Bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay khi tỷ lệ mắc ngày càng tăng cao. Nhiều người cho rằng bệnh ít gây ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể vì thế thường có tâm lý chủ quan. Vậy bệnh tuyến giáp nguy hiểm như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không? Gồm những bệnh gì?

Bệnh tuyến giáp là bệnh lý ít gây nguy hiểm đến tính mạng và có thể dễ dàng điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, bệnh tuyến giáp sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng người mắc nếu có các tế bào ác tính, phát hiện muộn và đã di căn đến các cơ quan lân cận.

5 loại bệnh tuyến giáp thường gặp bao gồm bướu cổ đơn thuần, cường giáp, suy giáp, u tuyến giáp và ung thư tuyến giáp. Mức độ nguy hiểm và những biến chứng người bệnh có thể gặp phải như sau:

Mức độ nguy hiểm của bướu cổ đơn thuần

Nguyên nhân gây bướu cổ đơn thuần chủ yếu là do chế độ ăn uống thiếu iod. Bệnh thường gặp ở những người sống trên vùng núi cao. Bướu cổ đơn thuần là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm đến sức khỏe của người mắc.

Biểu hiện của bệnh: Cổ to, một số trường hợp có biểu hiện suy giáp như: Mệt mỏi, tóc khô, rụng.

Biến chứng: Nếu khối bướu quá to chèn ép lên thanh quản, thực quản, khí quản sẽ gây khàn tiếng, nuốt vướng, khó thở,...

Buou-co-to-co-the-gay-chen-ep-len-thanh-quan-gay-khan-tieng.webp

Bướu cổ to có thể gây chèn ép lên thanh quản gây khàn tiếng

Mức độ nguy hiểm của bệnh cường giáp

Cường giáp là hiện tượng tuyến giáp hoạt động quá mức, tạo ra quá nhiều hormone, vượt ngưỡng cơ thể cần. Đây là bệnh lý thường gặp gây ra rất nhiều ảnh hưởng cho cơ thể, tiêu biểu là:

  • Triệu chứng: Giảm sút cân nhanh, đổ mồ hôi, sợ nóng, tim đập nhanh, rối loạn kinh nguyệt, khó tập trung, mệt mỏi, bướu cổ, khàn tiếng, da khô, tóc rụng,...
  • Các biến chứng: Cường giáp có thể gây ra loãng xương, suy giảm thị lực, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và dị tật thai nhi đối với phụ nữ mang bầu. Ngoài ra, cơn bão giáp có thể tác động ảnh hưởng đến huyết áp, nhịp tim thậm chí dẫn đến suy tim vô cùng nguy hiểm. Cường giáp kéo dài có thể dẫn đến suy giáp. Và khi sức đề kháng suy giảm sẽ tạo điều kiện cho các tế bào ác tính hoạt động, dẫn đến ung thư tuyến giáp đe dọa tính mạng người mắc.

Nguoi-bi-cuong-giap-co-the-gap-phai-con-bao-giap-de-doa-den-tinh-mang.webp

Người bị cường giáp có thể gặp phải cơn bão giáp đe dọa đến tính mạng

Biến chứng nguy hiểm của bệnh suy giáp

Đối lập với cường giáp, suy giáp là hiện tượng tuyến giáp hoạt động kém, không điều tiết đủ lượng hormone cơ thể cần, dẫn đến hàng loạt những dấu hiệu thay đổi nội tiết bất thường. Cụ thể là:

  • Triệu chứng: Tăng cân bất thường, sợ lạnh, tim đập chậm, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, rối loạn kinh nguyệt, khàn tiếng, bướu cổ, da khô, tóc rụng,...
  • Các biến chứng: Suy giáp kéo dài có thể gây ra các rối loạn nội tiết gây vô sinh, hiếm muộn, dị tật cho thai nhi. Biến chứng suy giáp gây các bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp,... có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Trong một số trường hợp, suy giáp còn gây to tim, tràn dịch phổi, tim vô cùng nghiêm trọng.

U tuyến giáp gây ra các biến chứng nguy hiểm

Khác với cường giáp và suy giáp, u giáp là bệnh lý do cấu trúc tuyến giáp thay đổi bởi tổn thương hoặc sự tăng sinh quá mức của tế bào làm xuất hiện các khối u xơ, nhân xơ. U tuyến giáp thông thường được phân làm hai loại theo cấu tạo là đơn nhân hoặc đa nhân, hay theo tính chất là u lành tính và ác tính. Vậy bệnh u tuyến giáp có nguy hiểm không? Hầu hết các u tuyến giáp đều là lành tính, tỷ lệ chứa tế bào ung thư tương đối thấp (khoảng 5%).

  • Triệu chứng: U tuyến giáp nhỏ khó nhận diện. Khi các khối u phát triển với kích thước lớn hơn sẽ ảnh hưởng về thẩm mỹ và các biểu hiện như khàn tiếng, khó thở, nuốt nghẹn,...Với các khối u ác tính có thể gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, biểu hiện cường giáp.
  • Các biến chứng: Các khối u tăng tiết hormone gây cho người bệnh cảm giác mệt mỏi thường xuyên, gầy, sút cân, hồi hộp, tim đập nhanh, sợ nóng, ra nhiều mồ hôi,... Người có khối u tuyến giáp lớn sẽ được chỉ định phẫu thuật. Sau mổ u tuyến giáp người mắc có thể gặp phải tình trạng suy giáp vĩnh viễn.

Benh-u-tuyen-giap-co-nguy-hiem-khong-phu-thuoc-vao-thoi-diem-phat-hien-va-cach-dieu-tri.webp

Bệnh u tuyến giáp có nguy hiểm không phụ thuộc vào thời điểm phát hiện và cách điều trị

Biến chứng do ung thư tuyến giáp gây ra

Ung thư tuyến giáp xảy ra khi các tế bào ác tính hoạt động, tấn công vào các tổ chức của tuyến giáp gây ra nhiều tổn thương cho cơ thể. Ung thư tuyến giáp được phân làm 4 thể chính: Thể nhú, thể tủy, thể nang và thể biệt hóa.

  • Triệu chứng: Xuất hiện u giáp trạng, các hạch bạch huyết nổi nhiều trên cổ, khàn tiếng, khó thở. Da vùng cổ bị thâm nhiễm, sùi loét chảy máu. Kèm theo đó, người bệnh có những biểu hiện như mệt mỏi, sút cân, rối loạn tiêu hóa. Thông thường những triệu chứng sớm của ung thư tuyến giáp rất khó nhận diện, dấu hiệu sẽ rõ ràng khi bệnh đã di căn.
  • Mức độ nguy hiểm: Ung thư tuyến giáp là ngưỡng nguy hiểm nhất mà người bệnh phải đối diện. Trong đó, tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh ung thư thể nhú tương đối cao (khoảng 51% - 99%) nếu phát hiện từ giai đoạn 3. Các thể ung thư khác hiếm gặp hơn nhưng có tiên lượng xấu và nguy hiểm, nhất là thể biệt hóa.

Như vậy, giải đáp bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Việc phát hiện và điều trị bệnh sớm sẽ làm giảm mức độ xâm lấn của các tế bào ung thư. Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ có tỷ lệ mắc cao hơn và gây nhiều ảnh hưởng hơn so với nam giới, đặc biệt là về khả năng và sức khỏe sinh sản.

 Ung-thu-tuyen-giap-co-the-de-doa-den-tinh-mang-neu-phat-hien-muon.webp

Ung thư tuyến giáp có thể đe dọa đến tính mạng nếu phát hiện muộn

>>>Xem thêm: Ung thư tuyến giáp thể nhú là gì? Có chữa được không?

Cách điều trị bệnh tuyến giáp

Để điều trị bệnh tuyến giáp, người mắc cần được thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng một cách chính xác. Thông thường, sau khi nhận diện bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị như sau:

  • Theo dõi không điều trị: Được áp dụng với người bệnh bướu cổ đơn thuần, u, nhân tuyến giáp kích thước nhỏ, không triệu chứng. Người mắc cần tự theo dõi các triệu chứng và thăm khám theo chỉ định.
  • Điều trị bằng thyroxin: Người bệnh sẽ được chỉ định uống hoặc tiêm thyroxin trong các trường hợp suy giáp.
  • Điều trị bằng thuốc kháng giáp: Được áp dụng trong các trường hợp bị cường giáp.
  • Xạ trị Iod 131: Phương pháp xạ trị bằng Iod 131 được áp dụng để thu nhỏ các khối u, bướu giáp. Phương pháp này được dùng điều trị cho tất cả bệnh tuyến giáp trong trường hợp người mắc không đáp ứng với thuốc hoặc kích thước u bướu lớn.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật ngoại khoa là phương pháp cuối cùng được lựa chọn khi các cách điều trị trên không có hiệu quả hoặc người bệnh mắc ung thư tuyến giáp.

Ngoài các phương pháp điều trị bệnh trên, nhiều người mắc các bệnh lý tuyến giáp lựa chọn cải thiện các triệu chứng bệnh bằng y học cổ truyền. Các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên lành tính có tác dụng tốt trong việc ức chế sự phát triển của khối u và điều hòa hoạt động tuyến giáp. Theo một nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2012, hải tảo là một loại dược liệu có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn, điều hòa miễn dịch và hormone tuyến giáp tốt. Đặc biệt khi kết hợp hải tảo với các thành phần như bán biên liên, ba chạc, lá neem, khổ sâm nam thì hiệu quả điều trị bệnh tuyến giáp sẽ được tăng cường. Hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều sản phẩm được điều chế dưới dạng viên uống tiện lợi bao gồm các thành phần trên. Người bệnh nên tham khảo sử dụng.

Hai-tao-ket-hop-voi-cac-thanh-phan-khac-giup-cai-thien-benh-benh-tuyen-giap-hieu-qua.webp

Hải tảo kết hợp với các thành phần khác giúp cải thiện bệnh bệnh tuyến giáp hiệu quả

Trên đây là chia sẻ giải đáp thắc mắc bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không. Hy vọng với những kiến thức bài viết chia sẻ, bạn đọc có thêm những định hướng phù hợp để vững tâm lý trong điều trị và theo dõi bệnh lý của mình hoặc người thân. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại dưới bài viết để được tư vấn chính xác.

Link tham khảo:

  1. https://www.endocrineweb.com/conditions/thyroid/hypothyroidism-too-little-thyroid-hormone
  2. https://www.webmd.com/women/hypothyroidism-underactive-thyroid-symptoms-causes-treatments
  3. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hypothyroidism/symptoms-causes/syc-20350284