Bướu cổ đơn thuần là dạng bệnh lý lành tính do tuyến giáp phình to và thường gặp nhiều ở nữ giới. Bệnh được đánh giá là nhẹ và cách chữa đơn giản nhất trong số các dạng bệnh tuyến giáp. Vậy nguyên nhân nào gây ra bướu cổ, triệu chứng và cách phòng, trị bệnh như thế nào? Mời bạn đọc đồng hành cùng bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về bệnh bướu cổ này.

Bướu cổ đơn thuần là gì, có nguy hiểm không?

Bướu cổ đơn thuần (bướu giáp bình giáp, bướu giáp không độc) là tình trạng tuyến giáp phình to ra nhưng không kèm theo các biểu hiện suy giảm chức năng, viêm hoặc có khối u. Thông thường, đối tượng mắc phải bướu cổ đơn thuần là nữ giới, nhất là những người có đề kháng yếu hoặc đang trong giai đoạn mang thai, dậy thì hoặc tiền mãn kinh.

Bướu cổ đơn thuần được phân biệt thành 2 nhóm chính là: Dạng lan tỏa và thể nhân. Cụ thể:

  • Bướu đơn thuần dạng lan tỏa: Đặc trưng chính là tuyến giáp to lan tỏa, bệnh thường khu trú ở một vùng miền, vị trí nhất định. Chính vì vậy, bướu cổ dạng này còn được gọi là bướu cổ địa phương.
  • Bướu giáp đơn thuần thể nhân: Đây là dạng bướu cổ ngoài phạm vi địa phương, hậu quả của các yếu tố không mang tính chất quần thể, chủ yếu do tiếp xúc phóng xạ hoặc rối loạn miễn dịch bẩm sinh. Bướu cổ dạng này thường gặp ở người cao tuổi, không bộc lộ rõ ràng triệu chứng và thậm chí cũng không cần can thiệp điều trị.

Vậy vấn đề đặt ra là bệnh bướu cổ đơn thuần có nguy hiểm không? Trên thực tế, bản chất của bướu cổ đơn thuần là việc tuyến giáp phì đại mà không liên quan đến viêm nhiễm hoặc ung thư tuyến giáp như nhiều người lo ngại. Bệnh ít gây ảnh hưởng tới chức năng tuyến giáp. Tuy nhiên, sự phình to của tuyến giáp khiến người mắc gặp khó khăn khi nuốt và ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ.

benh-buou-co-don-thuan-thuong-gay-anh-huong-den-tham-my-cua-nguoi-mac.webp

Bệnh bướu cổ đơn thuần thường gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người mắc

Nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ đơn thuần

Thiếu iod là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bướu cổ đơn thuần. Iod là một trong những nguyên tố quan trọng giúp tổng hợp hormone T3 và T4 của tuyến giáp. Khi bị thiếu iod, tuyến giáp phải hoạt động nhiều hơn bình thường để thu bắt iod từ các cơ quan, bộ phận khác, khiến tuyến này tăng kích thước.

Hiểu một cách đơn giản, khi cơ thể đủ iod, các hormone được bài tiết đầy đủ và đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Ngược lại, khi thiếu iod, tuyến giáp sẽ phải “gồng gánh”, hoạt động nhiều hơn để tạo ra đủ lượng hormone cơ thể cần, từ đó gây ra bướu cổ đơn thuần. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng, không chỉ thiếu Iod, thừa Iod cũng gây kích thích sự tăng sinh tuyến giáp. Ngoài ra một số chất như thiocyanat, thuốc kháng giáp tổng hợp, muối lithium, acid para-aminosalicylic (PAS), cobalt, có thể gây bướu giáp đơn thuần.

che-do-dinh-duong-thieu-iod-la-nguyen-nhan-hang-dau-gay-buou-co.webp

Chế độ dinh dưỡng thiếu iod là nguyên nhân hàng đầu gây bướu cổ

Dấu hiệu của bệnh bướu cổ đơn thuần

Đối với các khối bướu giáp có kích thước nhỏ, người bệnh thường khó nhận biết. Người mắc có thể cảm nhận thấy một cục u khu vực cổ, ngay dưới yết hầu khi bướu cổ phát triển lớn hơn.

Trong trường hợp bướu giáp lớn, gây chèn ép, người bệnh bướu cổ đơn thuần sẽ gặp phải các vấn đề như sau:

  • Ho hoặc nghẹn khi nuốt một cách thường xuyên.
  • Mặt đỏ bừng.
  • Cổ bị sưng, nổi lên rõ ràng.
  • Khàn tiếng, khó khăn khi cố nói to.
  • Đau khi nuốt hoặc khó nuốt.
  • Khó thở khi nằm ngửa..

Thông thường, những biểu hiện bướu cổ đơn thuần trên không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe người mắc. Tuy nhiên, không vì thế mà người bị bướu cổ chủ quan về bệnh. Khi những triệu chứng sau có tần suất lặp lại nhiều lần, người mắc cần đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt:

  • Sốt cao không rõ nguyên nhân, có tần suất lặp lại cao.
  • Vùng bướu đau nhức, khó chịu.
  • Hơi thở có mùi hôi, tanh.
  • Cơ thể suy nhược, xanh xao, xuống cân nhanh trong một thời gian ngắn.

hinh-anh-buou-co-don-thuan-o-nu-gioi.webp

Hình ảnh bướu cổ đơn thuần ở nữ giới

>>>Xem thêm: Người bị bướu cổ nên ăn trái cây gì?

Phân biệt bướu cổ đơn thuần lành tính và bướu cổ ác tính

Trên thực tế, rất khó để người bệnh có thể tự phân biệt bướu cổ lành tính và bướu cổ ác tính. Đánh giá một cách chủ quan, người bệnh có thể phân biệt tương đối qua những yếu tố sau:

  • Xem xét tiền sử gia đình có người bị mắc ung thư tuyến giáp hay không.
  • Kích thước bướu phát triển nhanh, bị khàn giọng, khó thở.
  • Từng chiếu xạ hoặc can thiệp ngoại khoa khu vực cổ hoặc lân cận cổ.

Thêm vào đó, để nhận biết bướu cổ là ác tính, phải đánh giá thêm nhiều yếu tố nguy cơ. Tiêu biểu là người bệnh có bị rối loạn chuyển hóa hay không (có bị giảm hoặc tăng cân đột ngột và bất thường không), các cơ quan trong cơ thể có hoạt động bình thường không,...

Như vậy, để phân biệt bướu cổ lành tính và ác tính một cách chính xác, người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện kiểm tra và xét nghiệm.

buou-co-ac-tinh-co-nhieu-bieu-hien-gay-dau-don-cho-nguoi-benh-hon-buou-co.webp

Bướu cổ ác tính có nhiều biểu hiện gây đau đớn cho người bệnh hơn bướu cổ đơn thuần

Cách điều trị bướu cổ đơn thuần dứt điểm

Điều trị bướu cổ đơn thuần tương đối đơn giản và không mất nhiều thời gian. Những phương pháp điều trị bệnh phổ biến nhất hiện nay là: Kiểm tra theo dõi, điều trị bằng hormone, sử dụng iod 131, phẫu thuật ngoại khoa hoặc sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền.

Cụ thể các phương pháp chính như sau:

Kiểm tra theo dõi

Đối với người bị bướu cổ đơn thuần, các khối bướu có kích thước nhỏ, không có triệu chứng lâm sàng, chỉ cần thực hiện thăm khám và kiểm tra định kỳ. Bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm tuyến giáp để đánh giá mức độ phát triển của bướu mà không cần phải can thiệp điều trị thuốc.

Rất nhiều người có kích thước khối bướu ổn định trong nhiều năm, hoàn toàn có thể “chung sống hòa bình” với bệnh.

Điều trị bằng hormone

Phương pháp điều trị bệnh này hoạt động dựa trên cơ chế ức chế hormone kích thích tuyến giáp từ TSH ở tuyến yên bằng thyroxine. Nhờ đó chất này có tác dụng làm giảm kích thước tuyến giáp về trạng thái bình thường trong quá trình trị bệnh.

Tuy nhiên ở nhiều trường hợp, kích thước tuyến giáp lại tiếp tục phình to sau khi ngưng sử dụng liệu pháp này. Vì thế, người bệnh cần phải tuân thủ trị liệu theo đúng phác đồ và không được bỏ cuộc giữa chừng.

Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng liệu pháp levothyroxine. Đối tượng người bệnh thường được điều trị bằng levothyroxine là những người bướu giáp thể nhân. Khi tuyến giáp đã giảm kích thước sau điều trị, người bệnh chỉ cần kiểm tra hormone kích thích tuyến giáp định kỳ.  

dieu-tri-buou-co-bang-hormone-la-phuong-phap-duoc-ap-dung-pho-bien-hien-nay.webp

Điều trị bướu cổ bằng hormone là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay

Điều trị phẫu thuật ngoại khoa

Nhiều người bệnh băn khoăn về vấn đề bướu cổ đơn thuần có nên mổ hay không? Trên thực tế, các bác sĩ hạn chế tối đa chỉ định phẫu thuật vì sau mổ nhiều người có thể gặp phải biến chứng suy giáp.

Can thiệp điều trị phẫu thuật ngoại khoa chỉ trong các trường hợp sau:

  • Bướu giáp có kích thước quá lớn, lâu năm.
  • Lý do thẩm mỹ.
  • Không đáp ứng các phương pháp trị liệu nội khoa.

Sau khi phẫu thuật, người bệnh phải thường xuyên kiểm tra FT4, TSH để phát hiện suy giáp kịp thời.

phau-thuat-la-phuong-phap-duoc-han-che-toi-da-trong-tri-benh-buou-co-don-thuan.webp

Phẫu thuật là phương pháp được hạn chế tối đa trong trị bệnh bướu cổ đơn thuần

Điều trị bằng Iod

Người mắc bướu cổ đơn thuần có thể được chỉ định điều trị bằng Iod 131 trong trường hợp bướu giáp lớn gây mất thẩm mỹ, khó khăn trong sinh hoạt hoặc chống chỉ định với phẫu thuật.

Người bệnh sẽ được nạp vào lượng Iod phù hợp để điều trị bệnh bướu giáp hiệu quả. Tuy nhiên, liệu pháp Iod 131 có thể gây ra tỷ lệ suy giáp khá cao từ 22 - 40% trong 5 năm.

Điều trị bằng Đông y

Các bài thuốc điều trị bướu cổ bằng đông y đang được quan tâm hiện nay là:

  • Bài thuốc với xạ đen: Người bệnh cần chuẩn bị 25g cây xạ đen khô, 25g cây cải trời và 15g ké đầu ngựa. Sắc tất cả thảo dược trên với 1,5 lít nước cho đến khi nước cận một nửa. Sau đó bạn chia làm hai lần uống, dùng hết trong ngày.
  • Bài thuốc tứ hải thư uất hoàn: Thanh mộc hương 6g, hải đới 10g, bạch giới tử 19g, trần bì 10g, hải tảo 10g, hải phiêu tiêu 30g, côn bố 10g, hải cáp phấn 15g, long đờm thảo 6g, hoàng dược tử 10g ram, cát cánh 6g sắc với nước trong 1-2 tiếng. Người bệnh chia làm 2 lần uống trong ngày để trị bệnh.

Ngoài các bài thuốc đông y trên, hiện nay trên thị trường xuất hiện sản phẩm Ích Giáp Vương được điều chế dạng viên tiện lợi có thành phần thảo dược nổi bật như hải tảo, khổ sâm nam, bán biên liên, lá neem, ba chạc, iod,... Vào năm 2012, tại Trung Quốc, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hải tảo có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của các khối u, bướu, hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp. Sự kết hợp giữa hải tảo và các thảo dược quý có tác dụng hỗ trợ điều trị cho người bị bướu cổ đơn thuần và phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

hai-tao-ket-hop-voi-nhieu-thanh-phan-giup-ho-tro-dieu-tri-buou-giap-hieu-qua.webp

Hải tảo kết hợp với nhiều thành phần giúp hỗ trợ điều trị bướu giáp hiệu quả

Các phương pháp phòng ngừa tái phát bướu cổ đơn thuần

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh bướu cổ đơn thuần hoặc tái phát sau khi điều trị, người bệnh cần chú ý một số điều trong sinh hoạt thường ngày như sau:

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và hạn chế bệnh bướu cổ đơn thuần trở nặng. Vì thế, người bệnh cần hết sức lưu ý như sau:

  • Người bị bướu cổ đơn thuần nên ăn: Những loại rau có màu đậm (rau muống, mồng tơi, bí đỏ, rau ngót,...), những loại thực phẩm chứa iod (hải sản, tảo biển, trứng, rong biển, pho mai,..), một số loại hạt (óc chó, hạnh nhân, hướng dương, bí, sachi,...).
  • Người bị bướu cổ đơn thuần nên tránh ăn: Thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán, đồ ngọt, hạn chế các loại rau cải, đậu nành, rượu bia, chất kích thích,...

nguoi-buou-giap-nen-han-che-an-cac-loai-rau-cai-xanh.webp

Người bướu giáp nên hạn chế ăn các loại rau cải xanh

Chế độ sinh hoạt và điều trị

Trong sinh hoạt và điều trị bệnh bướu cổ đơn thuần, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Duy trì sinh hoạt điều độ: Người bệnh cần ăn đúng và đủ bữa, đủ chất, ngủ đúng giờ và tập luyện thể dục thể thao đều đặn.
  • Lao động vừa sức: Người bệnh cần cân đối giữa làm việc và nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái, vận động duy trì thường xuyên, tránh ì ạch, lười biếng.
  • Khám bệnh định kỳ: Người mắc bướu cổ đơn thuần cần thăm khám tổng quát định kỳ 6 tháng một lần hoặc nếu có những dấu hiệu cơ thể bất thường.
  • Tuân thủ phác đồ trong điều trị bệnh: Người bệnh cần thực hiện đúng các chỉ dẫn y khoa trong chữa và phòng ngừa bệnh. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc, ngưng sử dụng thuốc khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho bạn đọc thế nào là bướu cổ đơn thuần và cách chữa hiệu quả. Hy vọng với kiến thức chia sẻ trên, bạn sẽ có những định hướng trong thăm khám và điều trị bệnh đúng cách. Nếu còn bất cứ thắc mắc hay lo lắng liên quan đến bướu cổ, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn và giải đáp.

Các link tham khảo:

  1. https://www.thyroid.org/goiter/
  2. https://www.healthline.com/health/goiter-simple
  3. https://www.webmd.com/women/understanding-goiter-basics