U tuyến giáp là một trong những bệnh lý phổ biến, có tỷ lệ mắc ở nữ giới cao hơn nam giới. Tuy nhiên, u tuyến giáp có biểu hiện gì và biện pháp khắc phục ra sao cho hiệu quả mà vẫn an toàn thì không phải ai cũng nắm rõ. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì đừng bỏ lỡ thông tin hữu ích có trong nội dung bài viết dưới đây.

U tuyến giáp là gì?

U tuyến giáp là hiện tượng có một khối mô hay nhiều tế bào tập trung riêng biệt trong lòng tuyến giáp, gây thay đổi về cấu trúc và thậm chí cả chức năng của cơ quan nội tiết này. U tuyến giáp gồm hai loại là đơn nhân và đa nhân, phần lớn các nhân này là đặc, một số khác thì chứa dịch. Dịch trong các nhân có thể là do nang nước bẩm sinh hoặc là do chảy máu nhân giáp, ung thư tuyến giáp thoái hóa tạo thành.

U tuyến giáp có thể là các khối u lành tính hoặc ác tính (ung thư tuyến giáp). Trong đó, u ác tính chỉ chiếm 4 - 7% trong tổng số trường hợp mắc bệnh.

- U tuyến giáp lành tính: Là trường hợp các u phát triển từ lớp tế bào lót mặt trong tuyến giáp, khối này đảm nhiệm chức năng như một cái nôi tạo hormone. Nếu tuyến giáp sản sinh ra quá nhiều hormone có thể gây ra cường giáp (u cường giáp), nhưng nếu quá ít sẽ dẫn đến nhược giáp (u nhược giáp). Tuy nhiên, trường hợp khối u gây nhược giáp thường hiếm gặp hơn.

- U tuyến giáp ác tính: U tuyến giáp ác tính còn được gọi với cái tên quen thuộc là ung thư tuyến giáp. Căn bệnh này dường như cũng không còn xa lạ với nhiều người. Chuyên gia nội tiết cho biết, so với các loại ung thư khác thì ung thư tuyến giáp được xếp vào danh sách “các loại ung thư dễ chịu nhất”. Bởi tỷ lệ tử vong thấp và có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm cũng như điều trị đúng cách.

Nguyên nhân gây u tuyến giáp do đâu?

Rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch là nguyên nhân hàng đầu gây u tuyến giáp. Thông thường, hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường. Tuy nhiên, khi “hàng rào bảo vệ” này bị suy yếu, rối loạn sẽ dẫn đến những rối loạn bất thường tại tuyến giáp, hình thành nên u bướu ở cổ, cụ thể:

- U nhược giáp: U nhược giáp là tình trạng xảy ra khi hệ miễn dịch bị suy yếu dẫn đến nhận nhầm mô tuyến giáp là “khách không mời mà đến” nên sản xuất ra kháng thể tự sinh tấn công, phá hủy chúng, từ đó, khiến nồng độ hormone tuyến giáp bị suy giảm. Và để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể, các tế bào lành còn lại của tuyến giáp phải hoạt động nhiều hơn để sản xuất đủ lượng hormone cần thiết, khiến cho cơ quan nội tiết này phình to ra và hình thành nên u bướu ở cổ.

- U cường giáp: Ở bệnh này, hệ miễn dịch bị rối loạn, tạo ra một kháng thể bất thường “bắt chước” chức năng của hormone kích thích tuyến giáp, khiến cho tuyến giáp hoạt động quá mức, dẫn đến phình to ra, gây nên u bướu. Hơn nữa, hormone được sản xuất ra quá nhiều so với nhu cầu của cơ thể gây nên các rối loạn chuyển hóa toàn thân.

- U tuyến giáp ác tính: Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, bao gồm các yếu tố như: Phơi nhiễm phóng xạ, di truyền, những người có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp như bướu cổ, basedow, suy giáp, cường giáp,... Tuy nhiên, các chuyên gia nội tiết cho biết, sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch chính là yếu tố then chốt gây nên u tuyến giáp ác tính.

Một chế độ ăn thiếu iod cũng là một trong những nguyên nhân gây u tuyến giáp. Iod là nguyên tố vi lượng không thể thiếu trong việc tổng hợp các hormone tuyến giáp. Do đó nếu cơ thể thiếu hụt iod, tuyến giáp sẽ sinh ra phản ứng tự nhiên là bắt giữ iod có trong máu nhằm tổng hợp lượng hormone còn thiếu. Và để lưu trữ được nhiều iod nhất có thể, tuyến giáp sẽ phình to ra, hình thành nên u bướu ở cổ.

Đặc biệt là cơ thể thiếu hụt iod trầm trọng sẽ khiến cho hệ miễn dịch cũng ngày càng suy yếu, rối loạn, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì vòng tròn bệnh lý cứ mãi diễn ra. Do đó, để điều trị u tuyến giáp thành công thì cần có giải pháp tác động vào nguyên nhân này!

>>> XEM THÊM: Cách chữa bệnh suy giáp hiện nay như thế nào?

Bệnh u tuyến giáp có biểu hiện gì?

Nhiều người thắc mắc: U tuyến giáp có biểu hiện gì? Chuyên gia nội tiết cho biết, tùy vào mỗi trường hợp mà bệnh có những triệu chứng khác nhau, cụ thể:

- Với trường hợp u nhược giáp, người mắc có thể xuất hiện một số dấu hiệu khởi phát rất mơ hồ như: Mệt mỏi, buồn ngủ, trí nhớ giảm sút, táo bón, nhức mỏi cơ bắp, khàn tiếng, rong kinh, phù nhẹ mặt và mắt, da khô. Sau khoảng vài tháng mọi hoạt động thể chất và tinh thần trì trệ hẳn, ăn uống mất ngon, tóc khô và rụng, đặc biệt bệnh nhân có thể bị hôn mê đột ngột, u tuyến giáp phát triển với kích thước lớn có thể gây chèn ép dẫn đến khó thở, khó nuốt,...

- Với trường hợp u cường giáp: Bệnh nhân thấy tinh thần luôn căng thẳng, mất ngủ, tính tình thất thường, lúc nóng nảy, khi thì thờ ơ lãnh đạm; tay chân run rẩy, chịu đựng thời tiết nóng kém, hay vã mồ hôi, ăn nhiều mà vẫn sút cân, suy nhược cơ thể, hồi hộp đánh trống ngực, khó thở, ở phụ nữ thấy kinh ra ít, mắt to và lồi dần. Có khi bệnh nhân chỉ gặp các triệu chứng như sút cân, yếu mệt, buồn rầu, một số người khác lại thấy những triệu chứng về tim nổi trội như: Loạn nhịp tim, suy tim,... tuyến giáp có thể phình to.

- Còn đối với u tuyến giáp ác tính: Điều đáng lo ngại là u tuyến giáp ác tính thường không có dấu hiệu rõ ràng mà chỉ được phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe hoặc lúc bệnh đã nặng, khối u phát triển với kích thước lớn, chèn ép và gây ra các biểu hiện như: Đau họng, khàn tiếng; khó nuốt khi khối u chèn ép vào thực quản; khó thở khi khối u đã di căn, xâm lấn vào khí quản; sờ thấy hạch, khối u ở cổ. Ngoài ra, người bệnh có thể sờ thấy khối u, nhìn thấy khối u di chuyển theo nhịp nuốt. Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối thường di căn đến gan, phổi, não, xương và gây ra các hậu quả: Vàng da, vàng mắt, da nổi mẩn ngứa, đầu sưng to; ho ra máu, tràn dịch màng phổi; đau đầu nhiều, trí nhớ suy giảm, thường xuyên mất ngủ, toàn bộ hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng; xuất hiện tình trạng đau ở xương, xương dễ gãy.

Qua những phân tích trên đây, có thể thấy rằng, u tuyến giáp tuy gây ra những biểu hiện khác nhau nhưng lại có chung một cái “gốc” đó là đều liên quan đến sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch. Chính vì vậy, để khắc phục u tuyến giáp một cách triệt để và phòng ngừa tái phát thì cần phải tác động vào vấn đề “cốt lõi” này. 

>>> XEM THÊM: Biến chứng nguy hiểm của viêm tuyến giáp mạn tính và biện pháp khắc phục