Graves là bệnh thường gặp gây ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Vậy bệnh graves là gì? Làm sao để cải thiện bệnh hiệu quả? Nếu đang quan tâm đến vấn đề này, mời các bạn cùng ichgiapvuong.co theo dõi thông tin hữu ích trong nội dung bài viết dưới đây. TÌM HIỂU NGAY.
Bệnh graves là gì?
Bệnh graves còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như bệnh basedow, parry, bướu giáp độc lan tỏa, cường giáp tự miễn. Đây là một bệnh tự miễn thường làm cơ quan nội tiết này phì đại lên gấp 2 lần hoặc nhiều hơn, gây cường chức năng tuyến giáp, dẫn đến sản xuất quá nhiều hormone so với nhu cầu của cơ thể. Bệnh thường gặp ở phụ nữ, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến nam giới. Nó có thể phát triển bất cứ lúc nào trong cuộc đời, nhưng thường xảy ra nhất ở độ tuổi 20 - 40.
Nguyên nhân gây bệnh graves có liên quan đến sự bất thường của hệ thống miễn dịch. Một hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường sẽ bảo vệ cơ thể bằng cách tạo ra kháng thể có khả năng chống lại các kẻ thù bên ngoài như virus và vi khuẩn. Tuy nhiên, vì một yếu tố nào đó mà hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn, khiến cho cơ thể sinh ra các kháng thể tự sinh giống với chất chủ vận của hormone kích thích tuyến giáp TSH, làm cho tuyến giáp hoạt động quá mức, phình to ra, hình thành khối bướu ở cổ. Hơn nữa, hormone được sản xuất ra quá nhiều so với nhu cầu, khiến cho người mắc có các biểu hiện cường giáp. Do đó, graves còn được coi là nguyên nhân chính gây nên hội chứng cường giáp.
Phương pháp điều trị bệnh graves hiện nay
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, chủ yếu chỉ giảm các triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người mắc.
1. Sử dụng thuốc
Sau đây là một số thuốc thường được sử dụng để điều trị graves:
Thuốc chẹn beta
Những loại thuốc này, trong đó bao gồm propranolol, atenolol, metoprolol, thường sử dụng để giảm các triệu chứng của bệnh graves như tim đập nhanh, đánh trống ngực. Nhóm thuốc này chỉ có tác dụng hạn chế tác dụng của hormone thyroxine lên hệ tim mạch mà không ảnh hưởng đến sự sản xuất hormone của tuyến giáp.
Thuốc kháng giáp
Bao gồm propylthiouracil và methimazole, có tác dụng ngăn chặn tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone. Thông thường, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc kháng giáp trong thời gian ít nhất một năm. Nhược điểm của thuốc kháng giáp đó là sự tái phát sau khi ngưng sử dụng và các tác dụng phụ đối với gan (thậm chí dẫn đến tử vong).
2. Liệu pháp iod phóng xạ
Khi người bệnh uống iod phóng xạ vào trong cơ thể, tuyến giáp sẽ thu nhận, sau đó, phóng xạ phát ra sẽ phá hủy các tế bào tuyến giáp, làm cho tuyến giáp nhỏ lại và giảm nhẹ được các triệu chứng của bệnh graves.
Nhược điểm của liệu pháp này đó là gây suy giáp vĩnh viễn và người bệnh sẽ cần phải điều trị bằng thyroxine sau đó. Hơn nữa, điều trị bằng iod phóng xạ có thể khiến cho các vấn đề về mắt ở bệnh nhân graves trở nên xấu đi. Tác dụng phụ này thường nhẹ và tạm thời, nhưng liệu pháp này không được khuyến khích nếu người bệnh đã có vấn đề về mắt từ trung bình đến nặng.
3. Phẫu thuật
Nếu không thể dung nạp được thuốc kháng giáp và liệu pháp iod phóng xạ, phẫu thuật tuyến giáp sẽ là một lựa chọn phù hợp. Biến chứng của mổ tuyến giáp đó là bị suy giáp, liệt dây thanh âm, suy tuyến cận giáp.