So với các căn bệnh ung thư khác, ung thư tuyến giáp chỉ chiếm 1-2%. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp cao. Tuy nhiên ung thư tuyến giáp không quá lo ngại nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, vì tỷ lệ sống trên 5 năm của các bệnh nhân rất cao gần như là 100%. Để hiểu rõ hơn về ung thư tuyến giáp và cách điều trị bệnh mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Thế nào là ung thư tuyến giáp?

Tuyến giáp là một cơ quan nội tiết của cơ thể có hình cánh bướm nhỏ, nằm ở giữa cổ. Tuyến giáp có vai trò sản xuất ra các hormone giúp các cơ quan như não, tim luôn ở trạng thái ổn định và điều hòa thân nhiệt, sử dụng năng lượng. Ung thư tuyến giáp là sự nhân lên bất thường của các tế bào bên trong tuyến giáp. Nếu phát hiện sớm, ung thư tuyến giáp có thể điều trị khỏi.

Hình ảnh tuyến giáp bình thường và có khối u ác tính 


Hình ảnh tuyến giáp bình thường và có khối u ác tính 

Có mấy loại ung thư tuyến giáp? 

Phân loại ung thư tuyến giáp dựa vào các loại tế bào được tìm thấy trong khối u. Việc phân loại ung thư tuyến giáp giúp bác sĩ xác định phương pháp điều trị và tiên lượng của bệnh. Ung thư tuyến giáp được chia thành các loại sau:

  • Ung thư tuyến giáp thể nhú: Là loại thường gặp nhất (chiếm 70-80%). Ung thư tuyến giáp thể nhú phát sinh từ các tế bào nang - nơi sản xuất và dự trữ hormon tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng thường gặp ở những người từ 30 đến 50 tuổi.
  • Ung thư tuyến giáp thể nang: Chiếm 10-15% số người mắc bệnh, cũng phát sinh từ các tế bào nang của tuyến giáp nhưng có tốc độ tiến triển nhanh hơn so với ung thư tuyến giáp thể nhú và thường gặp ở những người trên 50 tuổi.
  • Ung thư tuyến giáp thể tủy: Chỉ chiếm khoảng 5-10% ( rất ít gặp). Ung thư tuyến giáp thể tủy bắt đầu trong các tế bào C của tuyến giáp và sản xuất ra hormon calcitonin. Nồng độ calcitonin trong máu tăng cao là một trong những dấu hiệu của ung thư tuyến giáp thể tủy ở giai đoạn rất sớm. Loại ung thư này thường liên quan đến di truyền.
  • Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa: Hiếm gặp, chỉ chiếm tỷ lệ dưới 2%, bắt đầu từ các tế bào nang. Nó phát triển nhanh, rất khó điều trị và thường gặp ở người 60 tuổi trở lên.

Người trên 60 tuổi dễ gặp phải ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa

Người trên 60 tuổi dễ gặp phải ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa

Những nguyên nhân dẫn đến ung thư tuyến giáp

Hiện nay, chưa xác định được rõ nguyên nhân dẫn đến ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ dẫn làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư tuyến giáp như: Rối loạn hệ miễn dịch, nhiễm phóng xạ, di truyền,.... Cụ thể:

  • Rối loạn hệ miễn dịch: Bình thường hệ miễn dịch giúp kiểm soát sự sinh ra và chết đi của tế bào. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn, các tế bào mới sẽ được sinh ra trong khi tế bào già, lỗi không chết đi mà tăng sinh bất thường gây hình thành khối u tuyến giáp.
  • Nhiễm phóng xạ: Khi dùng tia phóng xạ để điều trị bệnh hoặc ăn uống phải những thực phẩm, chất có chứa tia phóng xạ.
  • Di truyền: Nếu có bố mẹ hoặc người thân mắc ung thư tuyến giáp thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
  • Tuổi tác, giới tính: Đa số các bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp đều nằm trong độ tuổi từ 30-50 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh của phụ nữ cao hơn so với nam giới. Do trong quá trình mang thai, sự thay đổi hormon ở phụ nữ đã kích thích hình thành bướu giáp, hạch tuyến giáp.
  • Mắc các bệnh tuyến giáp: Những người mắc các bệnh tuyến giáp như: Basedow, viêm tuyến giáp, u tuyến giáp lành tính,... có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp cao hơn so với người khỏe mạnh.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Bệnh nhân được chỉ định dùng i-ốt phóng xạ để điều trị các bệnh về tuyến giáp cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
  • Thiếu I-ốt: I-ốt là nguyên liệu cần thiết để các nang giáp sản xuất hormone tuyến giáp. Do vậy khi bị thiếu i-ốt người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến giáp thể nang.
  • Thừa cân hoặc béo phì: Những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn.
  • Các yếu tố nguy cơ khác: Người thường xuyên uống rượu, bia, hút thuốc lá,... sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến giáp.

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp

Triệu chứng ung thư tuyến giáp là gì?

Đối với bất kỳ bệnh lý nào, việc phát hiện sớm đều rất có ý nghĩa trong điều trị và ung thư tuyến giáp cũng vậy. Phát hiện sớm ung thư tuyến giáp sẽ giúp ích cho việc điều trị kịp thời và tỷ lệ khỏi bệnh hoàn toàn cao hơn. Vậy ung thư tuyến giáp có những dấu hiệu gì để nhận biết?
- Đối với bệnh ung thư tuyến giáp, ở giai đoạn sớm thường không có bất kỳ triệu chứng gì điển hình. Ở giai đoạn này, bạn có thể phát hiện ra bệnh trong những lần khám sức khỏe định kỳ.
- Khi các tế bào ung thư tuyến giáp phát triển, bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Xuất hiện khối u ở cổ: Đây là triệu chứng chính của ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, khi xuất hiện khối u ở cổ chưa hẳn đã là ung thư tuyến giáp mà có thể do nhiều nguyên nhân khác ít nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như tuyến giáp phì đại (bướu cổ). Chỉ có khoảng 1 trong 20 khối u ở cổ là ung thư. Mặc dù vậy khi xuất hiện khối u ở cổ vẫn nên đi khám để biết rõ về tình trạng sức khỏe của mình.
  • Một khối u ở cổ có nhiều khả năng là ung thư tuyến giáp nếu:  U cứng, không di chuyển dễ dàng dưới da (có thể di động theo nhịp nuốt) và lớn dần theo thời gian.
  • Khàn tiếng: Người bệnh gặp phải tình trạng khàn tiếng không rõ nguyên nhân. Tình trạng này có thể kéo dài lên đến vài tuần mà không thuyên giảm. Nguyên nhân có thể là do kích thước khối u lớn gây chèn ép thành quản khiến giọng của người bệnh không còn được trong trẻo như trước.
  • Có cảm giác vướng khi nuốt: Khối u ác tính lớn có thể chèn ép lên thực quản khiến người bệnh nuốt vướng. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và sinh hoạt người mắc
  • Khó thở: Nếu khối u xâm lấn vào khí quản bạn có thể có triệu chứng khó thở.
  • Màu sắc da vùng cổ bị thay đổi: Da vùng cổ của người mắc ung thư tuyến giáp có thể bị thâm nhiễm, lở loét, chảy máu.

Các phương pháp để chẩn đoán ung thư tuyến giáp?

Ngoài triệu chứng lâm sàng, để chẩn đoán một cách chính xác có phải bạn đã mắc ung thư tuyến giáp hay không cần dựa vào các xét nghiệm. Cụ thể:

  • Xét nghiệm máu: Phương pháp này giúp kiểm tra nồng độ các hormon của tuyến giáp và phân biệt một số loại ung thư. Chẳng hạn định lượng nồng độ calcitonin trong máu cao giúp bác sĩ chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể tủy. Để phân biệt giữa ung thư tuyến giáp với bệnh bướu cổ thì định lượng nồng độ T3 và TSH.
  • Siêu âm màu tuyến giáp: Số lượng “hạt giáp” và hạch ở cổ sẽ được phát hiện nhờ vào siêu âm màu. Nếu phát hiện ra hạt giáp thì rất có thể người bệnh đã mắc ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên trong chẩn đoán phân biệt giữa lành tính và ác tính thì độ tin cậy của siêu âm màu không cao.
  • Sinh thiết: Phương pháp này dùng để xác định khối u trong tuyến giáp có phải ung thư hay không.
  • Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ: Phương pháp chọc hút tế bào bằng kim nhỏ giúp phân biệt các nhân giáp lành tính và ác tính với độ chính xác lên tới 95%. Một số tế bào và dịch trong nhân ở tuyến giáp sẽ được lấy ra bằng cách dùng kim rất nhỏ chọc vào tuyến giáp. Sau đó các tế bào này sẽ được đem soi dưới kính hiển vi để xác định xem có tế bào ung thư không. Phương pháp này thường được áp dụng đối với người bệnh có kích thước nhân giáp từ 1cm trở lên hoặc trên hình ảnh xạ hình hoặc siêu âm tuyến giáp có các nhân giáp bất thường.
  • Các xét nghiệm khác: Chụp CT, quét MRI - giúp kiểm tra xem ung thư đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể chưa.

Siêu âm là một trong những phương pháp để chẩn đoán ung thư tuyến giáp

Siêu âm là một trong những phương pháp để chẩn đoán ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của ung thư tuyến giáp có liên quan mật thiết đến thời gian phát hiện được bệnh và loại ung thư tuyến giáp mắc phải. Theo các bác sĩ, ung thư tuyến giáp càng phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa khỏi càng cao.

Trên thực tế, ung thư thể nhú và thể nang là 2 loại phổ biến và có tỷ lệ chữa khỏi hơn 98% nếu chúng được phát hiện và điều trị ở giai đoạn đầu. Càng được chẩn đoán sớm thì khả năng ung thư di căn ra ngoài tuyến giáp (ung thư tuyến giáp di căn) càng ít và dễ điều trị. Ngược lại nếu như bệnh phát hiện muộn thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. 

Ngoài việc chữa khỏi nhiều người còn băn khoăn: Ung thư tuyến giáp sống được bao lâu? Theo các chuyên gia: Tiên lượng về tỷ lệ sống sau 5 năm và sau 10 năm của các loại ung thư tuyến giáp cũng khác nhau và cụ thể như sau:

  • Tỷ lệ sống sau 5 năm là 95% và sau 10 năm là 90% đối với ung thư tuyến giáp thể nhú.
  • Tỷ lệ sống sau 5 năm là 90% và sau 10 năm là 70% đối với ung thư tuyến giáp thể nang.
  • Tỷ lệ sống sau 5 năm là 90% và 10 năm là 86% đối với ung thư tuyến giáp thể tủy.
  • Đối với ung thư thể không biệt hóa tiên lượng thường xấu, cơ hội phẫu thuật triệt căn ít, tỷ lệ sống trung bình là dưới 1 năm.
  • Ung thư tuyến giáp tái phát: Ung thư tuyến giáp vẫn có thể tái phát, ngay cả khi đã cắt bỏ tuyến giáp. Nguy cơ bệnh tái phát có thể gặp ở người lớn tuổi, có bướu to và phẫu thuật lần đầu không triệt để. Đây chính là câu trả lời cho thắc mắc: “Ung thư tuyến giáp có tái phát không?”. Ung thư tuyến giáp tái phát có thể điều trị được. Vì vậy, vẫn cần khám định kỳ để biết tình trạng sức khỏe của mình.

Ung thư tuyến giáp có thể tái phát sau điều trị 
Ung thư tuyến giáp có thể tái phát sau điều trị 

Phòng ngừa bệnh ung thư tuyến giáp như thế nào?

Phòng ngừa ung thư tuyến giáp là ngăn chặn các yếu tố nguy cơ gây bệnh.

  • Hạn chế tối đa về việc tiếp xúc với các chất, tia phóng xạ.
  • Cần đến gặp bác sĩ để thăm khám nếu cảm thấy: Mệt mỏi không rõ nguyên nhân, tăng cân đột ngột, khàn tiếng, đau họng bất thường …
  • Nếu bạn là người có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến giáp (có người thân đã hoặc đang bị mắc ung thư tuyến giáp) cần khám sức khỏe định kỳ. Bên cạnh đó, bạn có thể tự kiểm tra vùng cổ thường xuyên để kịp thời phát hiện các khối u bất thường để được điều trị sớm.
  • Ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý. Kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân, béo phì.

Ung thư tuyến giáp điều trị như thế nào?

Điều trị bệnh phụ thuộc vào loại ung thư tuyến giáp mắc phải và các yếu tố khác như là tuổi, tình trạng sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là các lựa chọn điều trị ung thư tuyến giáp.

  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị đầu tay đối với hầu hết các loại ung thư tuyến giáp. Phẫu thuật tuyến giáp có thể là cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp điều này phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh. Đa số sau vài ngày phẫu thuật tuyến giáp là người bệnh đã hồi phục dần và có thể xuất viện nghỉ ngơi tại nhà vài tuần. Sau mổ tuyến giáp, vùng cổ của người bệnh có thể xuất hiện sẹo nhỏ.
  • Điều trị bằng i-ốt phóng xạ: Phương pháp này thường được khuyến cáo sau khi điều trị phẫu thuật. Bởi dùng i-ốt phóng xạ sau phẫu thuật sẽ giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại từ đó giúp giảm nguy cơ tái phát.
  • Trước khi điều trị bằng i-ốt phóng xạ nên giảm lượng i-ốt trong chế độ ăn của mình từ 1-2 tuần. Nên tránh tất cả hải sản, hạn chế các sản phẩm từ sữa, tránh các thuốc có chứa i-ốt, ăn nhiều thịt tươi, trái cây tươi và rau quả. Phương pháp này không được khuyến cáo cho phụ nữ có thai. Phụ nữ nên tránh mang thai ít nhất 6 tháng sau điều trị và nam giới cũng nên tránh có con ít nhất 4 tháng sau điều trị. Phụ nữ đang cho con bú nên nói với bác sĩ để nhận được lời khuyên. Khi điều trị bằng i-ốt phóng xạ có thể gặp một số tác dụng phụ như là khô miệng, viêm mắt, thay đổi vị giác hoặc khứu giác, mệt mỏi.
  • Liệu pháp hormon tuyến giáp: Phương pháp này thường được chỉ định sau khi phẫu thuật tuyến giáp . Bởi sau phẫu thuật tuyến giáp người bệnh có nguy cơ bị suy giáp, phải dùng hormon thay thế cả đời. Khi sử dụng quá nhiều thuốc hormon tuyến giáp sẽ gặp phải các triệu chứng: Tăng nhịp tim, giảm cân, tức ngực, chuột rút. Còn khi chưa đủ liều hormon tuyến giáp, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng: Tăng cân, mệt mỏi, da và tóc khô. Vì vậy, trong quá trình điều trị bằng hormon tuyến giáp, nếu gặp bất kỳ triệu chứng gì thì nên báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng phù hợp.
  • Xạ trị từ bên ngoài: Sử dụng các chùm năng lượng cao như tia X hoặc proton để tiêu diệt tế bào ung thư. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi xạ trị như là mệt mỏi, khô miệng, đau khi nuốt,...
  • Hóa trị liệu: Sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư tuy nhiên sẽ tiêu diệt cả tế bào lành. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải đó là rụng tóc, lở miệng, ăn mất ngon, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, tăng khả năng nhiễm trùng, mệt mỏi.
  • Điều trị đích: Điều trị đích là dùng các thuốc chỉ tác động đến tế bào ung thư, không tác động đến các tế bào lành tính khác. Thuốc điều trị đích thường được khuyến cáo nếu ung thư tuyến giáp đã di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể và không đáp ứng với điều trị bằng i-ốt phóng xạ.

Dieu-tri-dich-ung-thu-tuyen-giap-giup-thu-nho-kich-thuoc-khoi-u

Điều trị đích ung thư tuyến giáp giúp thu nhỏ kích thước khối u

Song song với các phương pháp điều trị tây y, hiện nay nhiều người có xu hướng sử dụng thảo dược vì tính an toàn và  hiệu quả. Theo y học cổ truyền, hải tảo có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu u, giảm bướu. Ngày nay, dưới ánh sáng khoa học, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng, trong hải tảo chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng, có tác dụng rất tốt cho người mắc ung thư tuyến giáp. Người ta thấy rằng khi kết hợp hải tảo cùng các thảo dược khác như: Lá neem, khổ sâm nam, bán biên liên,... thì hiệu quả giảm kích thước khối u bướu sẽ tăng lên nhiều lần. Hiện nay, các thành phần này đã được bào chế thành viên uống tiện lợi, do vậy người bệnh có mua và sử dụng.

Sau khi kết thúc điều trị bạn nên làm gì?

Như đã trình bày ở trên, ung thư tuyến giáp có thể tái lại. Do đó, sau khi điều trị xong trong 2 năm đầu bạn nên đi khám với tần suất 3 tháng/lần. Trong những năm tiếp theo thì khám với tần suất 1 năm/lần.
Ngoài ra, việc nắm rõ các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tuyến giáp cũng giúp ích cho việc theo dõi ung thư tuyến giáp tái phát. Nếu gặp phải những triệu chứng đó, rất có thể bệnh đã tái phát và bạn cần đến gặp bác sĩ để được điều trị bằng phương pháp thích hợp.

Phát hiện sớm ung thư tuyến giáp có ý nghĩa rất lớn trong quá trình điều trị. Vì vậy, việc khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là ở những người có nguy cơ cao rất quan trọng. Ung thư tuyến giáp có tỷ lệ chữa khỏi và tiên lượng sống cao nếu người bệnh đi khám sớm và tuân thủ điều trị.

Nếu còn thắc mắc về bệnh ung thư tuyến giáp, bạn hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp nhanh nhất.