Bệnh thận mãn tính là một vấn đề sức khỏe rất phổ biến ở ở các nước và thường xuyên nhất là hậu quả của các bệnh mãn tính, đặc biệt là bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp. Và nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh thận là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh cường tuyến cận giáp thứ phát. Việc điều trị và kiểm soát bệnh cường tuyến cận giáp phải điều trị từ bệnh suy thận mạn.
Thông thường, việc cân bằng hoạt động tốt. Khi nồng độ canxi trong máu giảm quá thấp, tuyến cận giáp tiết ra hoóc-môn đủ để khôi phục lại sự cân bằng. Hoóc-môn tuyến cận giáp làm tăng nồng độ canxi bằng cách giải phóng canxi từ xương và tăng lượng hấp thụ canxi từ ruột non. Khi canxi máu quá cao, các tuyến cận giáp sản xuất hoóc-môn ít hơn. Nhưng đôi khi một hoặc nhiều tuyến này sản xuất ra hoóc-môn quá mức, dẫn đến nồng độ canxi cao bất thường (chứng tăng canxi huyết) và giảm nồng độ của phospho trong máu.
Canxi được biết đến với vai trò giữ cho răng và xương khỏe mạnh. Tuy nhiên, canxi còn có nhiều chức năng khác. Nó hỗ trợ trong việc truyền tín hiệu trong tế bào thần kinh và nó liên quan đến việc co cơ. Phospho là một khoáng chất hoạt động kết hợp với canxi trong các khu vực này.
Rối loạn này thường được chia thành hai loại dựa vào nguyên nhân. Cường cận giáp có thể xảy ra do vấn đề ở tuyến cận giáp (tiên phát) hoặc vì một bệnh ảnh hưởng đến chức năng của tuyến (thứ phát).
- Cường cận giáp tiên phát: Cường cận giáp xảy ra do vấn đề ở một hoặc nhiều tuyến cận giáp:
+ U tuyến là nguyên nhân phổ biến nhất.
+ Tăng sản của hai hoặc nhiều tuyến cận giáp.
+ Khối ung thư là một nguyên nhân hiếm gặp của cường cận giáp tiên phát.
Cường cận giáp tiên phát thường xảy ra ngẫu nhiên, nhưng cũng có thể do gen.
- Cường cận giáp thứ phát: Cường cận giáp thứ phát là hậu quả của một bệnh làm giảm nồng độ canxi. Do đó, tuyến cận giáp làm việc quá sức để bù đắp cho việc mất canxi. Yếu tố có thể góp phần vào cường cận giáp thứ phát bao gồm:
+ Thiếu hụt canxi nghiêm trọng: Cơ thể có thể không nhận đủ canxi từ chế độ ăn uống, thường là do hệ tiêu hóa không hấp thụ canxi.
+ Thiếu vitamin D trầm trọng: Vitamin D giúp duy trì nồng độ thích hợp của canxi trong máu, và nó giúp hệ tiêu hóa hấp thụ canxi từ thức ăn. Cơ thể sản xuất ra vitamin D khi da được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và hấp thu vitamin D trong thực phẩm. Nếu không có đủ vitamin D, mức độ canxi có thể giảm.
+ Suy thận mạn: Thận chuyển đổi vitamin D thành một dạng mà cơ thể có thể sử dụng. Suy thận mạn tính là nguyên nhân phổ biến nhất của cường cận giáp thứ phát.
Điều trị cường cận giáp thứ phát
Trong những trường hợp cường cận giáp thứ phát, mục tiêu đầu tiên là điều trị bệnh gốc. Suy thận mãn là nguyên nhân thường gặp nhất gây cường cận giáp thứ phát. Thận bị tổn thương không thể chuyển đổi vitamin D thành dạng hoạt động được, do đó bệnh nhân phải dùng một dạng vitamin D hoạt động để giảm bớt lượng PTH. Sau nhiều năm điều trị, vitamin D có thể mất hiệu quả ở một số bệnh nhân, và do đó, lượng calcium và phosphor sẽ tích luỹ rất cao. Thuốc cinacalcet (Sensipar) có thể làm giảm lượng PTH, và giảm khả năng xảy ra hiện tượng kể trên.
Các phương thức sau đây có thể giúp đề phòng biến chứng của cường tuyến cận giáp:
- Uống nhiều nước. Sẽ giúp phòng chống sỏi thận.
- Vận động. Đây là cách tốt nhất để giúp xương chắc khoẻ và phòng chống loãng xương. Cố gắng phối hợp tập sức lực với tập chịu đựng trọng lượng. Tập sức lực sẽ giúp cơ xương ở 2 tay và phần cột sống trên khoẻ mạnh. Tập chịu đựng trọng lượng— như đi bộ, đi rảo bước (jogging), chạy, leo cầu thang, nhảy dây, trượt tuyết — chủ yếu tác động vào các xương ở chân, hông và phần cột sống thấp. Nên chú ý tập với cường độ tăng dần. Khi đã thích nghi, nên cố gắng duy trì tập luyện đủ 30 phút mỗi ngày.
- Dùng đầy đủ lượng vitamin D cần thiết. Trước 50 tuổi, dùng ít nhất 200 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày. Sau 50 tuổi, lượng vitamin D sử dụng cần tăng lên từ 400 đến 800 IU mỗi ngày.
- Không hút thuốc. Hút thuốc làm gia tăng loãng xương và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác.
- Cảnh giác với những tình huống có thể làm tăng calcium máu. Rối loạn tiêu hoá kèm ói và tiêu chảy có thể làm tăng calcium máu. Nên đi khám bệnh sớm để phát hiện kịp thời.