Bệnh tuyến giáp bao gồm bướu cổ, cường giáp, suy giáp, viêm tuyến giáp,… Các phương pháp điều trị bệnh tuyến giáp bao gồm điều trị bằng thuốc, phẫu thuật, xạ trị,… Phẫu thuật tuyến giáplà một phương pháp hay được sử dụng tuy nhiên thủ thuật này cũng hay gây ra các biến chứng, trong đó có suy tuyến cận giáp. Bài viết này sẽ tìm hiểu về biến chứng suy tuyến cận giáp sau mổ tuyến giáp.

Suy tuyến cận giáp: Một biến chứng của phẫu thuật tuyến giáp

Các biến chứng chủ yếu của phẫu thuật tuyến giáp bao gồm chảy máu, chấn thương dây thần kinh thanh quản, suy tuyến cận giáp, suy giáp, cơn bão tuyến giáp, và nhiễm trùng. Trong đó, biến chứng khá nghiêm trọng của mổ tuyến giáp có liên quan đến nguyên tố canxi đó chính là suy tuyến cận giáp.

Suy tuyến cận giáp có thể do chấn thương trực tiếp đến các tuyến cận giáp, sự bóc tách mạch máu của các tuyến, hoặc loại bỏ các tuyến trong quá trình phẫu thuật. Suy tuyến cận giáp sau mổ và kết quả là làm giảm nồng độ canxi máu có thể là vĩnh viễn hoặc thoáng qua. Hiện tượng hạ canxi máu sau khi cắt tuyến giáp thường không có triệu chứng lúc mới đầu trong hầu hết các trường hợp.

Đánh giá chức năng của tuyến cận giáp được thực hiện theo một trong các cách sau:

- Theo dõi nồng độ canxi bị ion hóa (hoặc canxi và albumin tổng)

- Đo nồng độ của hormone tuyến cận giáp PTH (Parathyroid Hormone) sau phẫu thuật.

Có một số cách điều trị biến chứng suy tuyến cận giáp như sau:

- Hạ canxi máu không triệu chứng trong giai đoạn hậu phẫu sớm không nên điều trị luôn bằng chế phẩm bổ sung canxi.

- Ở những bệnh nhân có triệu chứng, thay thế canxi bằng canxi gluconate tiêm truyền.

- Thông thường, bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng có thể được bắt đầu điều trị bằng canxi và vitamin D uống.

- Trong 1-2 tháng, cố gắng cho bệnh nhân dừng từ từ việc uống canxi hàng ngày lại.

- Sự phụ thuộc vào việc bổ sung canxi trong thời gian dài hơn 6 tháng thường cho thấy tình trạng suy tuyến cận giáp vĩnh viễn.

Sau phẫu thuật nên ăn gì và kiêng gì để hạn chế biến chứng

Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm của cường giáp và suy giáp, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Người bệnh lưu ý ăn bổ sung và hạn chế các loại thực phẩm sau:

  • Bổ sung các thực phẩm có chứa iod trong tự nhiên ở mức độ phù hợp như rong biển, hải sản, pho mai,...
  • Ăn nhiều các loại rau củ quả tươi chứa nhiều chất xơ và vitamin giúp tăng cường miễn dịch, điều hòa nội tiết tố.
  • Ăn đủ bữa, đủ chất dinh dưỡng kèm theo uống đủ nước.
  • Hạn chế các loại rau cải xanh, các loại chất kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đường, nội tạng động vật,...
  • Người bệnh có thể bổ sung các sản phẩm hỗ trợ chức năng tuyến giáp có thành phần chính là hải tảo, bán biên liên, khổ sâm nam, lá neem, ba chạc,... Thành phần hải tảo có tác dụng kháng viêm, tiêu u, giảm bướu và điều hòa miễn dịch, khi kết hợp với các thảo dược quý như: Khổ sâm, bán biên liên, lá neem,... sẽ mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao (theo nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2012). Hiện nay, trên thị trường có các sản phẩm điều chế dưới dạng viên tiện lợi, thích hợp cho người bệnh cường giáp và suy giáp.

Hai-tao-(rong-bien)-rat-tot-cho-nguoi-benh-tuyen-giap.webp

Hải tảo (rong biển) rất tốt cho người bệnh tuyến giáp

Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đọc có thể hiểu rõ biến chứng suy tuyến cận giáp sau mổ tuyến giáp.