Triệu chứng bệnh Basedow thường gặp phổ biến là tim đập nhanh, loạn nhịp, yếu cơ, toát nhiều mồ hôi, bướu giáp,... Đây là những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể mà người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan. Vậy bệnh Basedow là bệnh gì, có những triệu chứng cụ thể như thế nào và cách điều trị bệnh an toàn là gì?. Mời bạn đọc đồng hành cùng bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết về bệnh lý này.

Những triệu chứng bệnh Basedow thường gặp

Basedow là một loại bệnh lý cường giáp phổ biến trên lâm sàng với những biểu hiện chính là nhiễm độc kèm bướu giáp lớn lan tỏa, mắt lồi và gây ra những tổn thương ngoại biên. Bệnh còn được biết đến với các tên gọi khác là Graves, Parry, bệnh cường giáp tự miễn hay bướu giáp độc lan tỏa.

Bệnh Basedow thường gặp nhiều ở nữ giới trong độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi, có thể khởi phát một cách đột ngột hoặc tiến triển từ từ nên khó nhận biết. Dưới đây là những triệu chứng bệnh Basedow cụ thể:

Triệu chứng bệnh Basedow cơ năng

Những triệu chứng cơ năng của Basedow thường là do cảm nhận trực tiếp từ người bệnh trong quá trình sinh hoạt như cảm giác lo lắng, bồn chồn, dễ cáu,... Cụ thể là:

  • Rối loạn tinh thần: Người bệnh dễ lo lắng, kích động, cáu gắt, dễ khóc, khó tập trung và đặc biệt khó vào giấc ngủ sâu.
  • Rối loạn nhịp tim: Biểu hiện chính là hay hồi hộp, đánh trống ngực, xuất hiện cảm giác nghẹt thở, đau thắt ngực.
  • Rối loạn thân nhiệt: Người bị bệnh Basedow sẽ có những cơn nóng bừng, chảy nhiều mồ hôi tại các khu vực như ngực, bàn tay và hay cảm thấy khát nước.
  • Triệu chứng thần kinh cơ: Người bệnh sẽ gặp tình trạng bị run các đầu chi, tăng cường độ khi xúc động hoặc tập trung cao. Thêm vào đó, phản xạ gân xương cũng tăng lên, đi lại nhanh mỏi, bước bậc thang khó khăn,...

Nguoi-benh-Basedow-thuong-bi-do-mo-hoi-nhieu-ngay-ca-khi-nghi-ngoi.webp

Người bệnh Basedow thường bị đổ mồ hôi nhiều ngay cả khi nghỉ ngơi

Triệu chứng Basedow thực thể

Các triệu chứng thực thể của Basedow thường gặp là sụt cân nhanh chóng, rối loạn tiêu hóa, mắt nhắm không kín,... Các triệu chứng này mang nhiều giá trị trong chẩn đoán bệnh, cụ thể như sau:

  • Giảm cân bất thường: Đây là biểu hiện thường gặp nhất ở những người mắc bệnh Basedow, có thể giảm cân mạnh từ 3kg đến 20kg trong một thời gian ngắn. Mặc dù người bệnh vẫn ăn ngon và đủ nhưng cân nặng giảm sút và thay đổi bất thường.
  • Rối loạn tiêu hóa: Không phải bệnh nhân nào cũng sẽ gặp dấu hiệu này, chỉ khoảng 20% người bị đi ngoài nhiều lần, phân nát, đau bụng, buồn nôn.
  • Triệu chứng tim mạch: Nhịp tim của người bệnh nhanh, thường trên 100 nhịp/phút ngay cả lúc cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi. Huyết áp tâm thu tăng, tâm trương ổn định. Đối với những người bị bệnh về tim mạch, khi  mắc Basedow sẽ có thể kèm theo hiện tượng suy tim.
  • Bướu giáp (cổ phình to): 80% bệnh nhân Basedow gặp phải bướu giáp lan tỏa có tính chất mềm và di động khi nuốt.
  • Nội tiết mắt: Có khoảng 40-60% người bệnh gặp phải tình trạng tổn thương ở cả hai mắt hoặc một mắt. Biểu hiện của bệnh Basedow là mi mắt nhắm không kín, hở khe mi mắt, lồi mắt hoặc nhìn đôi bởi liệt cơ vận nhãn mắt.
  •  Các vấn đề về da: Tình trạng tổn thương da chỉ gặp ở số ít từ 2-3% bệnh nhân. Tình trạng cụ thể là phù niêm mạc trước xương chày, móng tay dễ gãy,...

Co-phinh-to-la-mot-trong-nhung-trieu-chung-thuong-gap-cua-benh-Basedow.webp

Cổ phình to là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh Basedow

Phân biệt Basedow với bướu cổ đơn thuần

Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh Basedow và chứng bướu cổ thông thường bởi biểu hiện chung là tuyến giáp phình to. Để phân biệt rõ hai loại bệnh, bạn cần nhận thức rõ bản chất và mức độ nguy hiểm của từng loại bệnh. Cụ thể như sau:

Về bản chất

Bệnh bướu cổ đơn thuần là do sự phì đại tuyến giáp chứ không phải do suy, viêm hoặc ung thư tuyến giáp. Chức năng tuyến giáp của người bị bướu cổ vẫn bình thường, không bị ảnh hưởng lớn như triệu chứng của bệnh Basedow. Bướu cổ chủ yếu là do cơ thể thiếu hụt iod gây cảm giác nghẹn vùng cổ, nuốt vướng, không gây đau. Trong trường hợp bướu lớn có thể gây khàn tiếng và khó thở. Tuy nhiên, bệnh lý này sẽ được cải thiện khi người mắc được bổ sung iod vừa đủ.

Hoàn toàn khác với bướu cổ đơn thuần, nguyên nhân bệnh bướu cổ Basedow là do tình trạng hoạt động quá mức của tuyến giáp. Chính vì thế, bệnh lý làm thay đổi chức năng của tuyến giáp làm cho tuyến tiết nhiều hormone hơn bình thường gây ra những biến đổi và tổn hại về mô cũng như chuyển hóa cơ thể.

Về mức độ nguy hiểm

 

So với bướu cổ, Basedow nguy hiểm hơn rất nhiều vì nó có thể khiến tim đập nhanh và dẫn đến suy tim. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong do tim ngừng hoạt động. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp phải cơn bão giáp. Đây là tình trạng biến chứng đe dọa đến tính mạng của người bị Basedow.

Người mắc bướu cổ đơn thuần có thể cải thiện tình trạng nhanh chóng nhờ can thiệp bằng thuốc. Ở một số trường hợp người bệnh không đáp ứng với thuốc hoặc bướu cổ để lâu gây xơ hóa có thể can thiệp phẫu thuật ngoại khoa.

Bướu cổ đơn thuần có mức độ nguy hiểm nhẹ hơn, có thể được điều trị dứt điểm, đồng thời cũng ít gây ra những tác động xấu đối với cơ thể hơn bệnh Basedow.

Benh-Basedow-co-tinh-chat-nghiem-trong-va-nguy-hiem-hon-buou-co-don-thuan.webp

Bệnh Basedow có tính chất nghiêm trọng và nguy hiểm hơn bướu cổ đơn thuần

>>>Xem thêm: Người bị bệnh basedow nên ăn gì? Câu trả lời có tại đây!

Cách điều trị triệu chứng bệnh Basedow

Mặc dù là một loại bệnh mạn tính gây nhiều tác động với sức khỏe người bệnh, tuy nhiên những triệu chứng rối loạn tuyến giáp trong bệnh Basedow hoàn toàn có thể kiểm soát tốt nếu phát hiện sớm. Hiện nay, phương pháp chính trong điều trị bệnh Basedow là sử dụng thuốc kháng giáp, dùng iod phóng xạ, bài thuốc Đông y hoặc phẫu thuật ngoại khoa. Cụ thể từng phương pháp điều trị bạn đọc có thể tham khảo như sau:

Sử dụng thuốc kháng giáp

Biện pháp điều trị nội khoa được ưu tiên số một khi mới phát hiện bệnh và tuyến giáp phì đại ở mức độ vừa phải. Ưu điểm chính của biện pháp này là giúp cải thiện nhanh triệu chứng bệnh Basedow. Theo khảo sát, đối với những người mới phát hiện bệnh, sử dụng thuốc có tỷ lệ khỏi lên đến 60-70% trong thời gian từ 12 đến 18 tháng sử dụng.

Có 3 loại thuốc kháng giáp được các bác sĩ chỉ định sử dụng phổ biến là: Methimazole, carbimazole và PTU. Lưu ý, thuốc kháng giáp PTU không được chỉ định sử dụng để điều trị ban đầu cho người bị bệnh Basedow.

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc kháng giáp, người bệnh có thể sẽ gặp phải những tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, dị ứng, đau khớp, suy giảm chức năng gan,...

Thuoc-khang-giap-giup-cai-thien-cac-trieu-chung-cua-benh-Basedow.webp

Thuốc kháng giáp giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh Basedow

Điều trị bằng iod phóng xạ

Điều trị bệnh với phóng xạ trị Iod 131 có tác dụng làm cho bướu giáp nhỏ lại và cải thiện chức năng tuyến giáp từ cường giáp về trạng thái bình thường. Phương pháp này tiến hành khá đơn giản, bác sĩ sẽ cho người bệnh uống Iod 131 dưới dạng dung dịch hoặc con nhộng. Sau đó, hoạt chất này sẽ ngấm vào máu và giải phóng vào tuyến giáp. Gần như toàn bộ lượng Iod nếu không đi vào cơ thể sẽ được đào thải ra ngoài qua đường tiết niệu trong vòng 24 giờ sau khi uống thuốc.

Tuy nhiên, xạ trị bằng Iod chống chỉ định với trẻ em và phụ nữ có thai, đang cho con bú. Với người có tình trạng nhiễm độc nặng hoặc bướu quá lớn chèn ép sẽ được ưu tiên chỉ định phẫu thuật ngoại khoa hơn.

Phẫu thuật tuyến giáp

Phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định khi người bệnh không đáp ứng với thuốc kháng giáp hoặc bướu to gây chèn ép lên các cơ quan lân cận.

Tuy nhiên, phẫu thuật có thể gặp phải nhiều biến chứng không mong muốn như khàn tiếng, hạ canxi trong máu hoặc nhiễm trùng vết mổ,... Đây là giải pháp trị liệu cuối cùng cho những người bị Basedow chuyển biến nặng.

Điều trị bằng Đông y

Điều trị Basedow bằng Đông y là xu hướng của nhiều người hiện nay bởi ưu điểm lành tính, không gây tác dụng phụ. Một số bài thuốc Đông y cải thiện triệu chứng bệnh bướu cổ Basedow là:

  • Bài thuốc cho người bệnh nhẹ: Thành phần gồm có Huyền sâm, Sinh địa, Bạch tật lê, Sung úy tử, Bạch thược, Câu kỷ tử mỗi vị 15g. Người dùng sắc với 3 bát nước. Khi còn khoảng 1 bát nước thì dừng, chia thành hai lần, uống hết trong ngày cho đến khi bệnh giảm và khỏi hẳn.
  • Bài thuốc cho người bệnh thể nặng: Thành phần gồm có 15g Hậu phác, 18g Đại hoàng 18g, 15g Chỉ thực 15g, 100g Thạch cao sống, 15g Tri mẫu và 12g Huyền minh phấn. Người bệnh sắc và uống tương tự với bài thuốc số 1.

Nhược điểm của việc sử dụng các bài thuốc Đông y là việc sắc thuốc uống khá phức tạp và cầu kỳ. Ngoài ra, người bệnh cần phải kiên trì thực hiện hàng ngày khiến rất nhiều người không đủ kiên trì, chán nản bỏ cuộc khi bệnh chưa thuyên giảm. Giải pháp cho nhược điểm này là các sản phẩm hỗ trợ, điều chế từ các thảo dược thiên nhiên dưới dạng viên nén tiện dụng.

Hiện nay nhiều người lựa chọn sử dụng sản phẩm với thành phần thiên nhiên an toàn như chiết xuất hải tảo, khổ sâm nam, bán biên liên, ba chạc, lá neem, kali iod,... Sản phẩm thảo dược này có tác dụng cải thiện triệu chứng của bệnh Basedow, phòng ngừa rối loạn tuyến giáp tiến triển xấu.

Hai-tao-co-tac-dung-tieu-u-giam-buou-tuyen-giap.webp

Hải tảo có tác dụng tiêu u, giảm bướu tuyến giáp

Cách phòng ngừa bệnh Basedow

Để cải thiện các triệu chứng bệnh Basedow hiệu quả, phòng ngừa tái phát, bạn cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Bổ sung iod đầy đủ trong khẩu phần ăn hàng ngày bằng cách lựa chọn các loại muối, bột canh iot hoặc các loại thực phẩm giàu iod tự nhiên như hải sản, trứng, phô mai, sữa,...
  • Xây dựng lối sống và sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên vận động và tập thể dục thể thao. Bạn cần uống đủ nước, ngủ đủ giấc và lao động vừa sức.
  • Khi điều trị bệnh Basedow, bạn cần thực hiện nghiêm các chỉ định y khoa và không tự ý mua, uống và sử dụng các loại thuốc khi không được kê đơn từ bác sĩ.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần hoặc khi cơ thể bị sút cân không rõ nguyên nhân và các biểu hiện cơ thể bất thường khác.

Các triệu chứng bệnh Basedow hoàn toàn có thể được kiểm soát tốt nếu như được phát hiện sớm và tuân thủ điều trị. Hy vọng với những kiến thức chia sẻ trên, bạn đọc đã có những định hướng trong việc nhận dạng tình trạng bệnh lý và hướng điều trị hiệu quả. Trong trường hợp chưa hiểu rõ hoặc còn thắc mắc các vấn đề liên quan đến bệnh Basedow, bạn đọc hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận để được tư vấn cụ thể.

Link tham khảo nước ngoài

  1. http://www.basedow.ch/?rub=1036&dom=2
  2. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/graves-disease/symptoms-causes/syc-20356240
  3. https://www.verywellhealth.com/basedows-disease-overview-5193570