Suy giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động yếu không tiết đủ lượng hormone cơ thể cần. Điều này dẫn đến tình trạng chuyển hóa kém, cơ thể mệt mỏi kèm theo những biểu hiện suy giáp như bướu cổ, tăng cân, khàn tiếng, khó thở, cơ thể mệt mỏi, sợ lạnh,... Chủ động nhận diện sớm những biểu hiện suy giáp giúp bạn điều trị bệnh nhanh chóng và hạn chế biến chứng không mong muốn.

15 triệu chứng suy giáp mà bạn cần biết

Triệu chứng suy giáp thường gặp là bướu cổ, tăng cân, da khô, tóc rụng, suy giảm trí nhớ, khó thở,... Dưới đây là các biểu hiện cụ thể giúp bạn nhận biết bệnh sớm:

Xuất hiện khối bướu ở cổ

Bướu cổ do suy giáp là một trong những biểu hiện bên ngoài dễ nhận thấy nhất. Người bệnh sẽ cảm nhận được kích thước vòng cổ lớn hơn bình thường hoặc sờ thấy các khối bướu. Bướu cổ do suy giáp có thể khiến cổ của bạn phình to sang hai bên hoặc khối bướu lệch hẳn sang bên trái hoặc phải.

Suy-giap-co-the-gay-ra-buou-co-anh-huong-toi-tham-my.webp

Suy giáp có thể gây ra bướu cổ ảnh hưởng tới thẩm mỹ

Cơ thể mệt mỏi, dễ tăng cân

Vai trò của hormone tuyến giáp chủ yếu là tham gia vào các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể. Nếu tuyến giáp làm việc kém, lượng hormone không đủ cho nhu cầu cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa.

Cụ thể, các chất dinh dưỡng chuyển hóa chậm, không được sử dụng cho các hoạt động trong cơ thể gây ra dư thừa, tích tụ thành dạng nước, mỡ, chất thải. Việc này khiến người bệnh gặp phải tình trạng cơ thể tăng cân nhanh chóng. Thêm vào đó, năng lượng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể không đủ, dễ dẫn đến tình trạng uể oải, mệt mỏi, không có sức lực.

Da khô, tóc rụng

Kèm theo những triệu chứng liên quan đến chuyển hóa, người bệnh suy giáp còn gặp phải các vấn đề trên da, mắt, lông như sau:

  • Lông thưa, thô và khô.
  • Tóc khô, thưa, dễ gãy.
  • Da dày nổi nhiều sừng, khô, bong vảy đặc biệt đáng chú ý là trên lòng bàn tay và bàn chân có sự lắng đọng carotene trong lớp biểu bì da giàu lipid gây vàng da.
  • Lưỡi to.

Các triệu chứng về da, tóc gây ra những ảnh hưởng thẩm mỹ khiến người bệnh mặc cảm, ngại giao tiếp.

Trieu-chung-suy-giap-pho-bien-la-toc-rung-nhieu-da-kho.webp

Triệu chứng suy giáp phổ biến là tóc rụng nhiều, da khô

Khàn tiếng, khó thở

Hiện tượng khàn tiếng, khó thở xảy ra khi các khối bướu cổ phát triển với kích thước lớn chèn ép vào thanh quản và khí quản.

Người bệnh sẽ cảm nhận rõ sự chèn ép của khối bướu khi nằm ngửa, chạy, bơi lội, vận động mạnh,...

Nhịp tim chậm

Đối với người bình thường, nhịp tim dao động từ 60 đến 100 nhịp/phút khi nghỉ ngơi. Nếu tim bạn đập ít hơn 60 lần một phút có thể là những dấu hiệu chậm nhịp tim. Trong đó, suy giáp là một trong số các yếu tố làm chậm xung điện của tim.

Suy giảm trí nhớ

Nhiều người bệnh bị suy giáp dễ gặp phải hội chứng sương mù não. Hội chứng này có thể khiến người mắc bị suy giảm trí nhớ, kém tập trung.

Bieu-hien-suy-giap-khac-la-khan-tieng-suy-giam-tri-nho-kho-tho-va-tim-dap-nhanh.webp

Biểu hiện suy giáp khác là khàn tiếng, suy giảm trí nhớ, khó thở và tim đập nhanh

Triệu chứng suy giáp sợ lạnh

Sợ lạnh cũng là một trong những bất thường trong rối loạn chuyển hóa mà suy giáp gây ra. Ở người bình thường, khi dinh dưỡng được chuyển hóa tốt sẽ tạo ra năng lượng duy trì và điều hòa thân nhiệt. Ngược lại, ở người bị suy giáp, chuyển hóa kém khiến cơ thể nhạy cảm với nhiệt độ, dẫn đến tình trạng sợ lạnh.

Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới

Bệnh suy giáp có thể dẫn đến những thay đổi về số ngày, lượng máu kinh cũng như chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Obstetrics and Gynecology tại Ấn Độ năm 2015, suy giáp có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt (rong kinh, đa kinh), suy hoàng thể gây vô sinh.

Suy-giap-co-the-khien-nu-gioi-bi-roi-loan-kinh-nguyet.webp

Suy giáp có thể khiến nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt

Lo lắng, trầm cảm

Một trong những triệu chứng của suy tuyến giáp mà phần lớn người bệnh đều gặp phải chính là cảm giác lo lắng kéo dài. Những thay đổi về ngoại hình và các chức năng cơ thể khiến nhiều người rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý, lo sợ, mặc cảm và e ngại giao tiếp.

Tuy nhiên, yếu tố khởi phát của chứng lo lắng, bồn chồn kéo dài này còn bị chi phối bởi đặc tính sinh học khi tuyến giáp bài tiết không đủ hormone. Những rối loạn hormone khiến người bệnh thường vô cùng nhạy cảm, dễ xúc động và tổn thương gấp nhiều lần so với bình thường. Hiện tượng này kéo dài không được khắc phục sẽ sinh ra trầm cảm và những biến chứng thần kinh nguy hiểm.

Đau và yếu cơ

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây biểu hiện đau yếu cơ do suy giáp vẫn chưa được xác định rõ ràng. Một số chuyên gia suy đoán rằng sự thiếu hụt lượng hormone thyroxine (T4) gây ra các quá trình oxy hóa bất thường, từ đó làm suy giảm chức năng cơ.

Biểu hiện của suy giáp gây đau cơ rõ rệt nhất khi người bệnh leo cầu thang hoặc nâng tay lên cao. Vùng cơ đùi, vai, bắp tay thường bị đau nhiều hơn.

Nguoi-benh-doi-khi-co-the-cam-nhan-cac-con-dau-co-khi-di-chuyen-van-dong.webp

Người bệnh đôi khi có thể cảm nhận các cơn đau cơ khi di chuyển, vận động

Suy giáp làm giảm ham muốn tình dục

Như đã phân tích ở trên, tuyến giáp là một trong những tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể chi phối hoạt động của các nhóm nội tiết khác trong đó có hormone sinh dục. Điều này thể hiện rõ đối với những người mắc suy giáp, sẽ giảm nhu cầu và ham muốn tình dục do hormone nội tiết ít.

Tình trạng giảm ham muốn tình dục này thường xảy ra ở nữ giới với những biểu hiện chính là sợ yêu, không muốn gần gũi, khó đạt khoái cảm,... Về lâu dài, triệu chứng suy giáp có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và hạnh phúc gia đình của người mắc.

Đau, tê, ngứa ran ở bàn tay và ngón tay (hội chứng ống cổ tay)

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng ngứa ran, tê bì, yếu và đau ở tay, cổ tay hoặc thậm chí là cả cánh tay. Theo Viện Quốc gia về rối loạn Thần kinh và Đột quỵ (NINDS), tuyến giáp hoạt động kém có thể là một yếu tố góp phần gây ra hội chứng ống cổ tay.

Suy giáp có thể làm lắng đọng glycosaminoglycans, axit hyaluronic và một số mucopolysaccharide ở mô và gây áp lực lên các dây thần kinh ngoại biên (cụ thể là dây thần kinh giữa trong ống cổ tay).

Cam-giac-te-bi-tay-do-suy-giap-khien-nguoi-mac-kho-chiu.webp

Cảm giác tê bì tay do suy giáp khiến người mắc khó chịu

Táo bón do suy giáp

Táo bón cũng là một biểu hiện của suy giáp do chức năng chuyển hóa và thúc đẩy hoạt động cung cấp dinh dưỡng cho các cơ quan trong cơ bị trì trệ. Khi bị suy giáp nhẹ người bệnh có thể cải thiện tình trạng táo bón bằng cách ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi,... Nhưng nếu suy giáp nặng người bệnh sẽ gặp phải tình trạng táo bón dài ngày kèm đau cứng bụng thì cần đi khám và sử dụng thuốc nhuận tràng.

Tăng mức cholesterol trong máu

Theo các chuyên gia, chức năng hoạt động của tuyến giáp kém có thể khiến nồng độ cholesterol trong máu cao. Việc giảm sản xuất hormone thyroxin có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu.

Cũng theo các nhà khoa học, tuyến giáp có chức năng điều hòa quá trình chuyển hóa lipid bằng cách kích thích sự di chuyển và phá vỡ các cholesterol xấu trong máu. Đồng thời tuyến giáp còn hỗ trợ quá trình tổng hợp axit béo trong gan. Vì thế, suy giáp có thể gây giảm chuyển hóa lipid làm tăng cholesterol máu.

Cholesterol-trong-mau-tang-khi-bi-suy-giap.webp

Cholesterol trong máu tăng khi bị suy giáp

Mặt sưng húp - triệu chứng của suy tuyến giáp

Phù niêm (myxedema) là một dấu hiệu muộn của suy giáp, xảy ra song song với các triệu chứng như mệt mỏi, tăng cân và táo bón.

Nếu bị sưng mặt, bạn nên đi xét nghiệm tuyến giáp vì đây là một trong nhiều triệu chứng của suy giáp.

Cách điều trị bệnh suy giáp

Với những triệu chứng ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, cách điều trị an toàn cho bệnh suy giáp là gì? Dưới đây là những biện pháp chữa trị thường được các bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám:

  • Đối với người bệnh bị suy giáp, khi có dấu hiệu tăng TSH mà T3/T4 bình thường, không có triệu chứng sẽ được chỉ định theo dõi điều trị mà chưa cần can thiệp điều trị bằng thuốc chứa hormone.
  • Với người mắc bệnh suy giáp có mức TSH cao trên 10 mIU/L và FT4 thấp, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống thyroxine để bù lượng hormone tuyến giáp bị thiếu. Liều lượng thuốc sẽ tùy vào mỗi bệnh nhân và triệu chứng nặng nhẹ. Người mắc bệnh suy giáp có thể phải uống thuốc bổ sung hormone T3, T4 thay thế cả đời trong một số trường hợp nhất định.

Ngoài ra, người mắc bệnh suy giáp có thể sử dụng một số sản phẩm thảo dược giúp điều hòa và cải thiện chức năng tuyến giáp. Tiêu biểu trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính hải tảo. Theo nghiên cứu năm 2012 của các chuyên gia nội tiết tại Trung Quốc, hải tảo là một loại dược liệu có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, điều hòa miễn dịch và nồng độ hormone tuyến giáp. Khi kết hợp hải tảo với các dược liệu khác như bán biên liên, khổ sâm nam, ba chạc, lá neem,... sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh suy giáp. Sản phẩm chứa thành phần chính hải tảo rất thân thiện với cơ thể nên người bệnh có thể sử dụng lâu dài  để cải thiện bệnh mà không lo tác dụng phụ.

Hai-tao-ket-hop-voi-nhieu-thanh-phan-quy-giup-cai-thien-suy-giap-hieu-qua.webp

Hải tảo kết hợp với nhiều thành phần quý giúp cải thiện suy giáp hiệu quả

Hy vọng với những nội dung chia sẻ trên bạn đọc có thể giải đáp thắc mắc triệu chứng suy giáp là gì. Nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh giúp bạn phòng ngừa những biến chứng suy giáp nguy hiểm đến sức khỏe. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh, bạn đọc hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận để được tư vấn cụ thể những vấn đề liên quan.

>>>Xem thêm: Chớ coi thường biến chứng suy giáp sau điều trị basedow! 

Link tham khảo trong nước:

https://www.endocrineweb.com/conditions/thyroid/hypothyroidism-too-little-thyroid-hormone

https://www.webmd.com/women/hypothyroidism-underactive-thyroid-symptoms-causes-treatments

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hypothyroidism/symptoms-causes/syc-20350284