Điều trị cường giáp như thế nào? Đây hiện đang là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt với những ai không may mắc phải căn bệnh này. Để có được đáp án hay, khoa học và chính xác nhất, trang ichgiapvuong.co sẽ mang tới những thông tin chi tiết ngay tại nội dung bài viết dưới đây. Đừng bỏ lỡ bạn nhé!

Vai trò của tuyến giáp đối với cơ thể

Tuyến giáp là cơ quan nội tiết hình cánh bướm, nằm ở phía trước cổ, có vai trò quan trọng đối với cơ thể, nặng khoảng 10 - 20 gram. Tuyến giáp sản xuất và giải phóng vào máu 3 loại hormone quan trọng, 2 trong số chúng là: Triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4) có tác dụng thúc đẩy tốc độ trao đổi chất của cơ thể, loại còn lại giúp kiểm soát lượng canxi trong máu. Hormone tuyến giáp thực hiện vai trò như chất dẫn truyền, tham gia điều hòa hoạt động của các tế bào và mô trong cơ thể. Cụ thể:

- Kích thích hoạt động của tim, tăng lưu lượng máu qua tim, tăng cường hô hấp giúp cung cấp oxy hỗ trợ cho sự chuyển hóa ở mô, tế bào.

- Duy trì lượng canxi trong máu luôn ổn định ở mức 1%.

- Tăng quá trình trao đổi chất, kích thích hoạt động của tuyến sinh dục và tuyến sữa.

- Tham gia vào quá trình tạo nhiệt.

- Tham gia chuyển hóa glucid giúp ổn định đường huyết.

- Tham gia chuyển hóa lipid tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động.

- Có vai trò quan trọng trong sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh.

Vì thế, nếu cơ thể có quá nhiều hormone này sẽ dẫn đến cường giáp và gây nên những rối loạn chuyển hóa toàn thân với các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác.

Nguyên nhân gây ra hội chứng cường giáp là gì?

Nguyên nhân gây cường giáp phổ biến nhất là do sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch. Bình thường, hệ miễn dịch có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại xâm nhập như: Viêm nhiễm, thực phẩm độc hại, ô nhiễm môi trường,... Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, dẫn đến rối loạn hoạt động đã tạo ra một kháng thể bất thường có chức năng giống với chất chủ vận của hormone kích thích tuyến giáp TSH. Nó bám vào bề mặt của tế bào tuyến giáp, khiến cơ quan này sản xuất ra quá nhiều hormone so với nhu cầu của cơ thể, dẫn đến cường giáp. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ quá nhiều iod cũng khiến cho tình trạng này thêm trầm trọng hơn. Vì thế, để kiểm soát cường giáp một cách hiệu quả, trước mắt là giảm các triệu chứng như: Mệt mỏi, suy nhược, giảm phì đại tuyến giáp, điều hòa hormone tuyến giáp. Về lâu dài, cần phải điều hòa hệ miễn dịch, tăng cường chức năng tuyến giáp, thiết lập cân bằng sức khỏe, giúp cơ thể hoạt động tốt nhất.

>>> XEM THÊM: Bệnh bướu cổ basedow có nguy hiểm không?

Các triệu chứng của cường giáp thường gặp

Cường giáp tác động đến nhiều cơ quan trong cơ thể, nhưng biểu hiện rõ nhất qua các triệu chứng dưới đây:

- Stress: Bạn thường cảm thấy dễ căng thẳng, khó chịu, lo lắng kéo dài khi bị cường giáp. Điều này có thể bao gồm những cơn cáu kỉnh và kích động mà không rõ nguyên nhân.

- Khó ngủ: Bạn gần như không thể để đi vào giấc ngủ ngay khi nằm xuống, không thể ngủ yên suốt đêm và thường thức dậy quá sớm hơn cả thói quen hàng ngày.

- Vận động kém: Cường giáp ảnh hưởng đến các vấn đề với cơ bắp, như: Mệt mỏi và yếu sức, gây giảm sức lao động và vận động...

- Nhịp tim nhanh: Thường hơn 100 nhịp một phút hoặc loạn nhịp tim/đánh trống ngực, khiến bạn luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng, thậm chí là khó thở.

Người bị cường giáp thường có biểu hiện nhịp tim nhanh

Người bị cường giáp thường có biểu hiện nhịp tim nhanh

- Thân nhiệt cao: Các bệnh nhân cường giáp còn tăng nhạy cảm với nhiệt, thân nhiệt luôn ở mức cao hơn bình thường do tăng mức chuyển hóa cơ sở.

- Cường giáp còn gây tăng nhu động ruột khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần, thậm chí có thể gặp tình trạng tiêu chảy kéo dài.

- Run: Nhiều bệnh nhân còn thấy rằng, họ bị run tay và các ngón tay.

- Phì đại tuyến giáp: Trong một số trường hợp, tuyến giáp có thể “phình” ra. Kết quả là, cổ của người bệnh xuất hiện tình trạng sưng to, được gọi là "bướu cổ".

- Giảm cân đột ngột dù thèm ăn, ngay cả khi sự ngon miệng và chế độ ăn uống vẫn bình thường hoặc thậm chí tăng.

- Ra mồ hôi nhiều hơn.

>>> XEM THÊM: Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ ảnh hưởng như thế nào đến thai kỳ?

Phương pháp điều trị cường giáp hiện nay

Bệnh cường giáp không thể chữa khỏi hẳn. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể kiểm soát cũng như giảm nhẹ tình trạng này. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị cường giáp mang đến hiệu quả cao như: Dùng thuốc, iod phóng xạ và phẫu thuật. Tùy theo mức độ tiến triển của bệnh mà có phương pháp điều trị hợp lý. Tuy nhiên, mỗi phương pháp cũng mang đến hiệu quả tùy theo cơ địa của từng người bệnh. Có những trường hợp điều trị cường giáp ổn định, nhưng sau đó lại tái phát. Các phương pháp được sử dụng trong điều trị bệnh cường giáp bao gồm:

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa bằng thuốc kháng giáp là một trong những phương pháp phổ biến giúp ngăn chặn tình trạng sản xuất hormone quá mức. Khi uống các loại thuốc này có thể mất một vài tháng để giảm các triệu chứng của bệnh. Sau đó, liều lượng sẽ được giảm dần theo sự chỉ dẫn của chuyên gia nội tiết. Người mắc cần thận trọng với một số tác dụng không mong muốn như: Ngứa, đỏ da, nổi ban da, sốt, rối loạn vị giác, đau khớp, sưng tuyến nước bọt, đau dây thần kinh,… Đặc biệt, có 2 phản ứng phụ khá nguy hiểm là viêm gan và giảm bạch cầu.

Liệu pháp iod phóng xạ (I-131)

Sử dụng iod phóng xạ là phương pháp khá hiệu quả trong điều trị cường giáp hiện nay. Liệu pháp này thích hợp với người có thể trạng yếu, không đủ sức khỏe để tiến hành phẫu thuật hoặc không dung nạp với thuốc kháng giáp. Tuy nhiên, I-131 sẽ không được sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc trẻ nhỏ bởi nguy cơ ung thư và dị tật bẩm sinh. Những phụ nữ muốn mang thai phải đợi ít nhất 6 - 12 tháng sau điều trị I-131 vì buồng trứng cũng có nguy cơ tiếp xúc với phóng xạ. Cho đến nay, không có bằng chứng nào về việc điều trị I-131 có thể gây vô sinh, nhưng nó sẽ gây mãn kinh sớm. Các bệnh nhân nam được điều trị iod phóng xạ có thể bị giảm số lượng tinh trùng và vô sinh tạm thời trong khoảng 2 năm.

Phẫu thuật

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp cũng được sử dụng để điều trị cường giáp. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ trước khi chỉ định, bởi các biến chứng của phương pháp này rất nghiêm trọng. Người bệnh có thể bị: Suy giáp, khàn giọng, suy tuyến cận giáp dẫn đến hạ canxi máu, chảy máu, nhiễm trùng hay cơn nhiễm độc giáp đe dọa tính mạng. Tỷ lệ tái phát sau điều trị là 20%.