Hiện nay vẫn chưa nhiều người thực sự hiểu rõ bướu cổ, do vậy vẫn còn nhầm lẫn giữa các bệnh tuyến giáp với nhau. Vậy bướu cổ là gì? Nguyên nhân nào gây ra bướu cổ? Làm sao để nhận biết và điều trị bệnh hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các băn khoăn này.

Bướu cổ là gì?

Tuyến giáp có hình cánh bướm nằm phía trước khí quản, giúp điều hòa mọi quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bướu cổ là tình trạng tuyến giáp bị mở rộng, hoặc cũng có thể là kết quả của sự phát triển tế bào không đều tạo thành một hoặc nhiều cục (nốt) trong tuyến giáp. 

Khi bị bướu cổ có thể không thay đổi chức năng tuyến giáp, tăng hormone tuyến giáp (cường giáp) hoặc giảm hormone tuyến giáp (suy giáp). Bướu cổ có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Bệnh dễ gặp phải sau 40 tuổi và xảy ra nhiều hơn ở nữ giới.

Bướu cổ có thể chia thành 3 loại là: Bướu cổ đơn thuần (bướu lành tính), bướu cổ do cường giáp hay suy giáp và ung thư tuyến giáp (bướu cổ ác tính). Phần lớn người bệnh bị bướu cổ đơn thuần, loại bướu này không làm thay đổi hormone mà chỉ  khiến cho tuyến giáp ngày càng mở rộng nếu không được điều trị.

Buou-co-la-tinh-trang-mo-rong-cua-tuyen-giap.png

Bướu cổ là tình trạng mở rộng của tuyến giáp

Triệu chứng của bệnh bướu cổ

Hầu hết những người mắc bệnh bướu cổ không có dấu hiệu nào khác ngoài vùng cổ phình to. Trong nhiều trường hợp, bướu cổ nhỏ đến mức chỉ được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ hoặc bệnh nhân đi xét nghiệm hình ảnh liên quan đến tình trạng sức khỏe khác.

Ngoài vùng cổ phình to, khi bị bướu cổ người bệnh còn có các biểu hiện của tình trạng tăng hoặc giảm sản xuất hormone quá mức như: Rối loạn nhịp tim, nhạy cảm với nhiệt độ, cân nặng thay đổi,... Cụ thể:

Cân nặng bị thay đổi

Cân nặng tăng hoặc giảm không rõ nguyên nhân có thể là triệu chứng của bệnh tuyến giáp. Khi bị suy giáp, người bệnh thường có biểu hiện tăng cân bất thường mặc dù chế độ ăn không thay đổi.

Ngược lại trong bệnh cường giáp, người mắc thường có biểu hiện sụt cân đột ngột. Nguyên nhân là do nồng độ hormone tuyến giáp cao làm tăng chuyển hóa khiến cân nặng bị sụt giảm.

Nhạy cảm với nhiệt độ

Người mắc suy giáp, cường giáp thường rất nhạy cảm với nhiệt. Đối với bướu do suy giáp, người bệnh thường rất sợ lạnh. Còn trong trường hợp mắc cường giáp, người mắc sẽ cảm thấy nóng, vã mồ hôi.

Rối loạn nhịp tim

Người mắc cường giáp thường gặp phải tình trạng nhịp tim nhanh, lo lắng, hồi hộp, huyết áp cao. Trong trường hợp mắc suy giáp, người mắc sẽ có biểu hiện: Mệt mỏi, tim đập chậm, huyết áp thấp,...

Rối loạn tâm thần

Trầm cảm, lo lắng và các tâm trạng bất thường là những vấn đề có thể gặp khi mắc bệnh tuyến giáp. Khi mắc suy giáp, người mắc thường gặp phải tình trạng trầm cảm kéo dài. Còn với trường hợp cường giáp, người bệnh thường có tâm trạng lo lắng, hoảng sợ.

Cuong-giap-khien-nguoi-benh-hoi-hop-lo-lang-so-hai.png

Cường giáp khiến người bệnh hồi hộp, lo lắng, sợ hãi

Nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ là gì? 

Một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng hoặc sự phát triển của tuyến giáp có thể dẫn đến bướu cổ. Các nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh có thể kể đến như sau:

Thiếu iốt

Iốt cần thiết cho việc sản xuất hormon tuyến giáp. Nếu cơ thể không có đủ iốt trong chế độ ăn uống, sẽ làm giảm sản xuất hormone. Nồng độ hormone giáp trong máu thấp sẽ báo hiệu đến tuyến yên tiết hormone TSH kích thích tuyến giáp sản xuất nhiều hormone hơn và gây bướu cổ.

Bệnh Hashimoto

Bệnh Hashimoto hay còn được gọi là viêm tuyến giáp Hashimoto. Bệnh có liên quan đến sự suy yếu, rối loạn hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn, cơ thể sẽ sinh ra các tự kháng thể tấn công tuyến giáp khiến cho cơ quan này bị tổn thương dẫn đến không sản xuất đủ hormone (suy giáp). Khi đó tuyến yên kích thích tuyến giáp tạo ra nhiều hormone khiến vùng cổ phình to.

Benh-Hashimoto-khien-tuyen-giap-kem-hoat-dong.jpg

Bệnh Hashimoto khiến tuyến giáp kém hoạt động

Bệnh Graves

Graves là bệnh tuyến giáp tự miễn có liên quan đến tình trạng cường chức năng tuyến giáp. Khi hệ miễn dịch rối loạn, cơ thể sẽ sinh ra các tự kháng thể có chức năng giống với hormone tuyến yên kích thích tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone T3, T4 gây bướu cổ.

U tuyến giáp lành tính

U tuyến giáp là sự phát triển bất thường của các tế bào bên trong tuyến giáp. Một người có thể có một nốt hoặc nhiều khối u tuyến giáp (bướu đa nhân tuyến giáp). Mặc dù là lành tính, nhưng nếu u tuyến giáp không được kiểm soát sẽ gây khó thở, nuốt nghẹn,...

Ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là sự phát triển quá mức của các tế bào bên trong tuyến giáp. Bệnh ít phổ biến hơn các loại ung thư khác và thường có thể điều trị được.

Ung-thu-tuyen-giap-co-the-kiem-soat-neu-duoc-phat-hien-som-va-dieu-tri-dung-cach.jpg

Ung thư tuyến giáp có thể kiểm soát nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách

Bướu cổ có nguy hiểm không? 

Bướu cổ bao gồm nhiều dạng khác nhau: Lành tính, ác tính và rối loạn hormone tuyến giáp (cường giáp và suy giáp). Do đó, mắc bướu cổ có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc vào tính chất khối bướu. 

Bướu cổ đơn thuần nguy hiểm khi bướu to chèn ép lên cơ quan lân cận

Có khoảng 80% các trường hợp mắc bướu cổ là lành tính vì vậy, người bệnh không nên quá lo lắng khi gặp phải căn bệnh này. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan, bởi bướu cổ đơn thuần nếu không được kiểm soát sẽ phát triển với kích thước lớn gây chèn ép lên thanh quản, thực quản khiến người bệnh gặp phải tình trạng: Khó thở, nuốt nghẹn, có cảm giác cổ họng bị thắt lại,...

Suy giáp có thể dẫn đến tổn thương thần kinh, khó thụ thai, hôn mê giáp

Suy giáp nếu không được điều trị sẽ gây ra các biến chứng lên thần kinh, thai nhi thậm chí là tính mạng, cụ thể:

Bệnh thần kinh: Lượng hormone tuyến giáp thấp có thể dẫn đến tổn thương thần kinh. Khi dây thần kinh bị tổn thương, người bệnh sẽ có biểu hiện: Ngứa ran và tê ở bàn tay và bàn chân. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng viêm gân bàn chân gây đau đớn, giảm vận động. 

Khó thụ thai: Tuyến giáp hoạt động kém sẽ ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng khiến cho phôi không làm tổ được bên trong tử cung gây khó có con, vô sinh.

Biến chứng khi mang thai: Người mắc suy giáp sẽ có nguy cơ cao bị sẩy thai, nhau bong non, sinh non,... 

Hôm mê giáp: Hôn mê giáp là biến chứng nguy hiểm xảy ra khi suy giáp ở mức độ nặng. Đây là tình trạng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người mắc, do vậy cần được cấp cứu kịp thời.

Người bị mắc cường giáp có thể bị loãng xương, suy tim, cơn bão giáp

Khi bị bướu cổ do cường giáp, người mắc có thể gặp phải các biên chứng như:

Loãng xương: Người bị cường giáp có thể gặp phải tình trạng loãng xương, giòn xương, gãy xương ngay cả khi va chạm nhẹ hoặc ngã.

Rung tâm nhĩ: Người mắc cường giáp dễ gặp phải tình trạng nhịp tim nhanh. Nếu triệu chứng này không được điều trị, người bệnh sẽ đối mặt với các biến chứng suy tim, đột quỵ,...

Cơn bão giáp xảy ra khi nồng độ hormone giáp tăng cao đột ngột. Khị gặp phải cơn bão giáp người bệnh sẽ có biểu hiện: Sốt cao, tim đập nhanh, hôn mê, phù niêm,... Cơn bão giáp có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh vì vậy cần phải cấp cứu kịp thời.

Ung thư tuyến giáp gây ra biến chứng nguy hiêm đe dọa tính mạng người mắc

Ung thư tuyến giáp nếu không được điều trị có thể di căn sang các cơ quan khác như: Xương và tim gây đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ung thư tuyến giáp là loại ung thư có tỷ lệ sống sau điều trị 5 năm cao.

Ung-thu-tuyen-giap-co-the-gay-ra-nhieu-bien-chung-nguy-hiem-neu-phat-hien-muon.png

Ung thư tuyến giáp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu phát hiện muộn

Chẩn đoán bệnh bướu cổ bằng cách nào?

Đầu tiên bác sĩ sẽ kiểm tra xem cổ của bệnh nhân có bị phình to không. Sau đó có thể sẽ yêu cầu một số xét nghiệm chẩn đoán bao gồm những xét nghiệm dưới đây:

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có thể phát hiện những thay đổi về lượng hormone và sự gia tăng sản xuất các kháng thể (được tạo ra để phản ứng với nhiễm trùng, chấn thương hoặc sự hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch).

Quét tuyến giáp

Những hình ảnh quét này cho biết kích thước và tình trạng của bướu cổ, trạng thái hoạt động quá mức của một số bộ phận hoặc toàn bộ tuyến giáp.

Siêu âm

Theo dõi kích thước của bướu cổ và xem liệu có các nốt hay không. Theo thời gian, siêu âm có thể theo dõi những thay đổi trong các nốt và bướu cổ.

Sinh thiết

Lấy mẫu nhỏ các nhân tuyến giáp của bệnh nhân nếu có. Các mẫu bệnh phẩm được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra. Xác định có phải ung thư tuyến giáp không. Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định chụp CT hoặc MRI nếu các khối u lớn hoặc đã lan đến ngực.

Sinh-thiet-tuyen-giap-giup-phat-hien-buou-co-lanh-tinh-hoac-ac-tinh.png

Sinh thiết tuyến giáp giúp phát hiện bướu cổ lành tính hoặc ác tính

Điều trị thế nào khi bị bướu cổ?

Nhiều người lo lắng rằng bướu cổ có nguy hiểm hay không? Phải điều trị như thế nào? Thông thường, bướu cổ nhẹ sẽ không cần điều trị, nhất là khi bướu nhỏ và lượng hormone tuyến giáp ở mức bình thường. 

Nhưng nếu nồng độ hormone tuyến giáp ở mức quá cao hoặc quá thấp sẽ cần phải can thiệp. Mục tiêu điều trị là  đưa lượng hormone tuyến giáp trở lại bình thường. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các cách điều trị sau:

Sử dụng thuốc 

Nếu bệnh nhân bị suy giáp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Khi thuốc có hiệu lực, tuyến giáp sẽ bắt đầu trở lại kích thước bình thường. 

Trong trường hợp mắc bướu cổ do cường chức năng tuyến giáp, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng giáp. Hai loại thuốc kháng giáp thường được sử dụng trong điều trị đó là: PTU và Methimazole,... Tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp khi dùng hai thuốc này là: Mệt mỏi, dị ứng, hạ bạch cầu,..

Phẫu thuật

Nhiều người băn khoăn “Bướu cổ có nên mổ không?”. Theo các chuyên gia: Thông thường đối với bướu cổ lành tính sẽ không cần phải tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên bác sĩ sẽ lựa chọn liệu pháp mổ bướu cổ cho bạn nếu bướu cổ gây khó chịu, sản xuất quá mức hormone tuyến giáp, ác tính và không đáp ứng với thuốc. Những khối bướu lớn gây ra chèn ép đường thở, mất tính thẩm mỹ hoặc trở thành ung thư, thì phương pháp này cũng được lựa chọn.

Khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Sau đó điều trị, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng suy giáp phải sử dụng thuốc hormone thay thế suốt đời. 

Phóng xạ iốt

Phương pháp này được sử dụng cho các đối tượng mắc bướu cổ ác tính (ung thư tuyến giáp), bướu do cường chức năng tuyến giáp mà không đáp ứng với thuốc. Bệnh nhân dùng thuốc dưới dạng viên uống hoặc dung dịch. Khi đi vào trong cơ thể, tuyến giáp sẽ hấp thu iốt phóng xạ. Tại đây, iốt phóng xạ phá hủy khối bướu cổ.

Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp cải thiện bướu cổ hiệu quả

Hiện nay, bên cạnh các phương pháp điều trị tây y, nhiều người có xu hướng lựa chọn kết hợp sử dụng với các sản phẩm thảo dược an toàn lành tính. Tiêu biểu trong số đó là sản phẩm chứa thành phần chính hải tảo. Theo nghiên cứu của các chuyên gia năm 2012 tại Trung Quốc, dược liệu hải tảo có khả năng kháng khuẩn, tiêu u, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, giúp hỗ trợ làm giảm kích thước khối bướu cổ. 

Khi kết hợp hải tảo với các thành phần như lá neem, ba chạc, bán biên liên, khổ sâm nam,... sẽ giúp điều hòa nhịp tim, huyết áp, cải thiện tình trạng rối loạn nhịp tim, lo lắng, hồi hộp do bướu cổ gây ra. 

Sản phẩm có thành phần chính là chiết xuất hải tảo có tác dụng: Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bướu cổ, giúp thu nhỏ kích thước khối bướu và ngăn ngừa bướu tái phát. 

Hai-tao-ket-hop-voi-nhieu-thanh-phan-khac-giup-ho-tro-giam-kich-thuoc-buou-co.png

Hải tảo kết hợp với nhiều thành phần khác giúp hỗ trợ giảm kích thước bướu cổ

Một số câu hỏi thường gặp

Bên cạnh các thắc mắc xoay quanh triệu chứng, nguyên nhân gây bướu cổ. Một số người còn có những băn khoăn liên quan đến dinh dưỡng và khả năng lây bệnh. Cụ thể:

Bướu cổ nên ăn gì?

Theo các chuyên gia ăn đủ chất là biện pháp giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện bệnh tuyến giáp hiệu quả. Để hỗ trợ thu nhỏ khối bướu người bệnh nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, bổ sung iốt, selen và magie. Trong đó tôm, cua, cá, sữa chua, cam, quýt, việt quất,... là những thực phẩm mà người bệnh bướu cổ nên bổ sung.

Bướu cổ kiêng ăn gì?

Bên cạnh các thực phẩm nên ăn, người bệnh mắc bướu cổ nên hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều giàu mỡ, chứa chất kích thích như: Xúc xích, thịt hun khói, khoai tây rán,...

Bướu cổ có lây không?

Ung thư tuyến giáp, bệnh Basedow gây hội chứng cường giáp, u tuyến giáp lành tính, suy giáp... là các bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền. Tuy nhiên, các bệnh tuyến giáp này không có khả năng lây lan qua được hô hấp, phân, nước tiểu,... Do vậy người bệnh không nên quá lo lắng khi sống chung với người có khối bướu giáp.

Mặc dù bướu cổ đa phần là lành tính nhưng nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt cho người mắc. Để ngăn ngừa và cải thiện bướu cổ bên cạnh các phương pháp điều trị tây y, nhiều người có xu hướng sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính hải tảo mỗi ngày nhé.

Link tham khảo:

https://www.healthline.com/health/goiter-simple  

https://www.medicalnewstoday.com/articles/167559#symptoms 

https://www.webmd.com/women/understanding-goiter-basics