Ngoài việc điều trị u tuyến giáp bằng phương pháp y học hiện đại thì vấn đề củng cố chức năng tuyến giáp, tăng cường sức khỏe bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng cần được quan tâm. Vì vậy, mắc u tuyến giáp kiêng ăn gì, nên ăn gì là điều bạn cần đặc biệt chú ý. Cùng tìm hiểu những nhóm thực phẩm này trong bài viết sau đây và cân nhắc lên thực đơn phù hợp cho người mắc u tuyến giáp.

6 thực phẩm người bị u tuyến giáp cần phải kiêng ăn

Sự phát triển của u tuyến giáp có thể được kiểm soát với chế độ ăn uống phù hợp. Vì vậy, nắm rõ u tuyến giáp kiêng ăn gì sẽ giúp bạn dễ dàng hơn để thiết kế một chế độ dinh dưỡng tốt nhất. Theo các chuyên gia, người mắc u tuyến giáp nên kiêng ăn các thực phẩm như: Đậu nành không lên men, nội tạng động vật, thức ăn chế biến sẵn,... Cụ thể: 

Sản phẩm từ đậu nành không lên men

Các sản phẩm từ đậu nành không lên men là một trong những nhóm thực phẩm nằm trong danh sách mà người bị u tuyến giáp không nên ăn.  Đậu nành có chứa isoflavone - đây là chất gây cản trở hấp thu iod trong tuyến giáp. Với người mắc u tuyến giáp khi sử dụng loại thực phẩm này sẽ dẫn đến mất cân bằng hormone, rối loạn hoạt động của tuyến giáp.

Nguoi-bi-benh-tuyen-giap-nen-kieng-an-cac-san-pham-tu-dau-nanh-chua-len-men.png

Người bị bệnh tuyến giáp nên kiêng ăn các sản phẩm từ đậu nành chưa lên men

Các loại rau củ họ cải

Các loại rau củ họ cải quen thuộc như súp lơ, cải bắp đều chứa hàm lượng isothiocyanate tương đối lớn. Chất này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng hoạt động của tuyến giáp. Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng việc ăn họ rau cải nấu chín có thể hạn chế được những tác động xấu của chất isothiocyanate gây ra. Tuy nhiên, với những bệnh nhân đang điều trị u  tuyến giáp nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn loại rau này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Thức ăn chế biến sẵn

Các thức ăn chế biến sẵn là một trong những thực phẩm đứng đầu danh sách người bị u tuyến giáp cần kiêng ăn. Bởi thực phẩm chế biến sẵn thường chứa calo rỗng, chất phụ gia không tốt cho sức khỏe nói chung và hoạt động của tuyến giáp nói riêng. 

Trong nhóm thực phẩm này thường có hàm lượng chất béo cao làm giảm sản xuất hormone tuyến giáp. Nếu dung nạp thường xuyên thực phẩm chế biến sẵn có thể làm giảm tác dụng của thuốc điều trị suy giáp.

Thuc-pham-che-bien-san-chua-chat-bao-quan-khong-tot-cho-suc-khoe.png

Thực phẩm chế biến sẵn chứa chất bảo quản không tốt cho sức khỏe

Nội tạng động vật

Nội tạng động vật như thận, gan, tim chứa nhiều acid liopic không có lợi cho người mắc bệnh tuyến giáp. Nếu cơ thể hấp thu lượng lớn acid béo này sẽ làm suy giảm hoạt động của tuyến giáp. Hàm lượng chất acid liopic cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị bệnh u xơ tuyến giáp vì chúng gây làm giảm tác dụng của thuốc điều trị.

Thực phẩm giàu gluten

Thực phẩm giàu gluten là nhóm thực phẩm cần loại bỏ đầu tiên ra khỏi chế độ dinh dưỡng của người mắc u tuyến giáp. Nguyên nhân là do gluten có thể gây ra phản ứng miễn dịch tự động khiến bệnh u tuyến giáp trở nên trầm trọng. Gluten có nhiều trong các thực phẩm như: Lúa mì, lúa mạch,...

Nguoi-bi-u-tuyen-giap-nen-han-che-an-cac-thuc-pham-giau-gluten.png

Người bị u tuyến giáp nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu gluten

Tránh ăn nhiều chất xơ và đường

Chất xơ được biết là loại chất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu dung nạp quá nhiều chất xơ sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu thuốc của cơ thể. Vì vậy, người bệnh u tuyến giáp trong quá trình uống thuốc điều trị nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất xơ. Tuy nhiên người bệnh cũng không nên bỏ hoàn toàn chất xơ ra khỏi chế độ ăn vì nó rất cần thiết cho hoạt động của hệ tiêu hóa.

Còn khi cơ thể dung nạp đường sẽ khiến chức năng tuyến giáp bị suy giảm, gây tăng cân và ảnh hưởng đến việc chuyển hóa đường thành năng lượng. Do vậy, người bị u tuyến giáp nên hạn chế ăn các thực phẩm này.

3 thực phẩm người bị u tuyến giáp nên ăn

Người bị u tuyến giáp cần bổ sung đầy đủ những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, hỗ trợ cải thiện sức khỏe tuyến giáp như: Rau xanh, các loại hạt, hải sản,,... Cụ thể:

Rau lá xanh

Các loại rau có lá sẫm như rau ngót, rau diếp, rau bina,… chứa nguồn vitamin A và vitamin K dồi dào tốt cho hoạt động của tuyến giáp. Do vậy người bị u tuyến giáp nên tăng cường ăn rau mỗi ngày.

Các loại hạt

Các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân, hạt óc chó,… là nhóm thực phẩm quen thuộc chứa hàm lượng protein, magie, kẽm, đồng và hàng loạt các vitamin có lợi cho tuyến giáp. Do vậy, người bị u tuyến giáp nên ăn các loại hạt này.

Hải sản

Các loại cá biển như cá ngừ, cá hồi đều là hải sản chứa các khoáng chất tốt cho hoạt động của tuyến giáp. Đặc biệt, trong cá biển chứa hàm lượng magie, vitamin, Omega-3 dồi dào giúp kháng viêm, cải thiện sức đề kháng hỗ trợ điều trị bệnh lý tuyến giáp.

Hai-san-chua-nhieu-khoang-chat-tot-cho-nguoi-bi-tuyen-giap.png

Hải sản chứa nhiều khoáng chất tốt cho người bị tuyến giáp

Sản phẩm thiên nhiên hỗ trợ điều trị u tuyến giáp hiệu quả

Ngoài việc trang bị kiến thức về u tuyến giáp kiêng ăn gì, nên ăn gì thì việc tìm kiếm các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh là điều nên làm. Theo đông y hiện nay, hải tảo được biết đến với công dụng tiêu đàm, nhuyễn kiên có tác dụng làm giảm kích thước u bướu hiệu quả, an toàn.

Sự kết hợp của hải tảong các loại thảo dược quý khác như: khổ sâm nam, bán biên liên, ba chạc, cao lá neem có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Từ đó, mang đến tác dụng toàn diện trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh tuyến giáp nói chung và u tuyến giáp nói riêng rất hiệu quả, do vậy người bệnh có thể tham khảo sử dụng.

Bài viết này là những chia sẻ về u tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì tốt cho sức khỏe giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn dễ dàng hơn khi lập kế hoạch chế độ dinh dưỡng cho người mắc u tuyến giáp.

Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì về bệnh lý bạn hãy để lại câu hỏi, chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng ở phần bình luận nhé!

Link tham khảo:

https://www.endocrineweb.com/news/thyroid-diseases/62517-right-diet-exercise-thyroid-cancer

https://www.everydayhealth.com/thyroid-cancer/cooking-for-a-thyroid-cancer-diet.aspx

https://addon.life/2021/06/09/symptoms-treatment-diet-foods-thyroid-cancer/