Những năm gần đây, số lượng người mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp đang ngày càng gia tăng, đặc biệt trong đó phải kể đến bệnh "bướu giáp nhân". Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Rối loạn nhịp tim, ung thư tuyến giáp,....

Vì vậy, bạn hãy dành ra 5 phút theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ về bệnh lý này, từ đó phòng tránh được những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra với mình hoặc người thân.

Bướu giáp nhân là gì?

Bướu nhân là một thuật ngữ chỉ sự phát triển bất thường của các tế bào tuyến giáp, chúng hình thành nên những khối nhân bên trong có chứa chất lỏng hoặc đặc cứng.

Có những loại bướu giáp nhân nào?

Bệnh bướu nhân tuyến giáp thường được chia thành 3 loại chính với những đặc điểm riêng:

  • Bướu giáp nhân thùy trái: Là hiện tượng thùy trái xuất hiện một hoặc nhiều khối u (nhân giáp). Loại nhân giáp này đa số đều không gây ra triệu chứng rõ ràng, thường sẽ được phát hiện bởi cảm nhận của người bệnh, những người xung quanh hoặc tình cờ phát hiện khi đi khám sức khỏe. Phần lớn là bướu lành tính, có khoảng 5% là bướu ác tính (ung thư tuyến giáp), các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp sinh tiết (chọc hút tế bào) để xác định.
  • Bướu giáp nhân thùy phải: Là tình trạng thùy phải của tuyến giáp xuất hiện một khối u, có thể là lành tính hoặc ác tính. Trả lời cho thắc mắc: “Bướu giáp nhân thùy phải có nguy hiểm không?” thì theo nhiều chuyên gia điều này phụ thuộc vào tính chất của nhân giáp. Nếu là bướu nhân độc tuyến giáp sẽ dễ hình thành bệnh ung thư tuyến giáp rất nguy hiểm.
  • Bướu giáp nhân 2 thùy: Được định nghĩa là sự xuất hiện của nhân giáp ở cả 2 thùy của tuyến giáp. Bướu giáp nhân 2 thùy có nguy hiểm không sẽ liên quan đến tính chất các khối nhân giáp là lành hay ác tính.

Hinh-anh-chup-buou-giap-nhan-2-thuy-tuyen-giap.webp

Hình ảnh chụp bướu giáp nhân 2 thùy tuyến giáp

Nguyên nhân hình thành bệnh lý bướu giáp nhân

Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bướu nhân hình thành trong tuyến giáp có thể kể đến như:

  • Viêm tuyến giáp mãn tính: Hay còn được gọi là bệnh Hashimoto, một rối loạn tuyến giáp có thể gây nên tình trạng viêm tuyến giáp và hình thành các nhân lớn, thường đi kèm với suy giáp.
  • U nang tuyến giáp: Là một khoang nhỏ có chứa chất lỏng bên trong tuyến giáp.
  • U tuyến giáp: Là sự phát triển quá mức của mô tuyến giáp so với bình thường. Hiện tại vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác vì sao mô giáp phát triển. U tuyến giáp đa phần là lành tính đồng thời không gây ra những hậu quả nghiêm trọng, trừ khi kích thước nhân quá lớn gây hiện tượng chèn ép.
  • Ung thư tuyến giáp: Mặc dù nhân tuyến giáp không phải là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư, tuy nhiên đối với những nhân giáp có kích thước lớn và cứng, không đau thì nên thận trọng, cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác.
  • Thiếu hụt iod: Những nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra, nếu như ít hoặc không sử dụng muối iod trong chế độ ăn hằng ngày sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh bướu giáp nhân.

Thieu-hut-iod-cung-la-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-gay-buou-nhan-tuyen-giap.webp

Thiếu hụt iod cũng là một trong những nguyên nhân gây bướu nhân tuyến giáp

Dấu hiệu nhận biết bướu giáp nhân là gì?

Vướng cổ, khó nuốt, cổ phình to,... là dấu hiệu nhận biết bướu giáp nhân điển hình rất nhiều người gặp phải. Đa số các trường hợp có nhân tuyến giáp quá nhỏ sẽ rất khó để phát hiện. Thế nhưng khi khối nhân phát triển to, các triệu chứng sẽ rõ ràng hơn. Cụ thể:

  • Cảm giác vướng víu như có khối nhân bên trong tuyến giáp.
  • Nhìn thấy được bướu giáp nhân bằng mắt thường, đặc biệt tại khu vực trước cổ là vị trí bướu thường xuất hiện nhất.
  • Khi ăn thường cảm thấy khó nuốt, thi thoảng còn khó thở do nhân tuyến giáp phát triển gây chèn ép lên thực quản và khí quản.

Ngoài ra, ở một số trường hợp người bị bướu nhân tuyến giáp có hàm lượng thyroxine quá cao. Đây là một dạng hormone do tuyến giáp sản sinh, nếu như hàm lượng thyroxine vượt quá mức cho phép sẽ gây ra những triệu chứng cường giáp điển hình như:

  • Cơ thể tiết nhiều mồ hôi.
  • Cân nặng cơ thể giảm đột ngột.
  • Thường xuyên cảm thấy lo lắng.
  • Xuất hiện triệu chứng run tay.
  • Nhịp tim không ổn định, tăng giảm thất thường, tim đập nhanh hoặc không đều.

Co-the-tiet-nhieu-mo-hoi-la-dau-hieu-benh-buou-giap-nhan-co-bieu-hien-cuong-giap.webp

Cơ thể tiết nhiều mô hôi là dấu hiệu bệnh bướu giáp nhân có biểu hiện cường giáp

Những biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh bướu giáp nhân

Dù không phải bướu giáp nhân nào cũng gây ung thư, tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời chúng hoàn toàn có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng khác như: Khó nuốt, nhiễm độc giáp, loạn nhịp tim,... Cụ thể:

  • Khó thở hoặc khó nuốt: Sự phát triển của nhân tuyến giáp gây cản sợ và chèn áp khí quản và thực quản làm cản trở việc thở hoặc nuốt.
  • Các biến chứng tiềm ẩn khác như: Nhiễm độc giáp cấp, loạn nhịp tim. Đặc biệt biến chứng nhiễm độc giáp cấp dù hiếm gặp nhưng nó có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh, cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
  • Những trường hợp được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ một phần nhân tuyến giáp, người bệnh sẽ cần điều trị thay thế hormone tuyến giáp suốt đời.

Kho-tho-kho-nuot-la-bien-chung-thuong-gap-cua-benh-buou-giap-nhan.webp

Khó thở, khó nuốt là biến chứng thường gặp của bệnh bướu giáp nhân

Phương pháp chẩn đoán bướu nhân tuyến giáp

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc chẩn đoán bướu giáp nhân cũng trở nên đơn giản hơn và cho mức độ chính xác rất cao. Trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định một số hoạt động và xét nghiệm cơ bản như:

  • Khám lâm sàng: Người bệnh sẽ được yêu cầu nuốt trong lúc khám để bác sĩ dễ dàng quan sát và đánh giá sự chuyển động của tuyến giáp.
  • Kiểm tra: Một vài dấu hiệu hoặc triệu chứng của tình trạng cường giáp (run tay chân, tăng phản xạ, nhịp tim không đều,...) và suy giáp (phù mặt, da khô, nhịp tim chậm).
  • Xét nghiệm chức năng của tuyến giáp: Kết quả xét nghiệm nồng độ hormone TSH trong máu và hormone tuyến giáp sẽ cho biết bạn có mắc cường giáp hay suy giáp hay không.
  • Siêu âm: Phương pháp sử dụng sóng âm tần số cao để tạo hình ảnh của tuyến giáp, từ đó cung cấp những thông tin tốt nhất về cấu trúc và hình dạng của các nhân giáp. Thông qua hình ảnh, các bác sĩ sẽ dễ dàng phân biệt được u nang với các nhân đặc hoặc xác định xem tuyến giáp có nhiều nhân hay không.
  • Chọc hút tế bào tuyến giáp: Bác sĩ sẽ dùng một cây kim nhỏ đưa vào khối u để hút dịch hoặc tế bào, sau đó gửi các mẫu đến phòng thí nghiệm để tiến hành xét nghiệm, phân tích chúng dưới kính hiển vi.
  • Xạ hình tuyến giáp: Xạ hình tuyến giáp giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng của các nhân tuyến giáp bên trong là lành hay ác tính.

Phuong-phap-choc-hut-te-bao-tuyen-giap-chan-doan-buou-nhan.webp

Phương pháp chọc hút tế bào tuyến giáp chẩn đoán bướu nhân

>>>Xem thêm: Nhân tuyến giáp to bao nhiêu thì phải mổ?

Các cách điều trị bướu giáp nhân phổ biến

Phương pháp chữa trị bướu nhân tuyến giáp sẽ phụ thuộc vào từng loại nhân tuyến giáp là lành hay ác tính. Một số phương pháp điều trị nhân tuyến giáp có thể kể đến đó là: Sử dụng thuốc, phẫu thuật, iod phóng xạ,... Cụ thể:

Điều trị các nhân lành tính

Nếu như các nhân tuyến giáp thuộc loại lành tính, không phải ung thư, người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp chữa trị bao gồm:

  • Theo dõi định kỳ: Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, siêu âm và kiểm tra chức năng tuyến giáp một cách đều đặn. Trường hợp nhân giáp phát triển lớn hơn thì người bệnh sẽ phải làm lại xét nghiệm tế bào học nhân giáp, còn nếu khối u tuyến giáp lành tính không thay đổi kích thước thì có thể không cần điều trị.
  • Sử dụng thuốc bổ sung hormone tuyến giáp: Dành cho những trường hợp tuyến giáp không sản xuất đủ hormone tuyến giáp.
  • Phẫu thuật: Nếu kích thước nhân tuyến giáp quá lớn khiến người bệnh khó nuốt hoặc khó thở hay chèn ép mạch máu bác sĩ cũng có thể cân nhắc phẫu thuật.

Theo-doi-tham-kham-dinh-ky-giup-kiem-soat-su-phat-trien-cua-buou-nhan-tuyen-giap.webp

Theo dõi, thăm khám định kỳ giúp kiểm soát sự phát triển của bướu nhân tuyến giáp

Điều trị bướu giáp nhân có biểu hiện cường giáp

Trường hợp bướu giáp nhân kèm theo biểu hiện sản xuất thừa hormon tuyến giáp (cường giáp) thì bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định: Dùng thuốc, phẫu thuật, sử dụng iod phóng xạ. Cụ thể:

  • Thuốc kháng giáp trạng tổng hợp: Một số loại thuốc kháng giáp như methimazole (Tapazole) được bác sĩ sử dụng để giảm triệu chứng cường giáp. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ nếu điều trị lâu dài như tăng men gan, giảm bạch cầu, do đó cần phải thảo luận với bác sĩ về lợi ích và rủi ro của việc điều trị.
  • Phẫu thuật: Nếu như các nhân tuyến giáp to chèn ép lên các cơ quan lân cận kèm tiết hormone quá mức, người bệnh có thể được chỉ định cắt bỏ một phần tuyến giáp. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể gặp phải tình trạng suy giáp phải sử dụng thuốc bổ sung hormone tuyến giáp cả đời.
  • Iod phóng xạ: Tức là sử dụng iod phóng xạ dưới dạng lỏng hoặc viên nang để điều trị cường giáp. Cách này giúp giảm kích thước của nhân tuyến giáp, đồng thời các triệu chứng cường giáp cũng sẽ giảm dần (khoảng 2 - 3 tháng).

Điều trị các nhân ung thư

Đối với các nhân giáp là ung thư, cách điều trị hiệu quả nhất chính là phẫu thuật. Đối với nhân giáp là ung thư, bác sĩ sẽ cắt bán phần hoặc toàn bộ tuyến giáp có nhân ung thư.

Ngoài ra, nếu các nhân ung thư nhỏ thì có thể sử dụng phương pháp tiêm cồn trực tiếp vào nhân tuyến giáp ung thư để tiêu diệt nó. Quá trình điều trị thường được chia thành nhiều đợt và phải theo dõi một cách sát sao.

Phau-thuat-de-loai-bo-buou-giap-nhan-ung-thu.webp

Phẫu thuật để loại bỏ bướu giáp nhân ung thư

Gợi ý điều trị bướu giáp nhân từ thảo dược thiên nhiên

Hải tảo, khổ sâm nam, bán biên liên, ba chạc, lá neem,... đều là những vị thuốc hỗ trợ cải thiện các bệnh liên quan đến tuyến giáp cực kỳ tốt. Theo nghiên cứu tại Trung Quốc vào năm 2012, hải tảo giúp tiêu u, giảm bướu, tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa hormone tuyến giáp. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học, các thảo dược như: Hải tảo, khổ sâm nam, bán biên liên,... đã được nghiên cứu và kết hợp lại với nhau theo tỷ lệ hợp lý để nâng cao hơn hiệu quả điều trị.

Theo đó, sản phẩm làm từ những dược liệu tự nhiên này mang đến nhiều tín hiệu vui mừng cho người bệnh bị bướu giáp nhân:

  • Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa rối loạn chức năng tuyến giáp.
  • Tăng cường sức khỏe cho tuyến giáp trước những tác nhân phóng xạ.
  • Đảm bảo tuyến giáp hoạt động một cách bình thường và ổn định.
  • Điều hòa hormon tuyến giáp.
  • Làm mềm, giảm sưng - viêm - đau và thu nhỏ các khối u tuyến giáp.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh tuyến giáp như: Chống mệt mỏi, giảm cholesterol trong máu, ổn định huyết áp và tim mạch, điều hòa thân nhiệt,...

Sản phẩm làm từ thành phần tự nhiên vừa an toàn, lành tính, cải thiện bệnh tốt vừa không gây tác dụng phụ. Bạn nên tìm mua sản phẩm từ thương hiệu uy tín lâu năm trên thị trường để đảm bảo phát huy hiệu quả một cách tốt nhất.

Hai-tao-kho-sam-nam-ban-bien-lien-ba-chac-la-neem-ho-tro-dieu-tri-buou-giap-nhan-hieu-qua.webp

Hải tảo, khổ sâm nam, bán biên liên, ba chạc, lá neem hỗ trợ điều trị bướu giáp nhân hiệu quả

Phòng tránh bệnh bướu giáp nhân tái phát

Ngoài phương pháp điều trị bướu giáp được chia sẻ phía trên, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh để bảo vệ tuyến giáp, tránh tái phát.

Để phòng tránh tái phát và ngăn ngừa bướu giáp nhân phát triển, bạn hãy luôn ghi nhớ một số lời khuyên dưới đây:

  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, thăm khám và kiểm tra định kỳ.
  • Không hút thuốc lá, giảm các loại thức uống chứa cồn như bia, rượu....
  • Giữ một tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh bị căng thẳng, stress. Ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi đúng giờ, tập thể dục đều đặn và hợp lý.
  • Tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin từ trái cây, rau xanh. Bổ sung nguyên tố vi lượng cần thiết như iod, vitamin D, selen,...
  • Người bị bướu giáp nhân nên kiêng ăn một số loại thực phẩm ảnh hưởng đến tuyến giáp như các rau thuộc họ cải: Cải xoăn, cải thảo, súp lơ, bắp cải….
  • Tránh tiếp xúc với các chất độc hại như khí thải công nghiệp, chất phóng xạ…

Bo-sung-trai-cay-va-rau-xanh-giup-phong-ngua-buou-giap-nhan.webp

Bổ sung trái cây và rau xanh giúp phòng ngừa bướu giáp nhân

Trên đây là những thông tin tổng quan về bệnh bướu giáp nhân, hy vọng qua bài viết bạn sẽ có được những kiến thức hữu ích để có thể nhận biết, điều trị cũng như phòng ngừa căn bệnh này. Nếu bạn có câu hỏi hay thắc mắc gì về bệnh bướu nhân tuyến giáp cần được giải đáp, hãy để lại thông tin để được hỗ trợ nhanh nhất.

Link tham khảo:

https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/nodular-goiter

https://www.healthline.com/health/multinodular-goiter#symptoms

https://www.ucsfhealth.org/conditions/thyroid-nodules-goiter

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/thyroid-nodules/symptoms-causes/syc-20355262

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK285569/