Suy giáp là gì? Có nguy hiểm không? Cách chữa bệnh suy giáp như thế nào cho hiệu quả mà vẫn an toàn? Đó là những băn khoăn, lo lắng của rất nhiều người khi được chẩn đoán mắc phải tình trạng này. Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc tương tự thì đừng bỏ lỡ thông tin hữu ích trong nội dung bài viết sau đây.
Thế nào là suy giáp?
Suy giáp là hội chứng chứ không phải một bệnh riêng biệt. Tuy nhiên, có thể do nhầm lẫn hoặc thói quen mà cụm từ “bệnh suy giáp” vẫn được nhiều người sử dụng. Tuyến giáp là một phần của hệ thống nội tiết, có vai trò sản xuất, lưu trữ và giải phóng hormone vào máu, chịu trách nhiệm chính trong việc điều hòa sự trao đổi chất cũng như hoạt động của một số cơ quan như: Hệ tim mạch, hệ thần kinh và hệ tiêu hóa,... Hội chứng suy giáp xảy ra khi kháng thể tự sinh nhận diện nhầm những tế bào bị tổn thương của mô tuyến giáp (do nhiễm khuẩn, yếu tố môi trường,…) là vật thể ngoại lai và tấn công, phá hủy chúng, làm suy giảm chức năng tổng hợp hormone, khiến tuyến yên tăng tiết TSH (hormone kích thích tuyến giáp - thyroid stimulating hormone). Dưới tác dụng kích thích của TSH, tuyến giáp sẽ phì đại ra (bướu cổ suy giáp).
Nếu không được điều trị, suy giáp sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như vô sinh và bệnh tim. Một số triệu chứng suy giáp thường gặp bao gồm:
- Mệt mỏi;
- Không chịu được lạnh;
- Táo bón;
- Da khô;
- Tăng cân;
- Mặt sưng húp;
- Khàn tiếng
- Yếu cơ;
- Tăng mức cholesterol trong máu;
- Đau cơ, cứng cơ;
- Đau, cứng hoặc sưng ở khớp;
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc bị chảy máu nhiều;
- Tóc mỏng;
- Nhịp tim chậm;
- Luôn căng thẳng, lo âu;
- Trí nhớ kém;
- Tuyến giáp mở rộng (bướu cổ).
Hiện nay, chưa có cách nào chữa khỏi suy giáp. Mặc dù vậy, một vài loại thuốc có thể cải thiện được tình trạng này. Mục tiêu của việc điều trị là tăng cường chức năng tuyến giáp, khôi phục mức hormone, giúp người mắc duy trì cuộc sống bình thường.
Cách chữa bệnh suy giáp hiện nay thực hiện như thế nào?
Nhiều người thắc mắc: Cách chữa bệnh suy giáp thực hiện như thế nào? Thông thường, những bệnh nhân bị suy giáp phải bổ sung hormone thay thế levothyroxin đều đặn mỗi ngày để tuyến giáp được ổn định và phải uống suốt đời. Tùy vào tình trạng thiếu hụt hormone tuyến giáp của mỗi người mà bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm để đưa ra liều dùng phù hợp nhất.
Nếu không được điều trị sớm, tình trạng suy giáp sẽ dẫn tới những hậu quả tai hại, biến chứng nặng nề trên nhiều cơ quan, trong đó có bệnh tim mạch, xơ vữa mạch máu, suy tim và có thể không còn khả năng phục hồi. Chuyên gia nội tiết cho biết, suy giáp thường phải điều trị suốt đời, do vậy, người mắc không được tự ý ngưng thuốc khi thấy cơ thể đã khỏe hơn trừ khi được bác sĩ đồng ý. Bên cạnh đó, bạn vẫn nên có chế độ sinh hoạt lành mạnh để cơ thể được khỏe hơn như: Tập thể dục thường xuyên, xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp, đi ngủ và ăn uống điều độ, đúng giờ. Ngoài ra, việc bổ sung các sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị suy giáp cũng là biện pháp được giới chuyên gia khuyên người mắc nên áp dụng, bởi tính an toàn của các thảo dược sẽ giúp ổn định bệnh lâu dài mà không gây tác dụng phụ.
Chế độ dinh dưỡng tốt cho người bị suy giáp
Sau đây là các thực phẩm mà người bị suy giáp nên bổ sung:
- Các thực phẩm giàu iod: Hải sản, rong biển, rau có màu xanh đậm,… là những thực phẩm giàu iod mà người bị suy giáp nên dùng, giúp tuyến giáp cải thiện quá trình trao đổi chất cũng như hoạt động ổn định.
- Nước trái cây tươi, rau củ tươi giàu vitamin, khoáng chất, enzyme và chất chống oxy hóa cần thiết cho tuyến giáp có thể hoạt động hiệu quả.
- Bổ sung thêm các loại gia vị có tính kích thích như gừng, hạt tiêu, ớt, quế để tăng thân nhiệt, cải thiện quá trình trao đổi chất và lưu thông máu của cơ thể, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch.
Ngoài ra, người bị suy giáp cần chú ý bổ sung thêm protit và axit béo để cải thiện triệu chứng bệnh. Protit sẽ giúp cơ thể có đủ nguyên liệu cân bằng quá trình chuyển hóa. Axit béo cải thiện khả năng trao đổi chất và tăng cường lưu thông máu. Điều này rất quan trọng đối với những người đang điều trị suy giáp.