Khi các mô bình thường ở 1 vùng nhỏ nào đó trên tuyến giáp tăng phát triển sẽ tạo nên khối u. Những khối u này có chứa đầy chất lỏng gọi là u nang. Đa số u nang tuyến giáp là lành tính. U nang tuyến giáp (còn gọi u nang giáp) bao gồm hai thể là u nang giáp đơn, u nang giáp phức hoặc u nang giáp hỗn hợp.
U nang giáp đơn là dạng u nang thực sự của tuyến giáp, rất hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1% trong số các trường hợp nhân tuyến giáp; thường lành tính. Biểu hiện là tổn thương dạng lỏng, vách nang nhẵn và tổ chức tuyến giáp bình thường bao quanh.
U nang giáp phức hay u nang giáp hỗn hợp không phải là dạng u nang thực sự (u nang giả). Nang giáp được hình thành do hậu quả của quá trình chảy máu, thoái hóa, hoại tử trong các nhân ung thư hoặc các nhân đặc lành tính của tuyến giáp. Tùy từng giai đoạn thoái hóa mà dịch trong nang có thể là máu, dịch lẫn máu, hoặc dịch màu vàng chanh; có thể có những mảnh tuyến giáp vỡ hay hoại tử trong lòng nang, hoặc còn dính một phần vào vách nang. U nang giáp phức là dạng tổn thương khá phổ biến, chiếm khoảng 20-30% trong số các trường hợp nhân tuyến giáp.
Phần lớn các nang tuyến giáp không độc và không có bất kỳ triệu chứng nào, thường được phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe định kỳ hoặc làm các xét nghiệm vùng cổ như siêu âm...
Tuy nhiên, nang tuyến giáp không có nghĩa là loại trừ hoàn toàn nguy cơ ung thư. Nếu nang chỉ có dịch thì thường không phải là ung thư. Nhưng trong trường hợp có chứa thêm thành phần mô đặc thìtỷ lệ ung thư sẽ tăng cao hơn (tùy thuộc vào mức độ thành phần đặc trong nang).Khoảng 15% nang giáp có thể biến mất tự nhiên.
Qua một thời gian, nang tuyến giáp có thể thu nhỏ kích thước. Nếu nó không lớn lên và gây ra bất kỳ triệu chứng nào thì có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, nó có thể gây ra biến chứnglà chảy máu trong nang và làm cho nang lớn lên đột ngột gây đau, nuốt khó; gâylo lắng, khó thở, gia tăng nhịp tim. Nếu điều này xảy ra phải điều trị ngay.
Khi được chẩn đoán là nang tuyến giáp, việc siêu âm tuyến giáp cho biết kích thước, hình dạng và thành phần trongnang, dựa vào đó bác sĩ sẽ quyết định phương thức điều trị. Đôi khi bệnh nhânđược làm xét nghiệm xạ hình tuyến giáp giúp cho bác sĩ nhìn được tính chất củanang và mô tuyến giáp còn lại. Sinh thiết bằng kim nhỏ nang tuyến giáp dưới hướng dẫn của siêu âm sẽ được thực hiện để có thể loại trừ khả năng ung thư.
Phẫu thuật không phải là chỉ định thường xuyên khi là nang tuyến giáp. Việc điều trị với chọc hút dịch đơn thuầnthì nang giáp có khuynh hướng tái phát; tỷ lệ tái phát là 10-80% phụ thuộc sốlượng chọc hút và thể tích nang.
Vì vậy, việc thực hiện chọc hút dịch tuyến giápra và bơm ethanol hoặc tetracycline vào nang để giảm nguy cơ tái phát là một phương pháp điều trị. Nếu nang giáp tái phát và bác sĩ nghi ngờ ung thư thì phẫu thuật được yêu cầu.