Theo thống kê, hơn 12% dân số Hoa Kỳ bị bướu cổ. Bệnh bướu cổ có thể gặp ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ em và trẻ sơ sinh. Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh bướu cổ có thể gây chậm phát triển trí tuệ, trẻ dễ bị đần độn nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bướu cổ ở trẻ em

Loại bệnh bướu cổ thường gặp nhất ở trẻ em là suy giáp. Trong đó, nguyên nhân gây suy giáp ở trẻ là tiền sử gia đình có người bị bệnh bướu cổ. Trẻ em có cha mẹ, ông bà, hoặc anh chị em ruột bị thiểu năng tuyến giáp hoặc các bệnh lý miễn dịch có nguy cơ cao bị bướu cổ. Đây là một bệnh có yếu tố di truyền, đặc biệt là theo dòng gái.

Các bệnh tự miễn dịch, như bệnh Basedow, viêm tuyến giáp Hashimoto, thường xuất hiện trong giai đoạn dậy thì của trẻ em. Các bệnh lý bướu cổ thường ảnh hưởng đến bé gái nhiều hơn bé trai.  

Các nguyên nhân phổ biến khác của chứng suy giáp ở trẻ em bao gồm:

- Không có đủ iốt trong chế độ ăn

- Suy giáp bẩm sinh (trẻ sinh ra không có tuyến giáp hoặc tuyến giáp không hoạt động)

- Người mẹ trong thời kỳ mang thai không kiểm soát tốt bệnh tuyến giáp.

- Bệnh tuyến yên bẩm sinh.

Bướu cổ gây suy giảm trí tuệ, đần độn ở trẻ em

Bướu cổ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em. Nhưng may mắn là nguyên nhân này có thể ngăn chặn được. Trẻ em sinh ra ở Hoa Kỳ được kiểm tra về chứng rối loạn tuyến giáp trong lần sàng lọc sơ sinh đầu tiên. Khám sàng lọc trẻ sơ sinh được thực hiện ở trẻ sơ sinh trong các chương trình y tế công cộng của nhà nước để phát hiện các bệnh di truyền nhất định, trong đó có bướu cổ, giúp chẩn đoán và điều trị sớm. Khoảng một trong số mỗi 4.000 trẻ sơ sinh được chẩn đoán là suy giáp bẩm sinh mỗi năm. 

Hầu hết trẻ em bị bướu cổ do suy giáp sinh ra bình thường, do các hormone tuyến giáp của mẹ vẫn duy trì được trong bào thai. Dấu hiệu quan trọng để phát hiện trẻ bị suy giáp là trẻ sơ sinh có T4 thấp và mức TSH cao trong máu. Một số trẻ suy giáp có mức T4 thấp, nhưng mức TSH bình thường.

Ở trẻ sơ sinh, các triệu chứng xảy ra trong vài tuần đầu hoặc vài tháng sau sinh. Các triệu chứng trẻ bị bướu cổ suy giáp bao gồm: vàng da và mắt trắng; táo bón; ăn kém; da lạnh; giảm khóc; thở lớn; ngủ thường xuyên/giảm hoạt động; điểm mềm trên đầu; lưỡi lớn.

Các triệu chứng chậm phát triển trí tuệ/đần độn ở trẻ em:

- Chậm phát triển chiều cao

- Chân, tay ngắn

- Răng vĩnh cửu phát triển muộn

- Chậm dậy thì

- Nhịp tim chậm

- Mặt bị sưng phồng

- Trẻ ít hoạt động

Suy giáp ở trẻ vị thành niên thường xảy ra ở trẻ gái nhiều hơn trẻ trai, và thường là do bệnh tự miễn dịch, viêm tuyến giáp Hashimoto. Thanh thiếu niên có tiền sử gia đình mắc các bệnh tự miễn dịch, như viêm tuyến giáp Hashimoto, bệnh Basedow, hoặc bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy cơ cao bị bệnh tuyến giáp. Trẻ có rối loạn di truyền như hội chứng Down cũng có nguy cơ mắc bướu cổ cao hơn.

Các triệu chứng của bướu cổ do suy giáp ở trẻ vị thành niên giống như ở người lớn, ít xuất hiện triệu chứn đần đồn như suy giáp bẩm sinh. Các triệu chứng có thể là mơ hồ và khó nhận ra, bao gồm: tăng cân; tăng trưởng chậm; dậy thì muộn, bất thường kinh nguyệt ở nữ hoặc phát triển tinh hoàn ở nam giới, da khô, tóc dễ rụng, táo bón, mặt sưng, đau khớp, khó tập trung, dễ trầm cảm…

Điều trị và phòng ngừa bướu cổ sẽ hạn chế được bệnh đần độn ở trẻ

Có nhiều cách điều trị khác nhau cho bệnh bướu cổ ở trẻ nhỏ. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ngăn chặn được tình trạng đần độn của trẻ, đảm bảo trẻ phát triển bình thường. Điều trị cho trẻ sơ sinh bị bệnh tuyến giáp sẽ đạt hiệu quả cao nhất trong tháng đầu của đứa trẻ. Việc điều trị ở trẻ quan trọng nhất là bổ sung đủ hormon tuyến giáp để ngăn ngừa tình trạng suy giáp. Liều sẽ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mức độ bệnh, tuổi của trẻ. Do đó, việc của các bậc phụ huynh là theo dõi, phát hiện sớm, nếu trẻ có các biểu hiện nêu trên thì cần đưa trẻ đi khám sớm để tầm soát bệnh lý bướu cổ do suy giáp bẩm sinh cũng như bệnh lý bướu cổ ở độ tuổi dậy thì.