nôn mửa, hãy báo ngay cho bác sĩ điều trị và đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại trái cây tươi giàu vitamin, ăn đủ dinh dưỡng, uống đủ nước, tránh các đồ ăn chiên rán, nhiều đường hoặc chứa chất kích thích.
  • Duy trì tinh thần lạc quan, tâm trạng thoải mái và vận động vừa đủ.
  • Thăm khám bác sĩ theo chỉ định hoặc định kỳ 1 tháng/ lần khi đang điều trị bệnh với thuốc.

Trên đây là câu trả lời giải đáp thắc mắc nhân tuyến giáp uống thuốc gì nhanh khỏi và an toàn cho bạn đọc. Nếu quá trình điều trị nhân tuyến giáp, người mắc không đáp ứng hoặc thuyên giảm triệu chứng, hãy báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và đổi phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất. 

Link tham khảo:

1. https://www.verywellhealth.com/chinese-medicine-for-thyroid-disease-3231507

2. https://emedicine.medscape.com/article/121865-overview

3. https://www.verywellhealth.com/constipation-and-hypothyroidism-323314