Bướu giáp nhân 2 thùy có nguy hiểm không là vấn đề đang được quan tâm của nhiều người bệnh. Nếu không phát hiện kịp thời và điều trị phù hợp, người bệnh có thể phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm như khó thở, rối loạn nhịp tim, ung thư tuyến giáp,… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này và định hướng cách điều trị hiệu quả.
Những biến chứng nguy hiểm của bướu giáp nhân 2 thùy
Bướu giáp nhân 2 thùy là tình trạng hai bên thùy của tuyến giáp xuất hiện các cục u, bướu. Vậy tình trạng bướu giáp nhân 2 thùy có nguy hiểm không? Có đe dọa đến tính mạng người bệnh không? Trên thực tế, bệnh bướu giáp nhân 2 thùy khá lành tính, có thể khắc phục bằng nhiều phương pháp điều trị. Tuy nhiên, nếu chủ quan trong việc nhận diện và điều trị, bệnh có thể khiến người mắc đối diện với những vấn đề nghiêm trọng. Cụ thể như sau:
Bướu giáp gây mất thẩm mỹ làm người mắc tự ti
Khi các tế bào tuyến giáp tăng sinh bất thường sẽ dẫn tới xuất hiện nhân giáp. Tổ chức này có xu hướng to lên theo thời gian, dẫn tới hình thành khối u lớn ở cổ gây mất thẩm mỹ.
Bệnh có xu hướng khởi phát ở nữ giới vì thế đa số người bệnh thường mang tâm lý tự ti, lo sợ vì khối u to trước cổ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới ngoại hình hoặc sẹo xấu sau điều trị. Bệnh cạnh đó, một số trường hợp mắc bướu giáp nhân độc, hormone tuyến giáp sản xuất dư thừa dẫn tới dấu hiệu lồi mắt, giảm cân bất thường, da khô, tóc rụng,...
Về lâu dài, tình trạng này khiến người bệnh tự ti về ngoại hình, ngại giao tiếp, dễ cáu gắt thậm chí là trầm cảm đe dọa đến tính mạng.
Bướu giáp to khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp
Khó thở, khàn tiếng do bướu to chèn ép
Trong giai đoạn đầu, người mắc bướu giáp nhân 2 thùy thường xuất hiện tình trạng khàn tiếng, bị rè âm vực, khó nói to hoặc mất tiếng. Những biểu hiện này thể hiện các tác động rõ rệt nhất của bệnh bướu giáp nhân 2 thùy tới những tổ chức xung quanh. Các khối u ở tuyến giáp có xu hướng gia tăng kích thước theo thời gian, chiếm nhiều diện tích ở cổ, dẫn tới chèn ép dây thanh quản.
Mặt khác, khí quản cũng là một trong những cơ quan dễ bị ảnh hưởng bởi bướu giáp nhân hai thùy. Các khối u phát triển sẽ kích thích và chèn ép vùng họng, gây ra tình trạng khó thở, hụt hơi, ho khan, ngứa họng,… Khi đó lượng oxy cung cấp cho cơ thể bị sụt giảm, kéo theo tình trạng mệt mỏi, mất lực tứ chi.
Ngoài ra, bướu giáp có thể chèn vào thực quản, gây cản trở quá trình lưu thông thức ăn xuống dạ dày. Người mắc bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy vướng ở họng, khó nuốt, hay mắc nghẹn khi ăn dẫn tới giảm khẩu vị, sụt cân.
Bướu giáp to chèn ép lên thanh quản gây khàn tiếng
Tim đập nhanh, mệt mỏi do bướu tăng tiết hormone
Vai trò đặc trưng của tuyến giáp chính là sản xuất ra hormone cần thiết để duy trì hoạt động của các cơ quan, trong đó có tim mạch. Hormone T4 và đặc biệt là T3 có tác dụng kiểm soát nhịp tim, chi phối tuần hoàn máu, sự co bóp của tim và khả năng tiêu thụ oxy. Chỉ một biến cố nhỏ trong hoạt động sản xuất hormone cũng sẽ tác động tới tim mạch.
Khi căn bệnh nhân 2 thùy tuyến giáp khởi phát có thể khiến cho tim đập nhanh hơn, rối loạn nhịp tim hoặc thậm chí suy tim đột ngột. Ngoài ra, người bệnh có thể phải đối mặt với một số biến chứng như cao huyết áp, lâu dần dẫn tới xơ vỡ động mạch, gia tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Chính vì vậy, rất nhiều trường hợp mắc bướu giáp cảm thấy mệt mỏi, đuối sức, không thể vận động quá lâu,…
Ung thư tuyến giáp là biến chứng nguy hiểm nhất
Mặc dù đa số trường hợp mắc bướu giáp đa nhân 2 thùy đều được chẩn đoán lành tính nhưng người bệnh vẫn không nên chủ quan bởi có khoảng 5% trường hợp sẽ chuyển biến sang ác tính (ung thư tuyến giáp).
Ung thư tuyến giáp là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm, được chia thành 4 loại là thể nhú, thể nang, thể tủy, thể không biệt hóa. Trong đó trường hợp mắc thể tủy và thể không biệt hóa thường có tiên lượng xấu. Bệnh sẽ phát triển theo 4 giai đoạn chính, việc xét nghiệm và điều trị sớm sẽ càng có khả năng phục hồi cao.
Ung thư tuyến giáp có xu hướng phát triển âm thầm và rất khó phát hiện. Đa số trường hợp được chẩn đoán khi đã di căn sang những cơ quan trọng yếu khác như tim, xương, phổi hay não. Để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng, các bác sĩ sẽ buộc phải cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần tuyến giáp. Kể cả sau khi các khối u ác tính được loại trừ hẳn, người bệnh vẫn phải phụ thuộc vào thuốc để đảm bảo ổn định chức năng tuyến giáp.
Ung thư tuyến giáp có thể di căn tới các cơ quan trọng yếu gây tỷ lệ tử vong cao
>>>Xem thêm: Các bệnh về tuyến giáp “âm thầm” thường gặp và cách chữa trị
Cách điều trị và phòng ngừa bướu giáp nhân 2 thùy
Hiện nay, để khắc phục tốt nhất căn bệnh bướu giáp đa nhân 2 thùy, các bác sĩ sẽ tiến hành áp dụng điều trị bằng thuốc, iod phóng xạ hoặc tiến hành phẫu thuật tùy theo tình trạng của mỗi người.
- Thuốc kháng giáp: Người mắc nhân 2 thùy tuyến giáp độc sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng giáp trong khoảng từ 2-8 tuần để ổn định chức năng tuyến giáp.
- Iod phóng xạ: Phương pháp được chỉ định cho người mắc bướu đa nhân 2 thùy độc hoặc bướu đa nhân 2 thùy không độc nhưng không thể phẫu thuật. Một số tác dụng phụ sau điều trị bằng iod phóng xạ mà người bệnh có thể gặp phải đó là: Sưng đau cổ, thay đổi vị giác, khô miệng, buồn nôn,....
- Phẫu thuật: Những trường hợp mắc bướu giáp đa nhân hai thùy ác tính sẽ được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần lớn hoặc toàn bộ tuyến giáp, sau đó chỉ định tiến hành iod phóng xạ hoặc dùng thuốc để ngăn chặn sự phát triển của khối u tuyến giáp.
Người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật trong một số trường hợp nghiêm trọng
Nhằm ngăn ngừa khả năng tái phát của bướu giáp đa nhân 2 thùy, người bệnh nên đặc biệt chú ý tới những điều như sau:
- Bổ sung đủ hàm lượng iod cần thiết cho cơ thể và các vitamin từ rau củ, cá, rong biển, sữa, trứng,…
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia hoặc thực phẩm chứa nhiều đường.
- Thường xuyên khám sức khỏe tổng quát để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.
Ngoài ra, người bị bướu giáp nhân 2 thùy có thể sử dụng các sản phẩm điều chế từ thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh. Theo nghiên cứu của các chuyên gia năm 2012 tại Trung Quốc, hải tảo có khả năng kháng khuẩn, tiêu u, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do rất tốt cho người mắc bệnh tuyến giáp. Khi kết hợp hải tảo với các thành phần như lá neem, ba chạc, bán biên liên, khổ sâm nam,... sẽ giúp tăng hiệu quả cải thiện bệnh và giúp phục hồi chức năng điều tiết hormone cho tuyến giáp. Hiện nay, các thành phần trên đã được điều chế thành công trong các sản phẩm viên uống bảo vệ sức khỏe trên thị trường. Người bệnh có thể tham khảo và sử dụng tiện lợi.
Hải tảo kết hợp với các thành phần khác giúp cải thiện bướu giáp nhân hiệu quả
Nhân giáp 2 thùy là bệnh lý phổ biến nhưng tiềm ẩn nhiều biến chứng. Hy vọng rằng thông qua kiến thức mà bài viết đưa ra, độc giả đã có được đáp án thỏa đáng nhất cho thắc mắc: “Bướu giáp nhân 2 thùy có nguy hiểm không?”. Nếu còn bất cứ vấn đề cần giải đáp liên quan đến sức khỏe tuyến giáp, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc bình luận để chúng tôi chủ động tư vấn cụ thể.
Link tham khảo nước ngoài:
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/13121-thyroid-nodule
https://www.verywellhealth.com/constipation-and-hypothyroidism-3233144