“Nhân tuyến giáp nên kiêng ăn gì? Nên ăn gì?” là mong muốn tìm hiểu của nhiều người bệnh. Việc tránh các thực phẩm không tốt sẽ giúp cải thiện bệnh hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu các thực phẩm người bị nhân tuyến giáp cần tránh và nên ăn mỗi ngày ngay dưới đây.

10+ thực phẩm mà người bị nhân tuyến giáp cần kiêng ăn

Nhân tuyến giáp là bệnh lý lành tính, người mắc hoàn toàn có thể chung sống lâu dài mà không cần can thiệp điều trị. Để các nhân giáp không phát triển quá mức, người bệnh cần kiêng các loại thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ, thực phẩm chứa gluten, rau cải xanh hoặc nội tạng động vật,....Dưới đây là danh sách 10+ thực phẩm bạn cần tránh:  

Các loại thực phẩm nhiều đường

Khi ăn quá nhiều đường, người mắc nhân tuyến giáp sẽ gặp phải tình trạng tăng cân nhanh và đường huyết cao. Việc này kéo theo các vấn đề sức khỏe nguy hiểm như tiểu đường, bệnh tim mạch, huyết áp,...

Lượng đường được khuyến nghị cho người mắc nhân tuyến giáp cụ thể là:

  • Nữ giới: Sử dụng dưới 20gr/ ngày.
  • Nam giới: Sử dụng dưới 36gr/ ngày.
  • Trẻ em: Sử dụng dưới 12gr/ ngày.

Các loại thực phẩm nhiều đường cần hạn chế là: Nước ngọt, nước có gas, bánh kẹo, trà sữa,...

nguoi-mac-nhan-tuyen-giap-nen-kieng-an-do-ngot-de-tranh-tang-can-do-roi-loan-chuyen-hoa.png

Người mắc nhân tuyến giáp nên kiêng ăn đồ ngọt để tránh tăng cân do rối loạn chuyển hóa

Các loại thực phẩm chế biến sẵn

Các loại thực phẩm chế biến sẵn trên thị trường hiện nay thường chứa rất nhiều chất phụ gia, bảo quản và calo rỗng không tốt cho tuyến giáp. Ngoài ra, trong các loại thực phẩm này thường chứa hàm lượng muối và các chất béo cao gây ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất hormone thyroxin của tuyến giáp.

Đối với người mắc nhân tuyến giáp kèm theo suy giảm chức năng tuyến giáp, quá trình chuyển hóa trong cơ thể thường chậm và kém. Nếu ăn nhiều thực phẩm này có thể dẫn đến sự tồn đọng gây tắc nghẽn mạch máu hoặc tạo áp lực rất lớn đến thận, gan. Vì vậy, người bệnh cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn.

Các loại đồ ăn chế biến sẵn thường gặp là: Đồ hộp, xúc xích, giăm bông,...

Các loại thực phẩm chứa gluten

Gluten là một loại protein có nhiều trong lúa mì, lúa mạch,... Gluten gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là ở đường ruột. Cụ thể, loại chất này gây ra phản ứng miễn dịch tự động, có thể làm người mắc nhân tuyến giáp tăng nguy cơ bị suy giáp hoặc cường giáp.

Chính vì vậy, các nhà khoa học đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng không có gluten để giúp ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp.

Các thực phẩm chứa gluten phổ biến nhất là: Bánh quy, bánh mì, yến mạch, ngũ cốc,...

gluten-co-trong-banh-mi-yen-mach-lua-mach-khong-tot-cho-nguoi-bi-nhan-tuyen-giap.png

Gluten có trong bánh mì, yến mạch, lúa mạch không tốt cho người bị nhân tuyến giáp

Các loại rau cải xanh

Theo các chuyên gia, những loại rau họ cải thường chứa nhiều glucosinate, một chất có thể tác động đến quá trình tổng hợp chức năng tuyến giáp. Điều này có nghĩa là, người bị nhân tuyến giáp nếu ăn nhiều rau cải sẽ có nguy cơ mắc cường giáp hoặc suy giáp.

Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra việc ăn rau cải với lượng bao nhiêu thì tuyến giáp có những thay đổi chức năng. Rau cải có rất nhiều lợi ích với sức khỏe và cơ thể, vì thế không thể phủ nhận giá trị của chúng. Người bệnh chỉ cần hạn chế ăn quá nhiều rau cải mà không cần loại bỏ chúng hoàn toàn khỏi thực đơn của mình.

Các loại rau họ cải phổ biến: Rau cải chíp, cải ngồng, cải canh, bắp cải,...

Nội tạng động vật

Trong nội tạng động vật có chứa rất nhiều axit lipoic. Loại axit này có thể phá vỡ hoạt động của tuyến giáp nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều. Thêm vào đó, axit lipoic được các chuyên gia khuyến cáo nên tránh bởi có thể ảnh hưởng đến tác dụng của các loại thuốc điều trị nhân tuyến giáp.

Người bệnh cần hạn chế ăn nội tạng như: Tim, gan, lòng,... của các loại động vật như gà, lợn, bò,....

Người mắc nhân tuyến giáp nên kiêng ăn các loại nội tạng động vật

Người mắc nhân tuyến giáp nên kiêng ăn các loại nội tạng động vật

Đậu nành

Đậu nành là loại thực phẩm mà bạn nên liệt kê vào danh sách “người bị nhân tuyến giáp nên kiêng ăn gì?”. Trong đậu nành và các chế phẩm đậu nành có chứa chất isoflavone gây cản trở quá trình tạo hormone của tuyến giáp. Vì thế, người bệnh cần hạn chế tối đa đậu nành trong thực đơn của mình hoặc người thân.

Các chế phẩm từ đậu nành cần tránh là: Đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ, váng đậu,...

Đồ dầu mỡ, chiên rán

Các đồ ăn chiên rán có chứa nhiều cholesterol, khi nạp vào cơ thể người bệnh có tuyến giáp hoạt động không tốt sẽ bị tăng cân, tắc nghẽn các mạch máu trong cơ thể,...

Người bị nhân tuyến giáp cần tránh những món ăn như: Nem rán, khoai tây chiên, bánh rán,...

Các chất kích thích, đồ uống chứa cồn

Một trong những tác hại hàng đầu của bia rượu là làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa, hấp thu thuốc trong điều trị bệnh. Vì thế các bác sĩ luôn yêu cầu người bệnh cần kiêng rượu, bia tuyệt đối. Ngoài ra, các chất kích thích và đồ uống có cồn gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, thần kinh, tiêu hóa, gan, thận và tinh thần của người sử dụng. Điều này chi phối rất lớn đến việc cơ thể điều tiết hormone.

Người bệnh cần tránh: Các loại rượu, bia, cà phê, nước có gas, cồn,...

ruou-bia-co-the-gay-anh-huong-hieu-qua-dieu-tri-benh-tuyen-giap.png

Rượu bia có thể gây ảnh hưởng hiệu quả điều trị bệnh tuyến giáp

Thực phẩm nhiều muối

Nhiều người bệnh quan niệm rằng, việc ăn mặn giúp bổ sung iod, tốt cho hoạt động của tuyến giáp. Trên thực tế, việc ăn mặn không đồng nghĩa là cơ thể được bổ sung nhiều iod. Thay vào đó, cơ thể người bệnh sẽ phải “gồng gánh” nhiều hơn để đào thải lượng muối. Lượng muối cao có nguy cơ làm nặng thêm tình trạng huyết áp cao và những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Vì thế, lượng muối người bệnh cần sử dụng mỗi ngày tối đa là 5gr/ngày.

Tránh các loại thực phẩm sống

Các loại thực phẩm sống không chỉ có nguy cơ ngộ độc cao mà còn chứa các loại ký sinh trùng. Các loại ký sinh trùng này có thể tấn công và khu trú tại tuyến giáp gây nên các khối u thậm chí là làm tổn thương cơ quan này.

Ngoài ra, người mắc bệnh nhân tuyến giáp thường dễ mắc phải các vấn đề tiêu hóa. Ăn các thực phẩm sống khiến người bệnh phải đối mặt với tình trạng tiêu chảy nặng nề hơn.

Người bệnh nên tránh ăn sushi, các loại gỏi sống, hải sản sống, thịt tái,...

Hạn chế các loại mỡ động vật

Tương tự như các loại nội tạng động vật, đồ ăn chiên rán, mỡ động vật có hàm lượng chất béo, cholesterol rất cao, gây ảnh hưởng đến hoạt động tuyến giáp và toàn cơ thể. Nếu đang trong quá trình trị liệu nhân tuyến giáp hoặc gặp các vấn đề về chuyển hóa, người bệnh có thể thay thế mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật như dầu oliu.

>>>Xem thêm: Nhân tuyến giáp to bao nhiêu thì phải mổ? TIN MỚI ĐĂNG

Người bị nhân tuyến giáp nên ăn gì?

Ngoài các loại thực phẩm cần tránh trên, người bị nhân tuyến giáp nên ăn những thực phẩm giàu iod, trái cây tươi,... để quá trình điều trị bệnh diễn ra hiệu quả hơn hoặc hạn chế ngThực phẩm giàu iod

Các thực phẩm chứa iod tự nhiên rất tốt cho người bị nhân tuyến giáp. Iod có tác dụng cân bằng hormone tuyến giáp. Đồng thời giảm thiểu sự hình thành nhân tuyến giáp.

Các thực phẩm tự nhiên giàu iod: Tảo biển, các loại hải sản, tôm, cua, hàu,...

nguoi-mac-benh-nhan-tuyen-giap-nen-bo-sung-cac-loai-thuc-pham-giau-iod.png

Người mắc bệnh nhân tuyến giáp nên bổ sung các loại thực phẩm giàu iod

Thực phẩm giàu omega 3

Các thực phẩm giàu omega 3 được chứng minh là giúp tăng đề kháng cho cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do và giúp cho tuyến giáp hoạt động trơn tru hơn.

Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm sau: Cá ngừ, cá hồi, hạt hạnh nhân, dầu oliu,...

Hải sản

Trong hải sản chứa hàm lượng lớn vi chất sắt, kẽm, iod, omega-3, selen, vitamin A, vitamin B rất tốt cho hoạt động của tuyến giáp. Ngoài ra, các loại cá còn giàu omega 3 giúp tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh hơn. Người bị nhân tuyến giáp nên ăn tối thiểu 3 bữa cá một tuần sẽ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh.

Các loại hải sản tốt cho tuyến giáp là: Tôm, cua, cá hồi, cá ngừ, cá trích, hàu, bào ngư,...

Các loại hạt

Các loại hạt giàu dinh dưỡng bao gồm magie, protein thực vật, đồng, kẽm, các vitamin E, B giúp tuyến giáp hoạt động tốt.

Các loại hạt người bệnh nên ăn là: Hạt hạnh nhân, óc chó, hạt bí,...

Các loại rau xanh lá

Các loại rau xanh lá là nguồn cung phong phú magie cùng với các khoáng chất có lợi khác. Những chất này có vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể, nhất là với các hoạt động của tuyến giáp.

Các rau màu xanh lá phổ biến là: Rau mồng tơi, rau ngót, rau muống, rau xà lách, diếp cá,...

rau-mong-toi-la-loai-rau-tot-cho-hoat-dong-tuyen-giap-.png

Rau mồng tơi là loại rau tốt cho hoạt động tuyến giáp

Các loại trái cây tươi

Ngoài các thực phẩm trên, người bị nhân tuyến giáp nên thường xuyên ăn các loại trái cây tươi bổ sung vitamin, tăng sức đề kháng cho cơ thể, tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Các loại trái cây nên ăn: Chuối, táo, dưa leo, dưa hấu, cam,...

Ngoài chế độ dinh dưỡng, người mắc bệnh nhân tuyến giáp có thể bổ sung các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe cho tuyến giáp có chiết xuất từ hải tảo. Theo nghiên cứu của các chuyên gia tại Trung Quốc năm 2012, hải tảo là thảo dược có tính chất kháng khuẩn, tiêu u, điều hòa miễn dịch rất tốt cho tuyến giáp. Khi kết hợp hải tảo với các loại dược liệu khác như bán biên liên, lá neem, ba chạc, khổ sâm nam,... tạo nên tác dụng cân bằng hormone và giảm sự phát triển của các khối u bướu cho người mắc bệnh nhân tuyến giáp.

hai-tao-ket-hop-voi-nhieu-thao-duoc-khac-giup-ho-tro-giam-kich-thuoc-nhan-tuyen-giap.webp

Hải tảo kết hợp với nhiều thảo dược khác giúp hỗ trợ giảm kích thước nhân tuyến giáp

Bài viết trên đây tổng hợp top 10+ các loại thực phẩm giải đáp thắc mắc bệnh nhân tuyến giáp nên kiêng ăn gì? Nên ăn gì? Hy vọng với chia sẻ trên, bạn đọc đã có thêm cho mình những kiến thức hữu ích trong điều trị và phòng ngừa bệnh ngay từ thói quen sinh hoạt. Nếu còn thắc mắc hay vấn đề nào cần giải quyết, bạn hãy để lại bình luận để được chúng tôi tư chủ động tư vấn.

Link tham khảo nước ngoài:

  1. https://www.health.com/condition/thyroid/food-for-thyroid
  2. https://possible.in/thyroid-diet-food-list-for-hypothyroidism.html
  3. https://www.health.com/food/the-best-and-worst-foods-for-your-thyroid