Đối với cả hai bệnh suy giáp và cường giáp, nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến tăng cường hoạt động của cơ tim, và có khả năng phát triển thành bệnh, làm trái tim suy yếu dần, cuối cùng có thể dẫn đến suy tim. 

Vai trò của tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một cơ quan rất mỏng và mềm mại, chiếm phần không đáng kể trong cơ thể, và người bệnh khó để sờ nắn hoặc nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, một tuyến giáp sưng nhỏ cũng có thể trở nên rõ ràng. Kích thước tuyến giáp có thể thay đổi rất lớn và nhìn thấy được bằng mắt thường, được gọi là bướu cổ.

Cơ thể tiêu thụ protein, chất béo và carbohydrate từ thức ăn và các chất dinh dưỡng được chuyển hóa và sử dụng làm nguyên liệu để xây dựng các mô, cũng như cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động chức năng của cơ thể. Hormone tuyến giáp có chức năng kích thích hoặc tăng cường các quá trình trao đổi chất. Đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bào thai và thúc đẩy sự tăng trưởng ở trẻ em. 

Đặc biệt, tuyến giáp sản xuất hai loại hormone tuyến giáp là thyroxine (T4), trong đó có bốn nguyên tử iốt và triiodothyronine (T3), trong đó có chứa ba nguyên tử iốt. Rối loạn tuyến giáp dẫn đến những thay đổi nồng độ hai hormone này sẽ gây tác dụng trên tim và hoạt động lưu thông máu. Khi chức năng tuyến giáp bị rối loạn của nó dẫn đến các vấn đề trên tim mạch bao gồm: Cao huyết áp, giảm dẫn truyền thần kinh tim, nhịp tim không đều, đau ngực, cholesterol cao, triglycerides cao, Xơ vữa động mạch (lắng đọng mỡ trong mạch máu) dẫn đến đau thắt ngực , tắc nghẽn trong động mạch, suy tim, đột quỵ và đau tim.

Tuyến giáp ảnh hưởng đến tim mạch như thế nào?

Các rối loạn chức năng tuyến giáp có thể là giảm hoạt động hoặc tăng năng hoạt động của tuyến bao gồm: Suy giáp (giảm chức năng) và cường giáp (tăng chức năng). Cả hai trường hợp bệnh lý tuyến giáp này để tiềm ẩn nguy cơ phát triển các vấn đề tim mạch, nếu không được điều trị và kiểm soát kịp thời, hoặc biện pháp điều trị không thích hợp có thể dẫn đến suy tim, đây là mối nguy hiểm đến tính mạng của người mắc.  

Khi suy giáp kéo dài, vấn đề ở tế bào cơ tim có thể trở thành bệnh, dần dần dẫn đến suy tim. Bên cạnh đó, người mắc còn tiềm ẩn nguy cơ bị tràn dịch màng tim. Lượng cholesterol và triglyceride trong máu tăng cao làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành.

Bệnh tuyến giáp có thể trực tiếp ảnh hưởng đến trái tim, đặc biệt là khi tuyến giáp hoạt động quá mức ở người bị cường giáp. Người mắc sẽ gặp phải các triệu chứng đánh trống ngực, đau tim, hoặc suy tim. Các triệu chứng tương tự có thể xảy ra với một tuyến giáp kém hoạt động nếu nó được xử lý quá nhanh hoặc với liều quá cao bằng liệu pháp thay thế tuyến giáp.