Tuyến giáp sau khi phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc toàn bộ có thể dẫn đến suy giáp. Tuyến giáp là một phần của hệ thống nội tiết trong cơ thể và điều chỉnh sự trao đổi chất. Sau phẫu thuật tuyến giáp, người bệnh cần phải sử dụng biện pháp thích hợp để kích thích tuyến giáp hoạt động và thúc đẩy sự trao đổi chất của cơ thể. Mặc dù iốt cần thiết cho hoạt động của tuyến giáp, giúp sản xuất hormone tuyến, tuy nhiên, cũng cần bổ sung một cách hợp lý với từng trường hợp.
Khi nào cần phẫu thuật tuyến giáp?
Tuyến giáp là một phần của hệ thống nội tiết có vai trò sản xuất và bài tiết các hormone điều tiết quá trình trao đổi chất của cơ thể. Phẫu thuật tuyến giáp nhằm loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, có thể gây tổn thương dây thanh quản và quan trọng nhất là suy giáp chức năng của tuyến giáp. Phẫu thuật tuyến là cần thiết nếu bạn bị ung thư tuyến giáp, khối u, bướu, tuyến giáp hoạt động quá mức hay một bướu cổ kích thước lớn gây cản trở thở hoặc nuốt của bạn.
Suy giáp sau phẫu thuật
Khi tuyến giáp của bạn bị loại bỏ, nhất là loại bỏ toàn phần bạn sẽ gặp tình trạng suy giáp. Đối với trường hợp phẫu thuật bán phần tuyến giáp, phần tuyến giáp còn lại sẽ gia tăng hoạt động để bù đắp chức năng tuyến bị thiếu hụt. Nếu phần tuyến giáp còn lại hoạt động không đủ mạnh thì người bệnh vẫn có thể gặp phải suy giáp và cần bổ sung hormone tuyến giáp tổng hợp như đối với những người phẫu thuật toàn phần tuyến giáp. Levothyroxin là sự thay thế hormone tuyến giáp phổ biến nhất. Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Bổ sung hormon tuyến giáp và iốt một cách hợp lý
Ngoài ra suy giáp cũng xảy ra ở những người thiếu iốt. Nghiên cứu cho thấy, 80% iốt trong cơ thể được sử dụng để sản xuất hormone tuyến giáp. Do đó, để hạn chế tình trạng suy giáp sau phẫu thuật, nhất là phẫu thuật bán phần tuyến giáp người mắc vẫn cần phải bổ sung một lượng thích hợp iốt. Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng thuốc thì bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho tuyến giáp hoạt động và điều hòa hoạt động chức năng tuyến giáp cũng cần được chú ý.