U tuyến giáp có nên ăn đậu phụ không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi bên cạnh phác đồ điều trị, để cải thiện bệnh hiệu quả, người mắc cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các vấn đề liên quan đến bệnh u tuyến giáp và trả lời thắc mắc trên, mời bạn đọc cùng theo dõi.

U tuyến giáp là gì?

Để trả lời cho câu hỏi: “U tuyến giáp có nên ăn đậu phụ không?” thì trước tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bệnh này.

U tuyến giáp là bệnh phổ biến hiện nay và có xu hướng ngày càng gia tăng. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường diễn biến âm thầm, triệu chứng mờ nhạt. Một số dấu hiệu có thể gặp đó là:

- Nuốt vướng.

- Đau tức vùng cổ.

- Xuất hiện khối bướu ở cổ.

Theo thống kê, nữ giới là đối tượng có nguy cơ mắc u tuyến giáp cao hơn nam giới (5 nữ/1 nam). U tuyến giáp được chia làm 2 loại đó là: U tuyến giáp lành tính và u tuyến giáp ác tính (còn gọi là ung thư tuyến giáp). Hầu hết u tuyến giáp là lành tính, chỉ có 5% là ác tính (ung thư tuyến giáp).

Nguyên nhân gây u tuyến giáp

Có rất nhiều nguyên nhân gây u tuyến giáp như:

- Di truyền.

- Do nhiễm phóng xạ.

- Do thiếu iod.

- Do tuổi tác, thay đổi hormone.

- Do có tiền sử mắc các bệnh tuyến giáp như: Basedow, suy giáp,...

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, nguyên nhân chính gây u tuyến giáp là do sự suy yếu, rối loạn hệ miễn dịch. Bình thường, mỗi giây trong cơ thể đều có những tế bào mới được sinh ra và các tế bào già, lỗi, tế bào lạ bị chết đi – đây là quá trình chết tế bào theo chương trình apoptosis. Tuy nhiên, khi chúng ta tiếp xúc với những tác nhân sinh u tuyến giáp như: Viêm nhiễm kéo dài, hóa chất, thực phẩm độc hại, ô nhiễm môi trường, bức xạ hạt nhân,… thì quá trình này sẽ bị rối loạn, cơ thể sẽ mất đi sự cân bằng giữa gốc tự do và chất chống oxy hóa, khiến tế bào bị tổn thương, mất năng lượng tế bào. Để đảm bảo các tế bào liên kết với nhau thì cần hệ thống thông tin giữa các tế bào. Những tế bào già, lỗi, tế bào lạ xuất hiện sẽ bị hệ miễn dịch đến tiêu diệt. Nhưng nếu những tác nhân trên khiến các tế bào bị mất năng lượng, mất thông tin liên lạc với nhau, sẽ khiến việc truyền thông tin về những tế bào già, lỗi, tế bào lạ không thể thực hiện, và những tế bào này không bị tiêu diệt. Khi cơ thể chỉ có tế bào sinh ra mà không có tế bào chết đi, người ta gọi là quá trình tăng sinh tế bào. Sự tăng sinh tế bào không được kiểm soát sẽ dẫn đến dị sản và loạn sản tế bào, hình thành tế bào tiền u bướu.

U tuyến giáp có nên ăn đậu nành không?

Để thu nhỏ khối u tuyến giáp, cải thiện triệu chứng của bệnh, người mắc cần có chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý. Hiện nay, nhiều người cho rằng, bị u tuyến giáp thì nên kiêng ăn đậu nành. Vậy thực hư của vấn đề này ra sao? Liệu người bị u tuyến giáp có cần kiêng tuyệt đối đậu nành không?

Theo các chuyên gia, đậu nành hay còn gọi là đỗ tương. Đây là thực phẩm giàu protein, được chế biến thành nhiều món ăn trong thực đơn của người Việt. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, đậu nành chứa isoflavone - một chất có tác dụng ức chế hoạt động của enzym giúp tổng hợp nên hormone tuyến giáp. Hậu quả là làm tăng nguy cơ mắc suy giáp cho người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra khi bệnh nhân dùng một lượng lớn đậu nành trong thời gian kéo dài, liên tục. Mặt khác, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, trên những người có tuyến giáp bình thường thì isoflavones không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hormone T3, T4.

Như vậy, người bị u tuyến giáp nên cân nhắc trước khi sử dụng những chế phẩm từ đậu nành. Và tốt nhất chỉ nên bổ sung một lượng nhỏ trong chế độ dinh dưỡng.