Cường giáp và suy giáp là hai bệnh lý thường gặp nhất gây ra những ảnh hưởng đến thẩm mỹ và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Vậy làm thế nào để phân biệt được hai dạng bệnh lý tuyến giáp trên để định hướng điều trị phù hợp. Mời bạn đọc đồng hành cùng bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác cho vấn đề trên.

Cường giáp và suy giáp là gì?

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tăng hoạt động, sản sinh nhiều hormone khiến nồng độ T3, T4 tăng cao trong máu. Nguyên nhân chủ yếu gây ra cường giáp là do dư thừa iod, bệnh viêm tuyến giáp, basedow, nhân tuyến giáp có độc hoặc bướu đa nhân,...

Trong khi đó, suy giáp là tình trạng hoạt động yếu, kém và thất thường của tuyến giáp. Điều này dẫn đến cơ thể không có đủ lượng hormone T3, T4 để điều hòa mọi hoạt động sống. Nguyên nhân gây suy giáp chủ yếu là do teo tuyến giáp (sử dụng một số loại thuốc, phóng xạ, hoặc bẩm sinh,...), viêm tuyến giáp Hashimoto hoặc do hậu quả của quá trình điều trị cường giáp.

Về cơ bản, hai bệnh lý cường giáp và suy giáp có tính chất đối nghịch, có thể phân biệt với nhau bởi nồng độ hormone quá nhiều hoặc quá ít trong cơ thể. Trong đó, hiện nay tỷ lệ mắc cường giáp cao hơn suy giáp và đang có xu hướng ngày càng gia tăng.

Cuong-giap-va-suy-giap-la-hai-benh-ly-co-nhieu-bieu-hien-doi-lap-nhau.webp

Cường giáp và suy giáp là hai bệnh lý có nhiều biểu hiện đối lập nhau

Cường giáp và suy giáp khác nhau như thế nào?

Để phân biệt rõ sự khác biệt, bạn có thể tham khảo các bảng so sánh chi tiết sau đây về biểu hiện của cường giáp và suy giáp, biến chứng cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh. Cụ thể là:

Khác biệt về biểu hiện

Suy giáp và cường giáp khác biệt trước hết nằm ở triệu chứng của người bệnh và tác động của chúng đối với cơ thể, cụ thể là:

Phân biệt

Cường giáp

Suy giáp

Giống nhau

  • Bướu cổ.
  • Đau cơ, yếu cơ.
  • Tóc và da khô, yếu.
  • Khàn tiếng, khó thở.
  • Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
  • Tê cổ tay, ngón tay.
  • Cơ thể mệt mỏi, khả năng vận động kém.

Khác

Biểu hiện bên ngoài

  • Giảm sút cân.
  • Thường xuyên đổ mồ hôi.
  • Khó ngủ, khó tập trung.
  • Mặt đỏ.
  • Tăng cân.
  • Sợ lạnh, thân nhiệt thấp
  • Suy giảm trí nhớ, hay quên.
  • Mặt phù.

Biểu hiện trong cơ thể

  • Lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể tăng cao.
  • Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Tăng huyết áp tâm thu.
  • Đi tiểu nhiều lần.
  • Lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể suy giảm, thấp.
  • Rối loạn tiêu hóa, táo bón.
  • Nhịp tim chậm.
  • Thường xuyên bị tụt huyết áp.

 

Nguoi-benh-co-bieu-hien-khac-biet-ro-ve-can-nang-khi-bi-suy-giap-va-cuong-giap.webp

Người bệnh có biểu hiện khác biệt rõ về cân nặng khi bị suy giáp và cường giáp

Khác biệt về các biến chứng

Ngoài những biểu hiện cơ thể, bệnh cường giáp và suy giáp còn có những khác biệt về biến chứng và mức độ nguy hiểm.

Bệnh cường giáp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Bệnh mắt: Cường giáp có thể gây ra chứng song thị, nhạy cảm với ánh sáng, chói mắt hoặc thậm chí mất thị lực.
  • Rối loạn nhịp tim: Bệnh cường giáp nếu không được chữa trị sẽ dẫn tới nhịp tim nhanh, gây suy tim, các vấn đề tim mạch nguy hiểm khác.
  • Cơn bão tuyến giáp: Đây là dạng cường giáp cấp tính kéo theo một số biểu hiện nguy hiểm khác như sốt, hôn mê, suy tim và đe dọa đến tính mạng người bệnh.
  • Loãng xương: Người lớn tuổi khi mắc cường giáp nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới loãng xương.
  • Ảnh hưởng tới thai nhi: Người mẹ mắc cường giáp có thể khiến thai phát triển kém, nguy cơ sinh non, dị tật cao.

Cac-bien-chung-thuong-gap-cua-cuong-giap.webp

Các biến chứng thường gặp của cường giáp

Biến chứng thường gặp của người bị suy giáp thường gặp là:

  • Biến chứng tim mạch: Nồng độ hormone suy giảm gây ra mạch đập yếu, nhịp tim chậm, loạn nhịp tim và gây suy tim nếu bệnh lý kéo dài.
  • Biến chứng trên thận: Suy giáp có thể làm giảm khả năng bài tiết nước của thận, làm giảm nồng độ natri trong máu hoặc tăng nồng độ creatinin huyết tương quá ngưỡng.
  • Nguy cơ vô sinh: Suy giáp có thể làm giảm khả năng sinh sản ở cả nam và nữ giới, thậm chí dẫn đến vô sinh.
  • Ảnh hưởng tới thai nhi: Phụ nữ mang thai mắc suy giáp có nguy cơ cao sảy thai, sinh non, tiền sản giật.

Khác biệt về điều trị

Mặc dù gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên các biểu hiện của bệnh suy giáp hoàn toàn có thể được khắc phục bằng cách bổ sung hormone tuyến giáp thay thế bằng các loại thuốc. Trong khi đó, phương pháp điều trị cường giáp có thể phải trị liệu phức tạp hơn như xạ trị iod hoặc phẫu thuật.

Vậy, cường giáp và suy giáp, bệnh lý nào nguy hiểm hơn? Trên thực tế, không có một thước đo quy chuẩn nào về mức độ nguy hiểm của các bệnh lý. Cường giáp và suy giáp sẽ dễ khắc phục khi phát hiện và điều trị bệnh đúng lúc, đúng cách.

Theo các chuyên gia, bệnh suy giáp thường khó kiểm soát hơn và rất khó để chữa khỏi dứt điểm. Người bệnh có thể phải duy trì uống thuốc nội tiết suốt đời. Tuy nhiên, bệnh cường giáp lại thường gây ra các biến chứng và những ảnh hưởng sức khỏe nặng nề hơn. Các phương pháp điều trị cường giáp cũng là một trong những nguyên nhân làm khởi phát bệnh suy giáp.

Nguoi-mac-benh-suy-giap-co-the-phai-su-dung-thuoc-chua-hormone-tuyen-giap-ca-doi.webp

Người mắc bệnh suy giáp có thể phải sử dụng thuốc chứa hormone tuyến giáp cả đời

>>>Xem thêm: Suy giáp là gì? Tổng hợp các vấn đề bạn cần lưu ý về bệnh

Một số câu hỏi thường gặp

Ngoài những vấn đề trên, dưới đây là một số giải đáp từ chuyên gia cho một số thắc mắc liên quan đến cường giáp, suy giáp:

Một người có thể bị cả cường giáp và suy giáp không?

Trên thực tế, rất hiếm trường hợp người bệnh vừa mắc cường giáp vừa mắc suy giáp. Trong đó, các trường hợp ghi nhận mắc bệnh thường không xuất hiện triệu chứng cùng lúc. Người mắc bệnh viêm tuyến giáp có thể gặp phải tình trạng cường giáp ở giai đoạn đầu sau đó chuyển sang suy giáp. Cụ thể, người bệnh sẽ có thể bị giảm cân, mệt mỏi, đổ mồ hôi sau đó lại gặp biểu hiện tăng cân, sợ lạnh, giảm trí nhớ.

Cường giáp và suy giáp nên ăn gì và kiêng gì?

Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm của cường giáp và suy giáp, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Người bệnh lưu ý ăn bổ sung và hạn chế các loại thực phẩm sau:

  • Bổ sung các thực phẩm có chứa iod trong tự nhiên ở mức độ phù hợp như rong biển, hải sản, pho mai,...
  • Ăn nhiều các loại rau củ quả tươi chứa nhiều chất xơ và vitamin giúp tăng cường miễn dịch, điều hòa nội tiết tố.
  • Ăn đủ bữa, đủ chất dinh dưỡng kèm theo uống đủ nước.
  • Hạn chế các loại rau cải xanh, các loại chất kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đường, nội tạng động vật,...
  • Người bệnh có thể bổ sung các sản phẩm hỗ trợ chức năng tuyến giáp có thành phần chính là hải tảo, bán biên liên, khổ sâm nam, lá neem, ba chạc,... Thành phần hải tảo có tác dụng kháng viêm, tiêu u, giảm bướu và điều hòa miễn dịch, khi kết hợp với các thảo dược quý như: Khổ sâm, bán biên liên, lá neem,... sẽ mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao (theo nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2012). Hiện nay, trên thị trường có các sản phẩm điều chế dưới dạng viên tiện lợi, thích hợp cho người bệnh cường giáp và suy giáp.

Hai-tao-(rong-bien)-rat-tot-cho-nguoi-benh-tuyen-giap.webp

Hải tảo (rong biển) rất tốt cho người bệnh tuyến giáp

Trên đây là câu trả lời giải đáp thắc mắc sự giống và khác nhau giữa chứng bệnh cường giáp và suy giáp. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đọc có thể phân biệt được rõ về biểu hiện cũng như tính chất của hai loại bệnh lý tuyến giáp này. 

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/hyperthyroidism#symptoms

https://www.endocrineweb.com/conditions/thyroid/hypothyroidism-too-little-thyroid-hormone

https://www.everydayhealth.com/thyroid-conditions/hypothyroidism-vs-hyperthyroidism-whats-the-difference.aspx

https://www.verywellhealth.com/constipation-and-hypothyroidism-3233144