Suy giáp sau điều trị basedow là bệnh lý tuyến giáp thường gặp hiện nay. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Làm sao để cải thiện thiện bệnh an toàn, hiệu quả? Để trả lời những thắc mắc trên và tìm hiểu về căn bệnh suy giáp sau điều trị cường giáp mời bạn tham khảo bài viết dưới đây. Xem ngay!

Tìm hiểu về bệnh basedow và hội chứng suy giáp

Tuyến giáp là cơ quan nội tiết có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Hiện nay, có 2 bệnh lý thường gặp ở tuyến giáp đó là basedow và suy giáp.

Basedow

Basedow là căn bệnh chiếm hơn 90% các trường hợp cường giáp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Khi bị bệnh, người mắc thường có biểu hiện: Nhiễm độc kèm bướu giáp lớn lan tỏa, lồi mắt và tổn thương ở ngoại biên.

Bệnh basedow có nhiều tên gọi khác nhau như: Graves, Parry, bướu giáp đơn độc lan tỏa, bệnh cường giáp tự miễn. Hiện nay, nguyên nhân cốt lõi gây bệnh là sự rối loạn, suy yếu của hệ miễn dịch. Giải thích về điều này, các chuyên gia cho rằng; Bình thường, hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể bằng cách sản xuất kháng thể để chống lại các tác nhân có hại xâm nhập từ bên ngoài vào như: Vi khuẩn, virus, các tế bào già, lỗi… Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn, khiến cơ thể sinh ra các kháng thể tự sinh giống với chất chủ vận TSH ở tuyến yên kích thích tuyến giáp tăng giải phóng T3, T4 gây cường giáp basedow. Cường giáp basedow có thể di truyền nhưng không lây lan từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hay trong quá trình tiếp xúc.

Suy giáp

Suy giáp là hội chứng bao gồm rất nhiều triệu chứng của các bệnh khác nhau. Khi bị suy giáp, người bệnh thường có biểu hiện: Mệt mỏi, sợ lạnh, rụng tóc, yếu cơ, táo bón, nhịp tim chậm và xuất hiện khối bướu ở cổ,...

Tại sao lại xuất hiện tình trạng suy giáp sau điều trị basedow?

Sau khi sử dụng thuốc kháng giáp, iod phóng xạ, phẫu thuật,… để điều trị bệnh cường giáp, có rất nhiều người bệnh đi khám lại được chuẩn đoán bị suy giáp. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì?

Trên thực tế, khi sử dụng các thuốc kháng giáp chứa các hoạt chất như: Propylthiouracil, methimazole, carbimazole kéo dài sẽ gây ức chế hoạt động của tuyến giáp, làm xuất hiện tình trạng suy giáp.

Bên cạnh việc dùng thuốc kéo dài, các phương pháp khác như: Phẫu thuật, sử dụng iod phóng xạ cũng có thể gây suy giáp bởi nó có thể gây phá huỷ một số tế bào tuyến giáp, khiến cho cơ quan này sản xuất không đủ hormone đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Lúc này, người mắc sẽ cần phải điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp lâu dài.

tình trạng suy giáp sau điều trị basedow

Tình trạng suy giáp sau điều trị basedow

Suy giáp sau điều trị basedow có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia nội tiết, suy giáp nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Một số biến chứng thường gặp do suy giáp gây ra đó là:
Bướu cổ

Khi tuyến giáp cố gắng sản xuất ra hormone để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, sẽ khiến cho cơ quan nội tiết này phình to và dẫn đến bướu cổ. Khối bướu lớn không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn chèn ép vào các cơ quan lân cận khiến người mắc gặp phải các vấn đề như: Khó nuốt, khàn giọng,...

Nguy cơ vô sinh

Thiếu hụt hormone tuyến giáp khiến cho buồng trứng giảm sản xuất progesterone (nội tiết tố), ngăn cản quá trình rụng trứng, ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm mà người bệnh cần chú ý.

Các bệnh lý tim mạch

Tuyến giáp hoạt động kém sẽ làm tăng LDL (cholesterol xấu) gây xơ vữa động mạch. Ngoài ra, suy giáp có thể khiến dịch tích tụ trong tim, làm tăng nguy cơ tràn dịch màng tim.

Tăng nguy cơ trầm cảm

Suy giáp khiến cho nồng độ hormone serotonin trong não giảm (loại hormone giúp chúng ta hưng phấn, vui vẻ). Điều này sẽ khiến người bệnh cảm thấy chán nản, dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.