Có thể các bạn sẽ thấy lưỡi và tuyến giáp không liên quan đến nhau. Tuy nhiên lưỡi là một bộ phận chịu tác động bới các thay đổi nội tiết cũng như các rối loạn trong bệnh tuyến giáp nhất. Hình thái lưỡi có thể cho ta thấy một phần tình trạng bệnh tuyến giáp của mình.

Tuyến giáp có vai trò sản sinh hormon tuyến giáp, điều khiển nhiều hoạt động trong cơ thể, bao gồm tốc độ tiêu thụ calo và nhịp tim. Bệnh tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp sản xuất ra quá nhiều hoặc quá ít hormon tuyến. Tùy thuộc vào lượng hormon mà tuyến giáp của bạn gây ra, có thể bạn thường cảm thấy bồn chồn hoặc mệt mỏi, hoặc bạn có thể bị mất cân hoặc tăng cân. Phụ nữ thường có nguy cơ bị bệnh tuyến giáp, đặc biệt là ngay sau khi mang thai và sau khi mãn kinh. Ngoài các triệu chứng thường gặp trên tim mạch, chuyển hóa, thân nhiệt, vận động và thần kinh thì các thay đổi ở lưỡi cũng là một dấu hiệu để cảnh báo bệnh lý tuyến giáp mà chúng ta cần phải chú ý.

Lưỡi màu đỏ, tăng kích thước có thể tuyến giáp suy yếu

Nếu lưỡi có màu đỏ hoặc lực lưỡng thường cho thấy sự thiếu hụt vitamin, đặc biệt là vitamin B và axit folic, các vi chất khác như kẽm, sắt, selen. Tình trạng này cho thấy bạn đang bị kém hấp thu do bệnh đường tiêu hóa hoặc là dấu hiệu của tình trạng tuyến giáp suy yếu.

Lưỡi có vết rạn nứt dấu hiệu viêm tuyến giáp Hashimoto tiến triển

Lưỡi xuất hiện các vệt nứt, trông giống dạng bản đồ là dấu hiệu có một số thực phẩm nhạy cảm trong cơ thể. Tình trạng này thường xuất hiện các bệnh lý đường ruột mạn tính. Tình trạng này có thể báo hiệu bệnh lý viêm tuyến giáp Hashimoto của bạn đang tiến triển.

Lưỡi quá lớn và có vết lõm – báo hiệu tuyến giáp kém hoạt động

lưỡi là quá lớn và có vết lõm trên mặt, cho thấy cơ thể bạn đang nhiễm độc nặng. Nồng độ các chất độc tăng cao trong cơ thể khiến lưỡi bắt đầu sưng to và mở rộng. Các chất độc này có thể cản trở hoạt động của tuyến giáp như cản trở các thụ thể của hormon tuyến giáp làm giảm hiểu quả của chúng trong các tế bào. Điều này có thể gây tổn thương tuyến giáp cũng như rối loạn trong hoạt động tuyến giáp.

Nấm lưỡi có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp

Biểu hiện trên lưỡi rõ nhất là tình trạng lưỡi xuất hiện một lớp bợt trắng trên bề mặt. Đa phần các trường này là do nhiểm nấm lưỡi. Nấm lưỡi có thể phát triển lây lan xuống đường tiêu hóa, và gây ảnh hưởng đến tuyến giáp, làm giảm sự chuyển đổi của hormon tuyến giáp T4 thành T3.