Nhân xơ tuyến giáp là loại bệnh lý không hiếm gặp, xảy ra nhiều ở nữ giới. Bệnh đa phần là lành tính và có thể điều trị dứt điểm, tuy nhiên các triệu chứng của nhân xơ khiến người bệnh gặp không ít phiền toái về tâm sinh lý. Vậy nguyên nhân gây bệnh nhân xơ tuyến giáp là gì? Biểu hiện và cách điều trị bệnh dứt điểm như thế nào?
Bệnh nhân xơ tuyến giáp là gì?
Nhân xơ tuyến giáp hay bướu nhân tuyến giáp, u xơ tuyến giáp, là tình trạng tuyến giáp có những thay đổi trạng thái về cấu trúc, chức năng. Bản chất của bệnh là do sự phát triển không bình thường của các tế bào khiến cho các khối mô trong tuyến giáp (nhân tuyến giáp) hình thành và phát triển. Theo thống kê, bệnh chiếm khoảng từ 3-7% dân số và nhân xơ tuyến giáp phổ biến ở nữ giới hơn nam giới gấp 4-5 lần.
Bệnh u xơ tuyến giáp được phân thành hai loại chính: Đơn nhân và đa nhân. Khi bị bệnh, người mắc có thể dễ dàng phát hiện các nhân có kích thước lớn nằm phía trên bề mặt bằng cách sờ tay hoặc quan sát vùng cổ. Đối với nhân xơ nhỏ, có kích thước dưới 1cm sẽ rất khó phát hiện bằng cảm quan mà phải thăm khám, siêu âm.
Theo các chuyên gia, đa phần các bệnh lý nhân xơ tuyến giáp là lành tính. Nếu bệnh không gây ra các biểu hiện bất thường và nhân nhỏ sẽ chưa cần thiết phải can thiệp. Ngược lại, trong trường hợp các nhân gây đau đớn kèm theo nhiều biểu hiện của rối loạn hormone tuyến giáp và ngày càng tăng kích thước thì người bệnh cần phải điều trị sớm. Những loại nhân xơ này có thể sẽ phát triển ác tính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Nhân xơ tuyến giáp là bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở nữ giới
Nguyên nhân gây nhân xơ tuyến giáp
Nguyên nhân gây ra nhân xơ tuyến giáp đến nay vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nội tiết, các yếu tố nguy cơ sau đây có thể dẫn đến khởi phát bệnh u xơ tuyến giáp và làm bệnh thêm trầm trọng:
- Rối loạn/suy yếu hệ miễn dịch: Khi hệ thống miễn dịch có vấn đề, các tế bào già, yếu tại tuyến giáp sẽ không chết đi và được thay thế bằng tế bào mới. Trong khi đó, các tế bào mới không ngừng được sản sinh và phát triển. Điều này sẽ dẫn đến việc quá tải, sinh ra vùng u xơ do sự rối loạn của hoạt động miễn dịch. Nếu không kiểm soát kịp thời, các tế bào sẽ bắt đầu có chuyển biến bất thường và sinh ra các khối u.
- Thiếu hụt iod trong chế độ dinh dưỡng: Iod là thành phần quan trọng trong hoạt động của tuyến giáp. Thiếu iod trong thực đơn hàng ngày có thể gây ra thiếu hormone, khiến cơ thể gặp phải các vấn đề như: Bướu cổ, rối loạn chuyển hóa, u xơ tuyến giáp, phì đại tuyến giáp,...
- Nhiễm phóng xạ: Những người bị nhiễm phóng xạ, làm việc trong môi trường hóa chất độc hại được đánh giá là có nguy cơ cao mắc chứng nhân xơ tuyến giáp.
- Di truyền: Theo một số khảo sát, tỉ lệ người có cha mẹ, ông bà mắc u xơ tuyến giáp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn với những người bình thường.
- Người từng mắc bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto: Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto là do sự tấn công của hệ miễn dịch vào tuyến giáp làm tuyến này hoạt động suy yếu. Điều này là cơ hội cho sự phát triển của các nhân xơ vùng tuyến giáp.
Ngoài các yếu tố trên, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thiếu khoa học cũng làm tăng nguy cơ hình thành các khối u lành tính hoặc ác tính ở tuyến giáp.
Thiếu iod trong khẩu phần ăn cũng là nguyên nhân gây u xơ tuyến giáp
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh nhân xơ tuyến giáp
Hầu hết các triệu chứng của nhân xơ tuyến giáp không dễ nhận biết và ít gây đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên những dấu hiệu thông thường lại khiến người bệnh dễ nhầm lần mình mắc phải căn bệnh khác. Dưới đây là một số triệu chứng cơ bản của bệnh nhân xơ tuyến giáp mà người mắc cần biết:
- Khàn tiếng, có cảm giác khó khăn khi nuốt: Triệu chứng này xuất hiện trong trường hợp khối u xơ phát triển lớn hơn bình thường chèn ép vào cơ quan lân cận tuyến giáp như: Thanh quản, khí quản, thực quản. Biểu hiện rõ ràng là khàn tiếng, khó nói to, nhai nuốt vướng, nghẹn,...
- Vùng cổ sưng to: Khi nhân xơ mới xuất hiện, người bệnh sẽ không cảm nhận được dấu hiệu rõ rệt. Chỉ khi u xơ tuyến giáp phát triển lớn hơn 1cm, mới nhận thấy vùng cổ bị phình to hơn.
- Rối loạn chuyển hóa: Các nhân xơ hoạt động quá mức sẽ khiến tuyến giáp tăng tiết hormone, gây rối loạn chuyển hóa với biểu hiện như sụt cân bất thường, mệt mỏi, khó thở, chân tay run, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, khó ngủ, sợ nóng,...
Mặc dù đa số nhân xơ tuyến giáp đều lành tính nhưng vẫn có khoảng 5-10% là ác tính. Vì thế, việc phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh là vô cùng cần thiết trong điều trị và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Người bệnh cần đến thăm khám tại cơ sở y tế càng sớm khi có các dấu hiệu dưới đây:
- Giảm cân nhanh, quá mức trong một thời gian ngắn mặc dù ăn uống bình thường.
- Cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, vã mồ hôi, tim đập nhanh và nhói vùng ngực trái.
- Thường xuyên sốt cao.
- Cơ thể suy nhược, xanh xao, kém ăn, rối loạn giấc ngủ kéo dài,...
>>>XEM THÊM: Bị nhân xơ tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì thì tốt?
Bệnh nhân xơ tuyến giáp có nguy hiểm không?
Như đã nói trên, nhân xơ tuyến giáp tương đối lành tính và người mắc hoàn toàn có thể chung sống với bệnh nếu khối u nhỏ và không phát triển. Theo thống kê, có tới 96% u xơ tuyến giáp là lành tính, không gây nguy hại cho cơ thể. Tuy nhiên, các khối nhân xơ này thường gây mất thẩm mỹ và tâm lý mặc cảm cho người bệnh. Vì thế, việc thăm khám và xử lý bệnh là vô cùng cần thiết.
Mặt khác, tỷ lệ mắc u xơ tuyến giáp ác tính tuy nhỏ nhưng vẫn có thể xảy ra, vì thế người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan. Nhân xơ tuyến giáp ác tính có thể gây ra ung thư tuyến giáp, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện kịp thời.
Các phương pháp điều trị nhân xơ tuyến giáp hiệu quả
Người mắc u xơ tuyến giáp sẽ được chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau và phù hợp với tình trạng bệnh. Thông thường, các biện pháp trị liệu được áp dụng bao gồm: Theo dõi định kỳ, sử dụng thuốc, áp dụng đông y, phẫu thuật nội soi hoặc cắt bỏ khối u. Dưới đây là chi tiết từng biện pháp trị liệu, người bệnh có thể tham khảo:
Theo dõi định kỳ
Với những bệnh nhân phát hiện bệnh sớm, kích thước khối u nhỏ từ 0,5cm đến 2cm, bác sĩ sẽ yêu cầu theo dõi mà không cần can thiệp bất cứ biện pháp điều trị nào. Người bệnh cần phải tuân thủ chỉ dẫn và tự theo dõi sát sao các biểu hiện bệnh lý (nếu có) của bản thân. Việc khám bệnh giai đoạn này là rất cần thiết, giúp người bệnh giải tỏa được tâm lý lo âu, sợ hãi khi không hiểu rõ tính chất của bệnh.
Hầu hết các trường hợp nhân xơ nhỏ đều có thể “sống chung” với bệnh. Tuy nhiên, nếu các khối u xơ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, người bệnh có thể yêu cầu tư vấn và xử lý phù hợp dựa vào chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng thuốc trị liệu hormone
Biện pháp nội khoa phổ biến nhất trong điều trị nhân xơ tuyến giáp là sử dụng các loại thuốc . Ưu điểm chính của phương pháp sử dụng thuốc là có tỷ lệ khỏi bệnh lên đến 80% trong thời gian từ 6 tháng đến 12 tháng sử dụng đối với người u xơ tuyến giáp lành tính.
Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc trị liệu này, bệnh nhân có thể sẽ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, dị ứng, đau khớp, suy giảm chức năng gan,...
Điều trị bằng iod phóng xạ
Điều trị bệnh u xơ tuyến giáp bằng phóng xạ trị Iod 131 có tác dụng giảm kích thước khối u. Để tiến hành thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ cho người bệnh uống Iod 131 dưới dạng dung dịch hoặc viên uống con nhộng. Hoạt chất iod này sẽ ngấm trong máu và giải phóng vào tuyến giáp.
Liệu pháp điều trị thường áp dụng cho các nhân xơ kích thước trung bình hoặc có những biểu hiện ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Phẫu thuật cắt bỏ khối nhân xơ
Trường hợp phẫu thuật thường chỉ được chỉ định đối với các bệnh nhân bị u xơ ác tính, các khối u phát triển bất thường và xâm lấn vào các cơ quan khác trong cơ thể. Các bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ hầu hết tuyến giáp, giữ lại một phần nhỏ còn hoạt động tốt để duy trì chức năng.
Ngoài ra, một số trường hợp u xơ lành tính nhưng có kích thước lớn hơn 4cm, chèn ép gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng sẽ được chỉ định phẫu thuật ngoại khoa.
Người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật trong những trường hợp nhân xơ ác tính
Điều trị bằng đông y
Nhiều bệnh nhân bị nhân xơ tuyến giáp lành tính có xu hướng tìm đến đông y để giải quyết vấn đề. Đây là cách điều trị có độ an toàn cao, lành tính, không tác dụng phụ và có thể duy trì sử dụng lâu dài. Một số bài thuốc trị bệnh theo y học cổ truyền phổ biến hiện nay là:
- Bài thuốc với xạ đen: Nguyên liệu chính gồm có 10g xạ đen, 10g bán chi liên, 10g bồ công anh, 20g bạch hoa xà thiệt thảo và 10g sói rừng. Người bệnh cho các nguyên liệu vào nồi ngập nước, sắc lửa nhỏ trong 2-3 giờ đồng hồ, uống làm 2 lần trong ngày.
- Bài thuốc nội tiêu ly hoàn: Các nguyên liệu chính là bối mẫu, hạ khô thảo, thiên hoa phấn, bột ngao sò biển, muối biển xao khô tán thành bột mịn. Sau đó bạn trộn cùng mật ong rồi vo viên, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2 viên.
Trên thực tế, việc điều trị nhân xơ tuyến giáp bằng đông y mặc dù an toàn và cho hiệu quả tốt nhưng người bệnh thường không kiên trì sử dụng. Lý do là bởi, các bài thuốc thường cầu kỳ và mất rất nhiều thời gian trong việc điều chế hoặc sắc uống. Giải pháp hữu hiệu nhất cho vấn đề này là các sản phẩm thảo dược được chế biến hiện đại dưới dạng viên uống tiện lợi. Sản phẩm này thường có thành phần thiên nhiên an toàn như hải tảo, khổ sâm nam, bán biên liên, lá neem, ba chạc, iod,...Cơ chế hoạt động của sản phẩm bổ trợ gần như tương đương với đông y hỗ trợ làm tiêu biến khối u xơ và phòng ngừa rối loạn chức năng tuyến giáp.
Các thành phần hỗ trợ thu nhỏ khối nhân xơ tuyến giáp
>>>Xem thêm: Người bị nhân xơ tuyến giáp kiêng ăn gì?
Các phương pháp ngăn ngừa nhân xơ tuyến giáp tái phát
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh nhân xơ tuyến giáp hoặc tái phát sau khi điều trị, người bệnh cần chú ý những điểm nổi bật như sau:
Chế độ dinh dưỡng
Người bệnh bị nhân xơ tuyến giáp kiêng ăn gì và cần bổ sung những thực phẩm nào là quan tâm của rất nhiều người:
- Người bị nhân xơ tuyến giáp nên ăn: Các loại rau có màu đậm (cải bina, mồng tơi, rau ngót, bắp cải, bí đỏ,...), các loại thực phẩm chứa iod (hải sản, tảo biển, rong biển, pho mai,..), một số loại hạt (óc chó, hạnh nhân, bí, sachi,...).
- Người bị nhân xơ tuyến giáp nên tránh ăn: Thực phẩm chế biến sẵn (đồ hộp, xúc xích, mì gói,...), đồ chiên rán, đồ ngọt, quá nhiều chất xơ (chất xơ cản trở khả năng hấp thu thuốc), rượu bia, chất kích thích,...
Chế độ sinh hoạt và điều trị
Trong sinh hoạt và điều trị bệnh u xơ tuyến giáp, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
- Duy trì sinh hoạt điều độ: Ăn đúng bữa, đủ bữa, ngủ đúng giờ và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
- Lao động vừa sức: Không làm việc quá sức, giữ tinh thần thoải mái, vận động duy trì đều đặn.
- Khám bệnh định kỳ: Người bệnh cần thăm khám tổng quát định kỳ 6 tháng một lần hoặc ngay khi có những dấu hiệu cơ thể bất thường.
- Tuân thủ trong điều trị bệnh: Người bệnh cần thực hiện đúng các chỉ dẫn của bác sĩ trong chữa và phòng ngừa bệnh. Không tự ý mua thuốc, ngưng sử dụng thuốc khi không có chỉ dẫn y khoa.
Khám bệnh định kỳ để phát hiện bệnh nhân xơ tuyến giáp sớm
Có thể đánh giá, nhân xơ tuyến giáp là một loại bệnh lành tính, có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Hy vọng với những kiến thức chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh.
Các link tham khảo nước ngoài: