Bướu cổ là một từ dân dã dược sử dụng rộng rãi trong đời sống và đôi khi cả trong ngành y. Bướu cổ là sự tăng thể tích của tuyến giáp trạng.
Nguyên nhân
- Nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ chủ yếu do tác nhân thiếu hụt I-ốt trong cơ thể gây ra nhưng không phải cứ bổ sung đủ I-ốt là bệnh sẽ khỏi. Bướu cổ thực chất là căn bệnh rất khó chữa trị vì tác nhân của nó liên quan đến hệ thần kinh. Bình thường, cơ thể con người thu nhận một số I-ốt vô cơ vào dinh dưỡng cho tuyến giáp trạng. Có một lý do nào đó, tuyến giáp trạng không nhận được đầy đủ hàm lượng I-ốt nên đã tạo thành kích thích tố tuyến giáp trạng dẫn đến hiện tượng sự bài tiết sẽ tụt giảm. Vì nguyên nhân này, tuyến giáp trạng phải tăng thêm kích thước để sản xuất hoóc-môn, biến thành sưng to, gọi là bướu ở cổ.
Thiếu iod là nguyên nhân chính gây ra bệnh bướu cổ
- Rối loạn bẩm sinh, rối loạn này có tính chất gia đình.
- Do dùng thuốc và thức ăn: do dùng kéo dài một số loại thuốc như: muối Lithium (dùng trong chuyên khoa tâm thần), thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc có chứa I - ốt như: thuốc cản quang, thuốc trị hen, thấp, khớp, chống loạn nhịp v.v…Do ăn nhiều thức ăn ức chế tổng hợp hoóc-môn giáp như các loại rau họ cải, măng , sắn,…
Ngoài ra, những phụ nữ bị kích thích thần kinh trong thời kỳ phát triển hoặc có thai và cho con bú cũng dễ bị nguy cơ bướu cổ. Vì vậy phương pháp tốt nhất để phòng ngừa vẫn là bổ sung đầy đủ vi lượng i-ốt cho bữa ăn hàng ngày. Nếu đã có dấu hiệu sưng to nên đến bác sĩ chuyên khoa hoặc viện để xạ trị hay giải phẫu.
Cách phát hiện và các triệu chứng chính
- Bướu giáp đơn thuần thường khó phát hiện vì không có nhiều triệu chứng rõ ràng, ngoài một số biểu hiện như cổ to ra, một số bệnh nhân có cảm giác nghèn nghẹn ở cổ, thường được người khác phát hiện, hoặc đi khám sức khỏe.
- Một số bệnh nhân có biểu hiện nhược giáp: mệt mỏi, đau cơ, táo bón, rụng tóc, nói khàn, chán ăn, giảm trí nhớ; Vùng cổ có một hoặc nhiều cục bất thường di động theo nhịp nuốt; Cảm giác nghẹn, tức ở cổ, nhất là khi nuốt…Bởi vậy, khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ, người bệnh cần đến các Trung tâm y tế hoặc Bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.
Điều trị
Tốt nhất là đi khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được theo dõi và điều trị chu đáo. Nhất là cần xác định rõ bướu cổ có kèm theo các triệu chứng cường giáp hay thiểu năng giáp để điều trị kịp thời.
Điều trị bệnh tuyến giáp đơn thuần thể nhẹ thì dùng thuốc nhưng với trường hợp khi bướu cổ đã to, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, bướu cổ điều trị nội khoa thất bại, bướu cổ có chèn ép vào các cơ quan lân cận gây đau đầu, khó thở, khó nuốt... thì nên phẫu thuật.
Cách phòng chống
-Ăn muối I-ốt và một số thức ăn có nhiều I-ốt như hải sản, trứng, sữa,…; Không dùng kéo dài các thuốc, thức ăn ức chế hấp thu I - ốt, sản xuất hoóc-môn đã nêu trên.
Vì vậy phương pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh bướu cổ vẫn là: Bổ sung I-ốt vào thức ăn hàng ngày thông qua sử dụng muối I- ốt.