Các bệnh về tuyến giáp thường gặp bao gồm cường giáp, suy giáp, bướu giáp đơn thuần, viêm tuyến giáp, u tuyến giáp và ung thư tuyến giáp. Đây là những dạng bệnh lý có tỷ lệ mắc ngày càng cao, nếu không được phát hiện điều trị sớm sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Cùng bài viết điểm danh 6 bệnh lý tuyến giáp có biểu hiện khó nhận diện có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe sau.

Tìm hiểu 6 bệnh tuyến giáp thường gặp

Các bệnh tuyến giáp thường có biểu hiện không rõ ràng nhưng gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, ảnh hưởng đến ngoại hình và tâm lý của người bệnh. Đa phần người mắc các bệnh tuyến giáp đều không ý thức bản thân mình đang bị bệnh bởi các dấu hiệu xuất hiện chậm và khó nhận biết. Tuy nhiên, nếu không phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, người mắc sẽ phải đối diện với rất nhiều biến chứng trong đó có ung thư tuyến giáp, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Dưới đây là 6 bệnh liên quan đến tuyến giáp thường gặp nhất hiện nay, bạn đọc có thể tham khảo để nhận diện và phòng ngừa bệnh:

Cường giáp

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, tạo ra lượng hormone T3, T4 vượt ngưỡng cơ thể cần.

  • Nhận diện: Triệu chứng thường gặp là bướu cổ, mệt mỏi, giảm sút cân bất thường, sợ nóng, đổ mồ hôi chân tay, rối loạn kinh nguyệt, đi ngoài tiêu chảy hoặc phân nát, da khô, tóc rụng,...
  • Mức độ nguy hiểm: Trong trường hợp bệnh chuyển biến nặng, các cơn bão giáp do cường giáp gây ra có thể khiến người bệnh bị rối loạn nhịp tim, loãng xương, mắc các tật về mắt, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và khả năng mang thai ở nữ giới. Nhiều người mắc bệnh cường giáp có thể rơi vào tình trạng suy tim gây tử vong bất cứ lúc nào.
  • Nguyên nhân: Hiện nay các nhà khoa học chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp. Các yếu tố nguy cơ có thể là do thừa iod, rối loạn hệ miễn dịch, di truyền, nhiễm xạ hoặc bệnh lý như viêm tuyến giáp, u xơ tuyến giáp,... gây nên.

Cuong-giap-la-mot-trong-cac-benh-ve-tuyen-giap-co-ty-le-mac-cao-hien-nay.webp

Cường giáp là một trong các bệnh về tuyến giáp có tỷ lệ mắc cao hiện nay

Suy giáp

Suy giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động giảm sút khiến lượng hormone T3, T4 tiết ra không đủ so với nhu cầu của cơ thể.

  • Nhận diện: Suy giáp có những biểu hiện tiêu biểu như tăng cân bất thường, cơ thể mệt mỏi, sợ lạnh, táo bón, suy giảm trí nhớ, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục, tóc và da yếu,...
  • Mức độ nguy hiểm: Suy giáp có thể làm giảm cung lượng máu tới tim dẫn đến suy tim, tăng cholesterol xấu trong máu và làm giảm chức năng của các cơ quan sinh sản ở cả nam và nữ.
  • Nguyên nhân: Suy giáp thường xảy ra do 3 nguyên nhân chính là tuyến giáp bị teo, mắc các bệnh viêm tuyến giáp tự miễn và khởi phát sau điều trị bệnh cường giáp.

Bướu giáp đơn thuần

Bệnh lý bướu giáp đơn thuần (bướu giáp không độc) là tình trạng tuyến giáp phì đại nhưng không kèm theo các vấn đề như cường giáp, suy giáp hay các khối u. Bệnh thường không ảnh hưởng đến chức năng hoạt động điều tiết hormone T3, T4.

  • Nhận diện: Các bướu giáp không độc thường ít biểu hiện bệnh lý. Khi kích thước các khối bướu lớn sẽ chèn ép lên khí quản, thanh quản gây ra khó thở, khàn tiếng hoặc phù mặt, cổ do bị chèn ép tĩnh mạch,...
  • Mức độ nguy hiểm: Bệnh bướu giáp đơn thuần thường ít gây nguy hiểm, thậm chí không cần can thiệp điều trị trong một số trường hợp. Tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh.
  • Nguyên nhân: Nguyên nhân bướu giáp đơn thuần chủ yếu là do thiếu iod hoặc do tác dụng phụ của một số thuốc.

Buou-co-don-thuan-kich-thuoc-lon-chen-ep-len-thanh-quan-gay-khan-tieng.webp

Bướu cổ đơn thuần kích thước lớn chèn ép lên thanh quản gây khàn tiếng

Viêm tuyến giáp

Viêm tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp bị tổn thương do vi khuẩn, virus, thuốc, tự miễn… gây ảnh hưởng đến chức năng điều tiết hormone của tuyến giáp. Bệnh viêm tuyến giáp thường là rối loạn tự miễn. Tiêu biểu nhất là bệnh Hashimoto.

  • Nhận diện: Tùy vào từng giai đoạn, bệnh viêm tuyến giáp sẽ có những biểu hiện khác nhau. Người bệnh có thể cảm nhận vùng cổ sưng bất thường đôi khi bị đau, căng cứng, mắt và miệng khô. Viêm tuyến giáp có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp dẫn đến cường giáp hoặc suy giáp.
  • Mức độ nguy hiểm: Ngoài những biến chứng do cường giáp hoặc suy giáp gây ra, viêm tuyến giáp khiến người bệnh có nguy cơ cao bị tiểu đường, các bệnh về xương khớp, suy thận, suy buồng trứng, lupus ban đỏ hoặc xuất huyết giảm tiểu cầu,...
  • Nguyên nhân: Viêm tuyến giáp xảy ra chủ yếu là do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công tuyến giáp. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, phụ nữ thường có nguy cơ mắc cao hơn nam giới.

Roi-loan-mien-dich-la-nguyen-nhan-thuong-gap-gay-viem-tuyen-giap.webp

Rối loạn miễn dịch là nguyên nhân thường gặp gây viêm tuyến giáp

U tuyến giáp

U tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp bị thay đổi cấu trúc, thậm chí cả chức năng. Tạo thành một hoặc nhiều khối riêng biệt nằm bên trong tuyến giáp, gây sưng và biến dạng vùng trước cổ. U tuyến giáp được phân loại thành u lành tính và u ác tính.

  • Nhận diện: Các khối u có thể đè ép vào thanh quản và thực quản gây khàn tiếng, khó nuốt hoặc ho khan kéo dài. Tình trạng nặng hơn có thể khiến người bệnh giảm cân không rõ nguyên nhân, tăng tiết mồ hôi, run tay chân, buồn nôn hoặc tăng nhịp tim, lo lắng...
  • Mức độ nguy hiểm: Các khối u không chỉ gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý người mắc, chúng còn có thể gây ra hàng loạt biểu hiện của bệnh cường giáp. Và để giải đáp câu hỏi: “Bệnh u tuyến giáp có nguy hiểm không?” thì câu trả lời là có khoảng 5% khả năng các khối u chuyển thành ung thư, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
  • Nguyên nhân: Nguyên nhân gây ra u tuyến giáp thường gặp là do thiếu iod, các mô tuyến giáp tăng sinh bất thường, viêm tuyến giáp, rối loạn hệ miễn dịch,...

U-tuyen-giap-co-the-gay-cuong-giap-anh-huong-den-suc-khoe-va-tam-ly-nguoi-benh.webp

U tuyến giáp có thể gây cường giáp ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý người bệnh

>>>Xem thêm: Nhân tuyến giáp là gì, có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp xảy ra khi các tế bào ác tính hoạt động, tấn công vào các tổ chức của tuyến giáp gây ra nhiều tổn thương cho cơ thể. Ung thư tuyến giáp được phân làm 4 thể chính: Thể nhú, thể tủy, thể nang và thể không biệt hóa.

  • Nhận diện: Bệnh u tuyến giáp thường có những dấu hiệu “thầm lặng”. Khi các tế bào ác tính phát triển, người bệnh có thể gặp những dấu hiệu như xuất hiện u giáp trạng, các hạch bạch huyết quanh cổ, khàn tiếng, khó thở, da vùng cổ bị thâm nhiễm, cân nặng thất thường, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, rối loạn tiêu hóa,...
  • Mức độ nguy hiểm: Ung thư tuyến giáp là ngưỡng nguy hiểm nhất mà người bệnh phải đối diện đặc biệt là khi phát hiện muộn bệnh đã di căn. Trong đó, tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh ung thư thể nhú là từ 70% - 100% nếu phát hiện không quá muộn. Các thể ung thư khác hiếm gặp hơn nhưng có tiên lượng xấu và nguy hiểm, nhất là ung thư thể tủy và thể không biệt hóa.
  • Nguyên nhân: Nguyên nhân gây ra ung thư tuyến giáp chủ yếu là người bệnh bị nhiễm phóng xạ, di truyền, bị rối loạn miễn dịch. Hoặc do các bệnh tuyến giáp khác không được điều trị gây nên biến chứng,...

Có thể đánh giá, các bệnh về tuyến giáp hình thành chủ yếu do những rối loạn trong cơ thể đặc biệt là miễn dịch và nội tiết. Hầu hết các bệnh lý này đều có thể cải thiện được bằng các biện pháp y học hiện đại nếu phát hiện sớm. Chính vì vậy, nhận diện bệnh sớm và có hướng điều trị hiệu quả và an toàn sẽ giúp bạn kiểm soát tốt bệnh và phòng tránh biến chứng nguy hiểm.

Cách điều trị các bệnh về tuyến giáp

Mục tiêu điều trị bệnh tuyến giáp là ổn định nồng độ hormone tuyến giáp, thu nhỏ khối bướu cổ. Để đạt được mục tiêu trên, trong điều trị các bác sĩ thường áp dụng các phương pháp như: Theo dõi (nếu khối bướu nhỏ); Sử dụng thuốc (Kháng giáp hoặc bổ sung hormone tuyến giáp); Sử dụng iod phóng xạ; Phẫu thuật,...

Mặc dù các phương pháp trên giúp thu nhỏ khối bướu, tuy nhiên còn gây ra nhiều tác dụng phụ như: Hại gan thận, suy giáp vĩnh viễn (do phẫu thuật),... Hiểu được điều này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm thảo dược có thành phần chính hải tảo.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thực hiện tại Trung Quốc năm 2012, hải tảo có tác dụng rất tốt khi sử dụng với mục đích tiêu u và phục hồi chức năng tuyến giáp. Với tác động kháng khuẩn, tránh viêm nhiễm và điều hòa miễn dịch, hải tảo kết hợp cùng những thảo dược lành tính khác như bán biên liên, lá neem, khổ sâm nam, ba chạc,... giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng bệnh tuyến giáp.

Để điều trị các bệnh tuyến giáp hiệu quả, người bệnh có thể lựa chọn các sản phẩm bảo vệ sức khỏe tiện lợi được điều chế từ những dược liệu trên kết hợp với các phương pháp tây y.

Dieu-tri-cac-benh-ly-ve-tuyen-giap-bang-thao-duoc-mang-lai-hieu-qua-tot.webp

Điều trị các bệnh lý về tuyến giáp bằng thảo dược mang lại hiệu quả tốt

Trên đây là tổng hợp kiến thức các bệnh về tuyến giáp cho bạn đọc quan tâm. Để phòng ngừa bệnh, bạn nên thay đổi thực đơn ăn uống một cách lành mạnh, bổ sung các loại thực phẩm giàu iod, hải sản, các loại hạt, rau quả tươi,... Thêm vào đó, bạn hãy duy trì sinh hoạt và lao động lành mạnh để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về bệnh, hãy bình luận số điện thoại để được chúng tôi chủ động tư vấn.

Link tham khảo nước ngoài:

https://www.endocrineweb.com/conditions/thyroid/

https://www.endocrineweb.com/conditions/thyroid/hypothyroidism-too-little-thyroid-hormone

https://www.webmd.com/women/hypothyroidism-underactive-thyroid-symptoms-causes-treatments

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hypothyroidism/symptoms-causes/syc-20350284

https://www.verywellhealth.com/constipation-and-hypothyroidism-3233144