Bị u tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý sẽ giúp tăng cường chức năng tuyến giáp, ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì đừng bỏ lỡ thông tin hữu ích có trong nội dung bài viết dưới đây. Xem ngay!

Tìm hiểu về căn bệnh u tuyến giáp

U tuyến giáp là hiện tượng có một khối mô hay nhiều tế bào tập trung riêng biệt trong lòng tuyến giáp, làm thay đổi về cấu trúc và chức năng của cơ quan nội tiết này. U tuyến giáp có thể là lành tính hoặc ác tính (ung thư tuyến giáp). Trong đó, u ác tính chỉ chiếm 4 - 7% trong tổng số trường hợp mắc bệnh.

- U tuyến giáp lành tính: Là trường hợp các u phát triển từ lớp tế bào lót ở mặt trong tuyến giáp, khối này đảm nhiệm chức năng như một cái nôi tạo hormone. Nếu tuyến giáp sản sinh ra quá nhiều hormone có thể gây ra cường giáp (u cường giáp), nhưng nếu quá ít sẽ dẫn đến nhược giáp (u nhược giáp). Tuy nhiên, trường hợp khối u gây nhược giáp thường hiếm gặp hơn.

- U tuyến giáp ác tính: U tuyến giáp ác tính còn được gọi với cái tên quen thuộc là ung thư tuyến giáp. Căn bệnh này dường như không còn xa lạ với nhiều người. Chuyên gia nội tiết cho biết, so với các loại ung thư khác thì ung thư tuyến giáp được xếp vào danh sách “các loại ung thư dễ chịu nhất”. Bởi tỷ lệ tử vong thấp và có thể chữa khỏi nếu như được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Nguyên nhân gây u tuyến giáp

Có rất nhiều yếu tố hình thành u tuyến giáp, bao gồm:

- Yếu tố di truyền: Bản thân hoặc thành viên trong gia đình từng mắc u tuyến giáp.

- Giới tính, tuổi tác: Người sống trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tuyến giáp thì nguy cơ bị u tuyến giáp sẽ cao hơn so với những người bình thường.

- Do thiếu hụt iod trong khẩu phần ăn hàng ngày: Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây bệnh. Nếu tuyến giáp không nhận được đầy đủ hàm lượng iod sẽ dẫn đến giảm bài tiết hormone T3, T4, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình trao đổi chất và điều hòa năng lượng. Vì nguyên nhân này, tuyến giáp phải tăng thêm kích thích để sản xuất hormone, dẫn đến tình trạng sưng to, tạo nên bướu ở cổ.

- Do môi trường: Những người từng tiếp xúc với bức xạ do tình cờ bị phơi nhiễm hoặc do điều trị chiếu xạ vùng cổ,… có nguy cơ mắc u tuyến giáp cao hơn bình thường. Trẻ em dưới 4 tuổi là đối tượng nhạy cảm nhất với tia phóng xạ.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này, trong đó phổ biến nhất là do sự rối loạn của hệ miễn dịch. Nói chung, một khối u tăng sinh là kết quả từ sự phát triển bất thường của mô, tế bào. Thông thường, sự tăng trưởng và phân chia tế bào được điều hòa bằng cách: Các tế bào già, lỗi và mất chức năng sẽ tự chết đi theo chu trình. Sau đó, các tế bào mới và khỏe mạnh được sinh ra để thay thế những tế bào đã chết. Trong bệnh u tuyến giáp, khối u xuất hiện khi hệ miễn dịch bị rối loạn, khiến cho các tế bào già, lỗi không chết đi, trong khi các tế bào mới được sinh ra liên tục gây mất cân bằng.

Bị u tuyến giáp nên ăn gì để cơ thể nhanh hồi phục?

Bị u tuyến giáp nên ăn gì là thắc mắc của không ít người, bởi chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người mắc cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho người mắc u tuyến giáp mà bạn có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn hàng ngày:

Thực phẩm giàu omega - 3

Sử dụng những loại hải sản như: Cá hồi, cá cơm, cá tuyết, tôm, mực,… cung cấp nguồn dưỡng chất dồi dào như: Omega - 3, kẽm, selen, vitamin B,… giúp tăng cường chức năng tuyến giáp. Bạn nên duy trì chế độ ăn cá đều đặn khoảng 3 lần/tuần để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Các loại hạt

Các loại hạt như: Hạnh nhân, hạt điều, óc chó,… không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn rất tốt cho người bị u tuyến giáp. Bởi chúng cung cấp nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe như: Vitamin E, omega - 3, magie, protein thực vật, đồng, kẽm,… Đây là những khoáng chất cần thiết để hồi phục dần chức năng của tuyến giáp và cải thiện tình trạng bệnh.

Trái cây tươi

Các loại trái cây tươi cung cấp nhiều nước, chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Đặc biệt, hoa quả chứa nhiều vitamin A, C, E có khả năng chống oxy hóa cao, giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tật, trong đó có u tuyến giáp. Vì vậy, mỗi ngày, bạn nên bổ sung các loại quả như: Cam, bưởi, dưa ruột vàng, táo, bơ, dừa,... vào bữa phụ hoặc dùng làm món tráng miệng.

Rau xanh

Các loại rau xanh như: Rau bina, rau ngót, rau diếp cá,... là những thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của người mắc u tuyến giáp. Bởi chúng chứa hàm lượng lớn chất xơ có tác dụng tăng cường tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu các vitamin và khoáng chất khác tốt hơn.

Người mắc u tuyến giáp có thể ăn được hầu hết các loại rau, trừ các loại rau họ cải như: Cải bắp, cải dưa, bông cải xanh,... bởi chúng chứa isothiocyanate gây ức chế hấp thu iod trong cơ thể.

Bị u tuyến giáp không nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì người mắc u tuyến giáp cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tránh xa một số thực phẩm để quá trình điều trị bệnh được hiệu quả.

Đậu nành

Nếu mắc u tuyến giáp, bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm chế biến từ đậu nành như: Sữa đậu nành, đậu phụ,… vì chúng có thể gây cản trở khả năng tạo hormone của tuyến giáp.

Caffeine

Caffeine đi vào cơ thể dễ gây ra những triệu chứng khó chịu như: Nôn, cồn cào, sốt ruột, ù tai, chân run,… do chúng tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa, khiến cơ thể trở nên yếu hơn và không hấp thu được tối đa tác dụng của thuốc điều trị u tuyến giáp. Vì vậy, người mắc u tuyến giáp nên hạn chế thực phẩm chứa caffeine.