Bướu giáp keo trong mô tuyến giáp là một khối chứa đầy dịch lỏng, có kích thước khác nhau. Bệnh rất khó để tự phát hiện tại nhà và chỉ được chẩn đoán chính xác thông qua kiểm tra y tế. Cùng tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả nhất qua bài viết dưới đây.

Bướu giáp keo là gì?

Bướu giáp keo (hay còn gọi là phình giáp keo hay nang keo tuyến giáp) là thuật ngữ để chỉ sự tồn tại của cấu trúc dạng túi bọc, chứa đầy dịch lỏng trong tuyến giáp. Các khối này còn được gọi là nang có kích thước to nhỏ khác nhau. Tuyến giáp có thể hình thành một hay nhiều bướu giáp keo. Ngoài ra, có những trường hợp còn tồn tại đồng thời bướu giáp keo và bướu giáp nhân đặc.Tình trạng này được chẩn đoán là bướu giáp nhân hỗn hợp, một dạng bệnh lý phức tạp và nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa nội tiết.

Bướu giáp keo thường được phân thành 2 loại chính: U nang giáp phức và u nang giáp đơn. Cụ thể:

  • U nang giáp đơn: Đây là dạng các khối ở u nang chứa dịch keo lỏng, vách nang nhẵn. U nang giáp đơn thường rất hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1% số ca bệnh bướu giáp keo và hầu hết đều lành tính.
  • U nang giáp phức: Đây là dạng u nang giả chiếm tới 30% trên tổng số trường hợp mắc bướu giáp keo. Dịch keo của u nang giáp phức thường bao gồm máu, dịch, mảnh tuyến giáp vỡ do được hình thành từ một vài quá trình như hoại tử, thoái hóa, chảy máu từ nhân.

Buou-thuong-chua-dich-keo-ben-trong-cac-te-bao-nang-tuyen-giap.webp

Bướu thường chứa dịch keo bên trong các tế bào nang tuyến giáp

>>>Xem thêm: U nang tuyến giáp và các phương pháp điều trị

Triệu chứng của bướu giáp keo

Bướu giáp keo có thể tồn tại ở dạng bướu giáp đa nhân hoặc bướu giáp đơn thuần. Mặc dù đa số trường hợp mắc bệnh đều được chẩn đoán là u lành. Tuy nhiên, chủ động nắm bắt các dấu hiệu sẽ giúp bạn phát hiện những bất thường và thăm khám y tế kịp thời, khắc phục sớm những trường hợp ác tính gây ung thư. Các biểu hiện bướu giáp keo thường gặp là:

  • Sưng nóng cổ: Bướu giáp keo ở vùng tuyến giáp có thể thay đổi kích thước từ vài milimet sang vài centimet gây ra triệu chứng sưng nóng vùng cổ.
  • Da vùng cổ bất thường: Bướu giáp keo có thể khiến da vùng cổ có thể trở nên đen, sạm hơn bình thường. Đồng thời người bệnh sẽ cảm thấy cổ to hơn ngay khi quan sát bằng mắt hoặc sờ nắn bằng tay.
  • Khối u di động: Người mắc có thể cảm thấy khối u bất thường di động khi ăn uống.
  • Khàn tiếng, khó thở: Khi khối bướu keo lớn, người bệnh sẽ thường xuyên phải đối mặt với tình trạng khó thở, mệt mỏi, khàn tiếng gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt.

Cac-trieu-chung-thuong-gap-cua-buou-giap-keo-thuong-de-nham-lan.webp

Các triệu chứng thường gặp của bướu giáp keo thường dễ nhầm lẫn

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ bướu giáp keo

Hiện nay nguyên nhân gây ra bướu giáp keo vẫn chưa được khẳng định chắc chắn. Về mặt lâm sàng, các chuyên gia nhận định rằng bệnh khởi phát do các yếu tố sau:

  • Sự khuyết tật trong tái hấp thu của thyroglobulin ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp nội tiết tuyến giáp.
  • U tuyến giáp thoái hóa thành nang lành tính, đây là một nang giáp không có chức năng.
  • Nang giáp này có từ khi sinh ra, do sự phát triển bất thường trong quá trình hình thành tuyến giáp của thai nhi từ khi còn trong bụng mẹ.
  • Nang sán do nhiễm ký sinh trùng sán dây tại tuyến giáp.

Các chuyên gia cũng đã đưa ra một số yếu tố gia tăng hình thành bướu giáp keo để giúp người bệnh nhận diện nguy cơ:

  • Sự thiếu hụt iod trong bữa ăn hằng ngày hoặc do các bệnh tự miễn khiến quá trình hấp thụ iod bị ảnh hưởng. Đây là nhân tố hàng đầu gây ra các bệnh về tuyến giáp nói chung và bướu giáp keo nói riêng.
  • Bướu giáp keo có tính di truyền cao nên các thế hệ sau sẽ có nguy cơ mắc khá cao.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với tia phóng xạ hoặc môi trường làm việc độc hại hoặc những người đã từng thực hiện xạ trị sẽ có nguy cơ cao mắc bướu giáp keo hơn người bình thường.
  • Các đối tượng mắc một số bệnh tự miễn, thường gọi là rối loạn tuyến giáp tự miễn như viêm tuyến giáp Hashimoto cũng là nhóm đối tượng nguy cơ của bệnh.

Che-do-an-thieu-hoac-thua-Iod-lam-tang-nguy-co-mac-benh-buou-giap-keo.webp

Chế độ ăn thiếu hoặc thừa Iod làm tăng nguy cơ mắc bệnh bướu giáp keo

Keo bướu giáp có nguy hiểm không?

Bệnh bướu giáp keo chủ yếu được xác định ở dạng lành tính, hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu can thiệp y tế kịp thời, đúng cách. Tuy nhiên, do cấu trúc tuyến giáp có rất nhiều tổ chức xung quanh, nên nếu chủ quan hoặc điều trị hời hợt, người bệnh có thể phải đối mặt với một số biến chứng như khàn tiếng, nuốt nghẹn, khó thở, cụ thể:

  • Chèn thực quản: Thực quản có vai trò đưa thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Nếu bướu giáp chèn vào thực quản sẽ dẫn đến tình trạng nghẹn, hoặc buồn nôn, lâu dần dẫn tới chán ăn,thiếu dinh dưỡng và sụt giảm cân.
  • Chèn khí quản: Khí quản là tổ chức quan trọng, nơi không khí đi qua vùng cổ. Vì thế, khi bị bướu giáp keo chèn ép sẽ dẫn tới giảm lượng khí lưu thông gây thiếu hụt oxy. Điều này ảnh hưởng tới hoạt động của mọi cơ quan, đặc biệt là chất lượng máu, cản trở quá trình hô hấp.
  • Chèn dây thần kinh: Bướu giáp keo có thể gây chèn ép dây thần kinh thanh quản quặt ngược. Từ đó dẫn tới tình trạng biến đổi giọng nói, nói khó hoặc nói khàn, nói giọng đôi.
  • Chèn tĩnh mạch cảnh: Tĩnh mạch cảnh ở phần cổ nếu bị chèn ép sẽ cản trở lưu thông máu giữa vùng đầu mặt và tim. Khi máu không thể lưu thông qua đường chính sẽ len lỏi qua những con đường đi khác dẫn đến xuất hiện tuần hoàn bàng hệ ở cổ, ngực và hiện tượng phù áo khoác.
  • Vỡ nang keo: Nang keo khi phát triển quá to có thể bị nứt vỡ vỏ nang. Dịch keo tràn ra gây bẩn tuyến giáp và vùng xung quanh. Tình trạng này nếu không được phát hiện và xử lý sớm sẽ dẫn đến nhiễm trùng cục bộ hoặc toàn thân, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
  • Nguy cơ tiến chuyển thành ung thư: Ở một số ít trường hợp, người bệnh bướu giáp keo kéo dài bị xâm nhiễm bởi các yếu tố vi khuẩn, virus kèm theo sức đề kháng yếu có nguy cơ chuyển hóa thành ác tính. Ung thư tuyến giáp nếu không phát hiện và điều trị đúng cách sẽ xâm lấn tới các cơ quan trọng yếu trong cơ thể như tim, phổi, xương, não, đe dọa đến tính mạng người mắc.

Buou-giap-keo-nguy-hiem-khi-chuyen-bien-thanh-ung-thu.webp

Bướu giáp keo nguy hiểm khi chuyển biến thành ung thư

Cách điều trị bướu giáp keo nhanh khỏi

Bướu giáp keo chủ yếu là u bướu tuyến giáp lành tính và thường được phát hiện thông qua khám định kỳ hoặc khi đã đạt kích thước lớn. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng cụ thể, kích thước và dạng bệnh để đưa ra phác đồ phù hợp. Mục tiêu cuối cùng của hầu hết phương pháp điều trị bệnh bướu giáp là giảm kích thước u và ổn định chức năng của cơ quan này.

  • Bổ sung iot: Thuốc được để bổ sung iot cho người mắc bướu giáp keo thể nhẹ là dùng dung dịch Lugol chứa muối của I-ốt trong khoảng 6 tháng trở lên. Trong suốt quá trình điều trị, người bệnh nên tới khám định kỳ, dùng đúng liều lượng để tránh nguy cơ cường giáp.
  • Sử dụng hormone tuyến giáp: Đây là phương pháp được dùng cho người mắc bệnh bướu giáp keo do thiếu hụt hormone hoặc thiếu iot. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc như Thyroxin, Triiodothyronine... Trong thời gian dùng thuốc, bạn sẽ được xét nghiệm máu định kỳ để đo nồng độ các hormon làm cơ sở điều chỉnh liều lượng thuốc, tránh nguy cơ nhiễm độc. Thuốc có tác dụng làm nhỏ kích thước tuyến giáp khoảng 40 - 60% chỉ sau 8-10 tháng sử dụng.
  • Chọc hút dịch tuyến giáp: Các bác sĩ sẽ thực hiện chọc hút dịch tuyến giáp ra và bơm ethanol hoặc tetracycline vào nang để giảm tỷ lệ tái phát các bướu keo.
  • Phẫu thuật: Mổ bướu tuyến giáp có thể làm ảnh hưởng tới chức năng của cơ quan này nên chỉ được thực hiện trong một số trường hợp nhất định như bướu giáp gây chèn ép tổ chức xung quanh, nghi ngờ ung thư, bướu giáp keo bị vỡ, yếu tổ thẩm mỹ. Phương pháp này có thể khôi phục kích thước ban đầu của tuyến giáp từ 80 -90%, người bệnh có thể xuất viện sau 2 - 3 ngày.
  • Liệu pháp hỗ trợ điều trị bệnh từ thiên nhiên: Ngoài các phương pháp chữa bướu giáp keo trên, việc điều trị bệnh bằng thảo dược đông y đang được nhiều người bệnh quan tâm và ưu tiên sử dụng. Các bài thuốc y học cổ truyền được áp dụng trong điều trị mang lại hiệu quả cao mà không gây ra các phản ứng phụ cho cơ thể.

Ngoài ra, sản phẩm điều chế từ thảo dược được công nghệ hóa dưới dạng viên uống tiện lợi cũng đang là một trong những xu thế giúp cải thiện triệu chứng bệnh keo bướu giáp hiện nay. Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc năm 2012 chỉ ra rằng, hải tảo có thể áp dụng trong việc làm tiêu các bướu giáp bởi khả năng kháng khuẩn, điều hòa miễn dịch và chống oxy hóa cao. Khi kết hợp thành phần này với bán biên liên, khổ sâm nam, ba chạc, lá neem,...tạo ra hiệu quả đáng kể cho người sử dụng.

Hai-tao-ket-hop-voi-cac-vi-thao-duoc-quy-giup-thu-nho-khoi-buou-giap-keo.webp

Hải tảo kết hợp với các vị thảo dược quý giúp thu nhỏ khối bướu giáp keo

Các câu hỏi thường gặp về bướu giáp keo

Ngoài các nội dung về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh, dưới đây là giải đáp một số thắc mắc liên quan đến bướu giáp keo mà nhiều người bệnh quan tâm:

U nang tuyến giáp nên ăn gì?

Người bệnh mắc y nang tuyến giáp, bướu giáp keo nên tích cực bổ sung các loại thực phẩm như: Rau xanh, hải sản, các loại quả hạch. Cụ thể:

  • Bổ sung đầy đủ hàm lượng iot cần thiết, ưu tiên dùng hải sản, rong biển, tảo biển, pho mai,...
  • Tích cực ăn các loại thực phẩm bổ sung chất xơ tăng cường đề kháng cơ thể như rau xanh, củ quả tươi,...
  • Bổ sung các loại hạt, sữa hạt như óc chó, hạnh nhân, sacha inchi, hạt điều,...

U nang tuyến giáp kiêng ăn gì?

Người bệnh bướu giáp keo cần hạn chế tối đa các loại thực phẩm như rau họ cải, nội tạng động vật, đồ chiên rán, cụ thể như sau:

  • Tránh những loại rau thuộc họ cải như bắp cải, củ cải, cải bẹ, bông cải xanh..vì nguy cơ ngăn ngừa quá trình hấp thụ iot của cơ thể.
  • Không nên ăn nội tạng động vật vì việc nạp quá nhiều axit béo sẽ phá vỡ hoạt động của tuyến giáp, ảnh hưởng tới tác dụng thuốc và tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn.
  • Hạn chế tối đa các loại đồ ngọt, đồ chiên rán, thực phẩm ăn nhanh, chất kích thích,...

Cách phòng ngừa u nang tuyến giáp

Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bướu giáp keo, người bệnh nên chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống hằng ngày.

  • Thường xuyên thăm khám định kỳ, đặc biệt là khi trong gia đình có người từng mắc bệnh tuyến giáp.
  • Thay đổi môi trường sống hoặc làm việc, tránh xa tia bức xạ như ở nhà máy, xí nghiệp sản xuất, lò phản ứng…
  • Duy trì vóc dáng cơ thể, cung cấp đủ lượng nước cần thiết.
  • Lao động và vận động vừa sức, đều đặn, không thức quá khuya, ngủ đủ giấc.

Trên đây là những thông tin cần thiết cho bạn đọc về tình trạng bướu giáp keo. Hy vọng rằng với chia sẻ trên, bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để nhận diện, phòng ngừa, điều trị hiệu quả căn bệnh này. Nếu còn băn khoăn bất cứ vấn đề nào liên quan đến bệnh, hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận để được chúng tôi tư vấn chi tiết.

Link tham khảo:

  1. http://ilovepathology.com/colloid-goitre/
  2. https://www.pathologyoutlines.com/topic/thyroidnodular.html
  3. https://www.scielo.br/j/rhc/a/Zx786Tw8czRPJnRR7TdrhPr/?lang=en