Khi bị bướu cổ nên ăn gì và kiêng ăn gì là thắc mắc của rất nhiều người, nhất là những ai đang gặp phải vấn đề này. Các chuyên gia khuyến cáo, ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị, người mắc bệnh bướu cổ nên tạo cho mình một thực đơn khoa học để cải thiện bệnh hiệu quả hơn. Vậy chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bị bướu cổ là như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.
Bướu cổ là gì?
Bướu cổ là sự mở rộng bất thường của tuyến giáp. Bướu cổ xuất hiện do sự sưng lên của toàn bộ tuyến giáp hoặc tồn tại các nhân bên trong, với triệu chứng chủ yếu là to tuyến giáp. Khi kích thước nhỏ, bệnh gần như không có dấu hiệu bất thường. Khi bướu cổ phát triển, bạn có thể thấy một cục u trên cổ.
Bướu cổ lớn có thể chèn ép vào đường hô hấp hoặc tĩnh mạch, gây ra các triệu chứng, bao gồm:
+ Ho hoặc nghẹn.
+ Mặt đỏ bừng, cổ bị sưng đỏ.
+ Giọng khàn.
+ Thở dốc.
+ Đau khi nuốt hoặc khó nuốt.
+ Khó thở khi nằm xuống.
>>> Xem thêm: Muốn trị bướu cổ đừng bỏ qua 7 thảo dược quý này
Nguyên nhân gây bướu cổ là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây bướu cổ, chúng bao gồm:
+ Thiếu i-ốt: Bướu cổ có thể xuất hiện do sự thiếu hụt i-ốt. Cơ thể không thể tự tạo i-ốt mà phải bổ sung thông qua thực phẩm, nước uống. Khi chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ i-ốt hàng ngày, bạn có thể bị bướu cổ. Theo nhiều nghiên cứu, những người sống ở đất liền hoặc tại vùng núi có tỉ lệ mắc bướu cổ cao hơn người sống vùng biển.
+ Bệnh Graves: Bệnh Graves kích hoạt cơ thể sản sinh ra một protein, còn gọi là kháng thể kích thích tuyến giáp. Protein này có cấu trúc tương tự TSH (hormone kích thích tuyến giáp – thyroid stimulating hormone), khiến tuyến giáp hiểu nhầm đó là TSH, dẫn đến tăng cường sản xuất hormone và tuyến giáp bị phì đại về kích thước.
+ Bệnh Hashimoto: Cũng giống như bệnh Graves, Hashimoto là một tình trạng rối loạn tự miễn. Trong bệnh hashimoto, cơ thể sinh ra kháng thể bất thường, nhận nhầm các tế bào của tuyến giáp là tác nhân ngoại lai và tấn công. Hậu quả là một số mô tuyến giáp bị phá hủy, dẫn đến suy giảm chức năng sản xuất hormone. Khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, tuyến yên sẽ tăng cường tiết TSH, khiến tuyến giáp bị phì đại, tăng sinh và cuối cùng dẫn đến bướu cổ.
Bị bướu cổ nên ăn gì?
Bệnh bướu cổ (sưng tuyến giáp) xuất hiện do tình trạng cơ thể bị thiếu i-ốt nghiêm trọng. Vì thế, người mắc có thể kết hợp sử dụng đơn thuốc của bác sĩ với chế độ ăn uống khoa học để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng này. Vậy khi bị bướu cổ nên ăn gì? Sau đây là một số thực phẩm người bị bướu cổ nên bổ sung:
Sữa chua, pho mát
Sữa chua và pho mát chính là loại thực phẩm mà những bệnh nhân bị bướu cổ nên bổ sung vào thực đơn, bởi chúng chứa nhiều vitamin và canxi. Không những vậy, nó còn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp người mắc có thể ăn uống ngon miệng hơn, tăng sức đề kháng chống lại bệnh.
Cá biển
Theo một số nghiên cứu gần đây, vitamin A giúp tổng hợp hormone ở tuyến giáp. Do vậy, việc cung cấp vitamin A từ cá rất tốt cho người bị bướu cổ, giúp hạn chế các tác nhân gây bệnh. Các loại cá biển béo và nhiều dầu như cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trích,… là nguồn vitamin A dồi dào, bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
Rau, củ, quả
Ngoài cá biển, vitamin A còn được cung cấp thông qua các loại rau củ quả có màu vàng và xanh đậm như: Cà rốt, bí đỏ, cà chua, rau diếp,… Đây luôn là nhóm thực phẩm có lợi cho tuyến giáp nói riêng và sức khỏe nói chung vì không chỉ giàu vitamin mà còn rất giàu chất xơ và ít chất béo.
Hải tảo (rong biển)
Có tác dụng nhuyễn kiên (làm mềm u rắn), tiêu đờm, lợi thủy, tiết nhiệt. Vậy nên, hải tảo giúp làm mềm khối u trong các trường hợp bướu cổ. Bên cạnh đó, trong thành phần của hải tảo còn chứa nhiều i-ốt giúp tăng cường miễn dịch, điều hòa hormone tuyến giáp, tăng cường sức khỏe tuyến giáp.
Bị bướu cổ kiêng ăn gì?
Các chuyên gia khuyến nghị, ngoài việc quan tâm khi bị bướu cổ nên ăn gì, bạn cũng cần chú ý đến những thực phẩm cần tránh nhằm ngăn ngừa tình trạng diễn tiến nặng thêm. Vậy câu hỏi đặt ra là: Người bị bướu cổ kiêng ăn gì thì tốt?
Rau họ cải
Các loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ, cải ngọt, cải xoăn, củ cải, cải, bắp cải có chứa hợp chất lưu huỳnh được gọi là glucosinolate. Khi hợp chất này bị phá vỡ sẽ sinh ra isothiocyanates. Isothiocyanates sẽ ngăn chặn sự hấp thụ i-ốt của cơ quan nội tiết này. Đặc biệt, trong bắp cải trắng còn chứa goitrin, một hợp chất gây bất lợi cho người bệnh bướu cổ.
Các loại hoa quả có chứa sắc tố
Một số loại hoa quả như: Cam, táo, lê, quýt, nho có chứa hợp chất flavon. Chất này khi đưa vào cơ thể sẽ bị vi khuẩn đường ruột phân giải thành axit ferulic và axit diglycerobenzoic, gây ức chế chức năng của tuyến giáp trạng, làm cho bệnh bướu cổ ngày càng nặng thêm.
Ngũ cốc
Một số loại ngũ cốc như: Khoai mì, hạt kê,… tồn tại những tác nhân gây bệnh bướu cổ như thiocynates (SCN), oxazolidinethiones,... khiến quá trình hấp thu i-ốt của cơ thể bị cản trở, ức chế hoạt động của tuyến giáp. Vậy nên bạn cần thận trọng khi lựa chọn loại thực phẩm này để tránh làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
>>> Xem thêm: Phẫu thuật tuyến giáp có thể gây biến chứng suy tuyến cận giáp