Basedow là một trong những bệnh lý phổ biến, thường xảy ra ở phụ nữ từ 20 – 40 tuổi. Nhiều người thắc mắc: “Bệnh basedow có chữa khỏi được không?”. Nên có biện pháp khắc phục như thế nào hiệu quả mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe? Nếu đang có những băn khoăn này, mời các bạn hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây!
Bệnh basedow có biểu hiện gì?
Basedow còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Bướu cổ lồi mắt, bệnh graves,… Tỷ lệ mắc basedow ở phụ nữ chiếm đến 80% các trường hợp, tuổi từ 20 - 40, thường có tiền sử gia đình bị bệnh. Vậy basedow thường có biểu hiện gì?
Bệnh basedow thường có biểu hiện của hội chứng cường giáp, với các triệu chứng như: Ăn khỏe, tinh thần bất ổn, nhịp tim nhanh thường xuyên, tiếng tim đập mạnh; huyết áp tăng; xuất hiện bướu cổ lan tỏa; run đầu chi; gầy sút cân mặc dù ăn bình thường hoặc ăn nhiều; mắt lồi; tính tình thất thường, hay cáu gắt hoặc rơi vào trạng thái trầm cảm; rối loạn điều hòa thân nhiệt với biểu hiện da nóng ẩm, có tăng nhẹ nhiệt độ; rối loạn tiêu hóa; suy giảm ham muốn tình dục, rối loạn kinh nguyệt. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm cho hệ tim mạch, nếu không được phát hiện và điều trị không đúng cách, người mắc sẽ tử vong trong tình trạng suy tim, suy kiệt.
Bệnh basedow có chữa khỏi được không?
Nếu ở các nước phương Tây, tỷ lệ mắc bệnh basedow chiếm từ 0,02 - 0,4% dân số thì ở Việt Nam con số này cao hơn rất nhiều lần, cụ thể là từ 10% - 39%. Basedow khá nguy hiểm, nhất là ở những khu vực xa xôi hẻo lánh, ít có điều kiện phát hiện và điều trị sớm, dễ dẫn đến tình trạng nặng hoặc với những đối tượng đã di chứng sang tim mà vẫn chưa được điều trị kịp thời. Vậy bệnh basedow có chữa khỏi được không?
Chuyên gia nội tiết cho biết, hiện nay chưa có cách nào để chữa khỏi hoàn toàn bệnh basedow. Bởi đây là tình trạng có liên quan đến yếu tố tự miễn (xảy ra do sự hoạt động bất thường của hệ miễn dịch), mà các bệnh tự miễn không thể chữa khỏi hoàn toàn và basedow cũng vậy. Bình thường, hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể bằng cách sản xuất kháng thể để chống lại các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài như virus, vi khuẩn. Tuy nhiên, vì một yếu tố nào đó mà hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn, khiến cho cơ thể sinh ra các kháng thể tự sinh giống với chất chủ vận của hormone kích thích tuyến giáp TSH, làm cho tuyến giáp hoạt động quá mức, phình to ra, hình thành khối bướu ở cổ. Hơn nữa, hormone được sản xuất ra quá nhiều so với nhu cầu, khiến cho người mắc có các biểu hiện cường giáp. Do đó, basedow còn được coi là nguyên nhân chính gây nên hội chứng cường giáp.
Các phương pháp điều trị bệnh basedow hiện nay
Phương pháp điều trị basedow hiện nay là giảm triệu chứng và cân bằng lại nồng độ hormone tuyến giáp bằng cách áp dụng 1 trong 3 phương án là: Điều trị nội khoa bằng thuốc, sử dụng iod phóng xạ và phẫu thuật.
Sử dụng thuốc
- Thuốc kháng giáp: Một số thuốc kháng giáp phổ biến như propylthiouracil hay methimazole, có tác dụng ngăn chặn tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone. Thông thường, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc kháng giáp trong thời gian ít nhất một năm. Nhược điểm của loại thuốc này đó là tái phát bệnh sau khi ngưng sử dụng và có thể gây ra các tác dụng phụ đối với gan. Phản ứng phụ của propylthiouracil thường nghiêm trọng hơn nên nó thường chỉ được kê đơn trong trường hợp người bệnh không thể dung nạp hoặc bị chống chỉ định với methimazole.
- Thuốc chẹn beta: Nhóm thuốc này thường sử dụng để giảm các triệu chứng của bệnh basedow như nhịp tim nhanh, đánh trống ngực. Nhóm thuốc này chỉ có tác dụng hạn chế tác dụng của hormone thyroxine lên hệ tim mạch mà không ảnh hưởng đến sự sản xuất hormone của tuyến giáp.
Liệu pháp iod phóng xạ (I-131)
Khi người bệnh uống iod phóng xạ vào trong cơ thể, tuyến giáp sẽ thu nhận, sau đó, phóng xạ phát ra sẽ phá hủy các tế bào tuyến giáp, làm cho tuyến giáp nhỏ lại và giảm nhẹ được các triệu chứng của bệnh basedow.
Nhược điểm của liệu pháp này đó là gây suy giáp vĩnh viễn và người bệnh sẽ cần phải điều trị bằng thyroxine sau đó. Hơn nữa, điều trị bằng iod phóng xạ có thể gây tổn thương đến mắt. Tác dụng phụ này thường nhẹ và tạm thời, nhưng liệu pháp iod phóng xạ cũng không được khuyến khích nếu người bệnh đã có vấn đề về mắt từ trung bình đến nặng.
Phẫu thuật
Biện pháp can thiệp ngoại khoa bằng phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn tuyến giáp chỉ được lựa chọn khi bệnh đã được điều trị bằng thuốc ít nhất 4 - 6 tháng mà không duy trì được bình giáp khi ngừng thuốc; tình trạng cường giáp tuy ổn định nhưng bướu giáp không nhỏ lại; bướu giáp to gây mất thẩm mỹ, có các biểu hiện chèn ép gây khó thở hoặc ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ; bệnh basedow ở trẻ em điều trị bằng nội khoa không kết quả,... Với trường hợp bị basedow nặng có những rối loạn bệnh lý không hồi phục trong cơ quan nội tạng, đặc biệt hệ tim mạch thì không được dùng phương pháp phẫu thuật. Biến chứng thường gặp là bị suy giáp, liệt dây thanh âm, suy tuyến cận giáp.
Như vậy, điều trị bệnh basedow tương đối phức tạp, thời gian kéo dài, do đó, bạn phải có lối sống và sinh hoạt hàng ngày khoa học, tăng cường sức đề kháng giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh.
Chúc chị nhiều sức khỏe.
Không biết kích thước hiện tại là khoản bao nhiêu ạ?
Bướu tuyến giáp đa nhân (còn gọi là bướu cổ đa nhân hay bướu giáp đa nhân) là sự phì đại của toàn bộ tuyến giáp, trong đó xen lẫn nhiều nhân giáp. Bướu giáp đa nhân bao gồm hai loại là độc và không độc. Bướu giáp đa nhân không độc là dạng lành tính, không gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Như trường hợp của chị sử dụng được Ích Giáp Vương nhé.
Thân ái!
Chúc chị nhiều sức khỏe!
Không biết kích thước bướu giáp của chị là bao nhiêu mm?
Bướu cổ đơn thuần hay còn gọi là bướu giáp không độc hay bướu giáp bình giáp, chỉ tình trạng tuyến giáp lớn nhưng không kèm suy giáp hay cường giáp, không bị viêm hoặc u. Bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Tình trạng này, hoàn toàn nên sử dụng Ích Giáp Vương. Bên cạnh đó, bạn nên thay đổi thói quen hằng ngày để có tinh thần thoải mái và sức khỏe tốt như: Ăn theo chế độ ăn phù hợp, hạn chế các loại thực phẩm gây ảnh hưởng xấu cho bệnh tuyến giáp Nên tập thể dục đều đặn mỗi ngày, khoảng từ 15 – 30 phút Hạn chế thức khuya, ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Chúc bạn sức khỏe.
Không biết kích thước bướu giáp của chị là bao nhiêu mm?
Bệnh bướu cổ đơn thuần (dân gian gọi là bướu cổ lành tính) là bướu cổ thường gặp nhất, chiếm 80%. Đây là tình trạng sưng lên của tuyến giáp mà nguyên nhân không phải do viêm nhiễm và cũng không có dấu hiệu tăng hoạt động hoặc giảm hoạt động của tuyến giáp. Bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Như tình trạng của chị, chị thể tham khảo và sử dụng Ích Giáp Vương
Thân ái!
Chúc anh sức khỏe!
Chúc anh sức khỏe!
Chúc gia đình anh nhiều sức khỏe!