Bướu cổ là một trong những bệnh tuyến giáp phổ biến, nhưng nguyên nhân gây bướu cổ là gì thì không phải ai cũng biết. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Vậy làm sao để khắc phục các triệu chứng của bệnh bướu cổ an toàn, hiệu quả? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết sau đây!
Bướu cổ là gì?
Bướu cổ là tình trạng tuyến giáp phát triển lớn hơn. Bị bướu cổ không có nghĩa là tuyến giáp hoạt động kém. Trong nhiều trường hợp, tuyến giáp vẫn có thể sản xuất một lượng hormone bình thường. Tuy nhiên, nó cũng có thể sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormone T3, T4. Điều này tùy thuộc vào các nguyên nhân gây bướu cổ.
Có mấy loại bướu cổ?
Bệnh bướu cổ được chia làm 4 loại như sau:
Bướu giáp đơn thuần
Bướu giáp đơn thuần là loại bướu cổ thường gặp nhất, mà nguyên nhân gây ra không phải do u, viêm hay rối loạn chức năng tuyến giáp. Bệnh bao gồm 3 thể như sau:
- Thể lan tỏa: Các nhu mô tuyến giáp phì đại lan tỏa. Khối bướu có tính chất mềm, đối xứng, không đau.
- Thể đơn nhân hoặc đa nhân
+ Trường hợp bướu cổ đơn thuần đơn nhân (hay còn gọi là bướu cổ đơn nhân lành tính): Người mắc sẽ cảm thấy có một khối u ở giữa cổ, sờ có ranh giới rõ, không dính vào da, không đau, mềm hay chắc, di động theo nhịp nuốt lên xuống, khi bướu to có thể gây chèn ép.
+Trường hợp đối với bướu cổ đơn thuần nhiều nhân (hay còn gọi là bướu cổ đa nhân lành tính) người mắc thấy có nhiều khối tròn đường kính từ 0.5 đến vài centimet tại vùng cổ.
Bướu cổ cường giáp
Bướu cổ cường giáp còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: Cường giáp hay cường tuyến giáp trạng. Đây là một hội chứng, trong đó, hormone tuyến giáp được sản xuất quá mức so với nhu cầu của cơ thể, kèm theo hiện tượng cổ bị “sưng” lên do tuyến giáp “phì đại”.
Bướu cổ nhược giáp
Bướu cổ nhược giáp (hay bướu cổ suy giáp) là tình trạng xảy ra do tuyến giáp không sản sinh đủ hormone đáp ứng cho nhu cầu của cho cơ thể. Bướu cổ nhược giáp không to đều mà thường lệch về một bên, người mắc có thể dễ dàng phân biệt với bướu cổ cường giáp, kèm theo đó là các biểu hiện của việc giảm chuyển hóa như: Mặt có hiện tượng bị sưng, cholesterol tăng cao, tăng cân nhanh bất thường, nhạy cảm với thời tiết lạnh, rụng tóc, táo bón, nhịp tim chậm, suy giảm trí nhớ, các khớp cứng, sưng hoặc đau nhức, chu kỳ kinh nguyệt không đều, yếu cơ, đau, cứng khớp, mệt mỏi, giọng nói khản đặc,…
Ung thư tuyến giáp
Xuất hiện nhiều ở độ tuổi 40 - 60, khối u đơn độc thường nằm ở cực dưới của tuyến giáp, bề mặt sần sùi, mật độ chắc chắn, độ di động kém do đã xâm lấn vào các tổ chức xung quanh. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh có tiên lượng tốt hơn so với các loại ung thư khác.
Nguyên nhân gây bướu cổ thường gặp
Một số yếu tố có thể khiến tuyến giáp của bạn to ra, trong đó phổ biến nhất là:
Thiếu iốt
Iốt rất cần thiết cho việc sản xuất hormone tuyến giáp, được tìm thấy chủ yếu trong nước biển và đất ở các khu vực ven biển. Ở các nước đang phát triển, những người sống trong đất liền hoặc vùng núi thường bị thiếu iốt và có thể phát triển bướu cổ.
Thiếu iốt là nguyên nhân chính gây bướu cổ trên toàn thế giới, nhưng điều này hiếm khi là nguồn gốc sinh bệnh ở các nước có nền kinh tế phát triển, nơi iốt thường xuyên được thêm vào muối.
Mắc bệnh Basedow (Graves)
Bướu cổ đôi khi có thể xảy ra khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone (cường giáp). Trong bệnh Basedow, các kháng thể được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch đã tấn công nhầm vào tuyến giáp, khiến nó sản xuất ra thyroxine dư thừa. Sự kích thích quá mức làm cho tuyến giáp sưng to, gây nên tình trạng bướu cổ.
Tuyến giáp hoạt động quá mức có thể gây ra các triệu chứng như: Hồi hộp; Đánh trống ngực; Tăng tiết mồ hôi; Mẫn cảm với nhiệt; Mệt mỏi; Giảm cân,…
Bị bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto
Bướu cổ cũng có thể là kết quả của tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp), đây là nguyên nhân chính gây bướu cổ ở các nước phát triển. Giống như bệnh Basedow, viêm tuyến giáp Hashimoto cũng là một rối loạn tự miễn dịch. Nhưng thay vì khiến tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone, bệnh Hashimoto sẽ làm hỏng tuyến giáp, dẫn đến sản xuất quá ít T3, T4. Cảm nhận mức độ hormone thấp, tuyến yên sẽ sản xuất nhiều TSH hơn để kích thích tuyến giáp, sau đó làm cho tuyến này to ra, dẫn đến bướu cổ. Tuyến giáp hoạt động kém có thể gây ra các triệu chứng như: Sợ lạnh; Táo bón; Hay cáu gắt; Rụng tóc; Tăng cân,…
Mang thai và mãn kinh
Vì những lý do không hoàn toàn rõ ràng, các vấn đề về tuyến giáp có nhiều khả năng xảy ra trong thời kỳ mang thai và mãn kinh.
Tiếp xúc với bức xạ
Nguy cơ mắc bệnh bướu cổ tăng lên nếu bạn đã điều trị bức xạ đến vùng cổ, ngực hoặc tiếp xúc với bức xạ trong cơ sở hạt nhân, xét nghiệm hoặc tai nạn.
>>> XEM THÊM: 5 phương pháp điều trị cho người bị bướu cổ
Các triệu chứng của bệnh bướu cổ có biểu hiện như thế nào?
Dù có nhiều thể bệnh khác nhau, nhưng khi bị bướu cổ, người mắc thường có các triệu chứng như:
- Một vết sưng ở phía trước cổ.
- Người mắc có cảm giác căng cứng ở vùng cổ họng.
- Khó thở, khó nuốt.
- Đau cổ họng, cảm giác cổ họng luôn bị ứ đầy.
- Chóng mặt khi hai cánh tay giơ lên trên đầu.
Nếu bướu phát triển to lồi ra trước cổ thì sẽ gây mất thẩm mỹ, nếu không thì cũng gây vướng khi nuốt, khó thở,… Với loại bướu cổ ác tính là loại ung thư sẽ gây xâm lấn các cơ quan xung quanh, chèn ép dây thần kinh hồi thanh quản dẫn đến khản tiếng, hoặc di căn gây hại cho xương, phổi, não, gan,…
Một số người bị bướu cổ do cường giáp, hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức thì sẽ kèm theo biểu hiện của hội chứng cường giáp, bao gồm:
- Hồi hộp, tim đập loạn nhịp.
- Tiêu chảy, buồn nôn, nôn.
- Tăng tiết mồ hôi.
- Tâm trạng thất thường, dễ kích động.
- Rụng tóc.
- Giảm cân.
Đối với các trường hợp bướu cổ do suy giáp hoặc tuyến giáp hoạt động kém, các triệu chứng có thể bao gồm:
- Mệt mỏi (cảm thấy mệt mỏi).
- Táo bón.
- Da khô.
- Tăng cân.
- Rối loạn kinh nguyệt.
>>> XEM THÊM: Bị bướu nhân tuyến giáp kiêng ăn gì thì tốt
Bị bướu cổ có nguy hiểm không?
Hiện nay, có nhiều người thắc mắc: Bị bướu cổ có nguy hiểm không? Trả lời về câu hỏi này, các chuyên gia nội tiết cho biết, điều này còn phụ thuộc vào từng thể bệnh.
Với trường hợp bướu cổ ác tính (ung thư tuyến giáp), nếu bệnh không được điều trị và kiểm soát sớm các khối u có thể di căn đến các cơ quan khác như: Gan, phổi, não,... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của người mắc.
Đới với trường hợp bị bướu cổ đơn thuần, khối bướu to không chỉ gây mất thẩm mỹ, mà còn chèn ép các cơ quan lân cận như: Thanh quản, khí quản, thực quan gây: Khàn tiếng, khó thở, khó nuốt,...
Đặc biệt, những người mắc bệnh do các tình trạng khác, chẳng hạn như suy giáp hoặc cường giáp có thể xuất hiện một số triệu chứng, từ mệt mỏi và tăng cân đến giảm cân ngoài ý muốn, gây khó chịu. Do đó, cần có biện pháp khắc phục và điều trị đúng cách để giảm thiểu những mối nguy cơ do bướu cổ gây nên.
Các phương pháp điều trị bướu cổ hiện nay là gì?
Với sự phát triển của y học hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bướu cổ, tùy thuộc và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định 1 trong 3 phương pháp sau:
Phóng xạ iod
Người mắc bướu cổ có thể được chỉ định uống iod phóng xạ. Sau đó, lượng iod này sẽ theo máu đến tuyến giáp để phá hủy tế bào. Phương pháp này có hiệu quả cho khoảng 90% trường hợp điều trị, trong đó 50 - 60% người bệnh giảm kích thước bướu sau 12 - 18 tháng. Tuy nhiên, giải pháp này có thể khiến tuyến giáp hoạt động kém hơn.
Uống thuốc
Đối với một số trường hợp bị suy giáp, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Các loại thuốc này có tác dụng làm chậm việc giải phóng hormone kích thích tuyến giáp từ tuyến yên, từ đó giúp bướu nhỏ lại.
Trong trường hợp nguyên nhân là do viêm tuyến giáp, bác sĩ sẽ chỉ định uống as-pi-rin hoặc thuốc corticosteroid để điều trị.
Lưu ý các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau ngực, đổ mồ hôi, nhức đầu, tim đập nhanh,…
Phẫu thuật
Nếu bướu có kích thước lớn, gây khó chịu, khó thở hoặc khó nuốt thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Các phương pháp có thể thực hiện đó là cắt thùy, cắt giáp gần trọn, cắt giáp toàn phần, cắt eo giáp. Ngoài ra, trong một số trường hợp có thể chọc hút bằng kim để rút nước cho trường hợp bướu chứa nước (gọi là nang giáp).
Trên thực tế, các phương pháp điều trị hiện nay đều chỉ tác động vào “phần ngọn”, mặc dù giúp ổn định được nồng độ hormone, triệu chứng thuyên giảm nhưng bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào. Hơn nữa, việc sử dụng thuốc trong thời gian dài còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, đặc biệt là tình trạng suy giáp sau phẫu thuật có thể khiến cho bệnh nhân phải uống thuốc hormone suốt đời. Do đó, cần có phương pháp tác động đến nguyên nhân “sâu xa” gây bệnh, đem lại hiệu quả toàn diện và bền vững cho người mắc.